Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 68)

Chương 1: LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

Tính chất, nội dung hoạt động học tập của học sinh THPT khác nhiều so với các lứa tuổi trước đó: đòi hỏi cao vềtính năng động, độc lập, xu hướng chọn ngành,

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

chọn nghề, chọn trường… Hoạt động học tập đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, đòi hỏi tư duy lý luận, suy đoán logic, khảnăng trừu tượng, khái quát.

* Khó khăn tâm lý

Học sinh ngày nay đang gặp rất nhiều những khó khăn tâm lý. Tại Hội thảo khoa học quốc tế về tâm lý học đường đã diễn ra tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2018), nhiều tham luận của các nhà khoa học khẳng định: gần như 100% học sinh hiện đều gặp phải những khó khăn về tâm lý ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân do toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam đang phát triển lệch, chỉ lo dạy chữ, dạy kiến thức mà xa rời khoa học phát triển con người. 45% trẻ bị sức ép học tập. Các nghiên cứu cũng cho thấy, gần như 100% học sinh đều gặp những khó khăn về tâm lý dù mức độ có khác nhau.

Phương thức giải quyết vấn đề mà phần lớn các em (34,7%) đã chọn là “Âm thầm chịu đựng”. Đây là cách giải quyết không tích cực, vì đến một mức nào đó những khó khăn tích tụ, dồn nén quá mức sẽ dẫn đến bộc phát về hành vi, gây ra những hậu quảkhó lường [2].

Khó khăn tâm lýđược biểu hiện ở các mặt cụ thể sau:

- Mặt nhận thức: Chủ thểchưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ hoạt động của mình, chưa đánh giá đúng khảnăng của bản thân trong hoạt động (đánh giá quá cao hay quá thấp khảnăng của bản thân trong hoạt động).

- Mặt xúc cảm - tình cảm: Thiếu khảnăng kiềm chế xúc cảm, tình cảm, thờ ơ với hoạt động.

- Mặt hành vi: Những người có khó khăn tâm lý trong hoạt động thường biểu hiện các hành vi lúng túng, nói năng thiếu chính xác, hoạt động thiếu logic, hành vi diễn ra bột phát, không làm chủđược trong quá trình hoạt động.

Với đặc trưng phát triển lứa tuổi và đời sống nhà trường phổ thông làm cho nội dung những khó khăn tâm lý của học sinh rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Ở hai hoạt động cơ bản: hoạt động học tập, định hướng nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động với các em lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi mà có những lúc gặp khó khăn, bế tắc mà bản thân học sinh khó giải quyết được. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu ở các em.

Về việc chọn nghề: thanh niên đứng trước một sự thúc bách với việc chọn một nghề cụ thể, một chuyên ngành nhất định cho tương lai sau khi tốt nghiệp PTTH. Đây cũng là một áp lực đối với các em trong giai đoạn này [7],[34].

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Việc tham gia vào những hoạt động xã hội tùy theo hứng thú, sởtrường, điều kiện cá nhân. Những hoạt động này ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, làm phong phú đời sống nội tâm và thu lượm nhiều kinh nghiệm xã hội. Ngược lại, những em không được tham gia vào những hoạt động xã hội này và không tìm thấy được niềm vui hay hứng thú…trong những hoạt động ấy sẽlàm tăng lên sự mặc cảm, tự ti về bản thân các em.

Bên cạnh sựtrưởng thành về thể chất, điều kiện và hoàn cảnh xã hội là nội dung cụ thểcó ý nghĩa quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông. Học sinh trung học phổ thông ở vị trí trung gian giữa trẻem và người lớn. Các em không phải là trẻ em nữa mà đang trở thành những người lớn.Vai trò xã hội của chúng thay đổi một cách cơ bản: vai trò độc lập và mức độ trách nhiệm đối với gia đình ngày càng tăng; tham gia lao động trong gia đình; ý thức việc chọn nghề tương lai… Quyền lợi xã hội của lứa tuổi này được hiến pháp quy định: được quyền bầu cử, quyền công dân; đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm về tội hình sự của chính mình [34; tr.120].

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, do hoạt động lao động ngày càng đòi hỏi sự phức tạp và những kỹ thuật tinh vi dẫn đến tình trạng kéo dài giai đoạn trưởng thành, thế nên vai trò xã hội của lứa tuổi đầu thanh niên còn tùy thuộc vào những yếu tố khác. Bởi vậy tính không xác định vềđịa vị xã hội của thanh niên thường xảy ra: trong hoàn cảnh, điều kiện này thanh niên được coi như một người lớn, nhưng trong hoàn cảnh khác họ vẫn bị coi là trẻ nhỏ (còn đi học, phụ thuộc về kinh tế…).

Điều này làm cho có sự phức tạp, thiếu thống nhất khi đánh giá học sinh.

Khi thay đổi về vị trí, hoàn cảnh xã hội được nảy sinh ở học sinh THPT nếu các em không có sự chuẩn bị trước và nhận thức đầy đủ, đúng đắn có thể tạo nên những áp lực, căng thẳng, lo âu cho các em.

Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động giao tiếp có nhiều biến đổi, các em có nhiều mối quan hệ xã hội hơn so với lứa tuổi trước đó, vị trí của thanh niên trong các mối quan hệ thay đổi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.

Các em được xã hội thừa nhận một cách chính thức đã làm tăng cường các hoạt động xã hội, chi phối quyết định sự phát triển của thanh niên về mọi mặt. Theo Erik Erikxơn (2003), đây là giai đoạn người thanh niên trẻđang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình[7],[34].

Ở tuổi học sinh THPT thì khả năng tự ý thức phát triển mạnh. Các em nhận thức được những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Ở mức cao hơn các em còn có khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

của xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý, đạo đức. Tuy nhiên, sự tự ý thức, tựđánh giá có những chuyển biến và chưa thực sự ổn định. Cái tôi đang có, cái tôi đang biến động và cái tôi mơ ước, lý tưởng, thậm chí cái tôi huyễn tưởng thường cùng tồn tại trong một cá nhân. Điều quan trọng là xu hướng vươn lên của cái tôi đó được hướng dẫn, chỉđạo bởi những môi trường giáo dục, xã hội hay gia đình.

Song song với sự phát triển của tự ý thức, tự đánh giá thì tính tự trọng của học sinh THPT cũng phát triển mạnh. Một câu nói, một hành động xúc phạm của người khác có thểlà nguyên nhân gây xung đột, thậm chí ẩu đảở lứa tuổi này.

Sự phát triển của tính tự trọng thường có hai chiều hướng, có những em có tính tự trọng cao thể hiện ở chỗđánh giá mình không thấp hơn người khác, có thái độ tích cực, đúng mức đối với bản thân và biết bảo vệ nhân cách của mình một cách phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Trong khi đó có những em có tính tự trọng thấp, các em thường không hài lòng, tự xem thường mình, không tin vào sức lực của mình.

Sự tự trọng thấp làm cho biểu tượng của con người về bản thân trở nên mâu thuẫn.

Các em thường thấy khó khăn trong giao tiếp với người khác và thường tìm cách che dấu mình dưới những biểu hiện khác nhau, điều này làm cản trở đến sự phát triển nhân cách của các em. Nhìn chung, học sinh THPT thường có lòng tự trọng cao song tính phê phán chưa cao, chỉ bằng con đường trải nghiệm trong cuộc sống, dần dần các em mới có khả năng đánh giá đúng bản thân mình và có lòng tự tin, tự trọng đúng mức với chính mình [34; tr.126].

Do sự tự ý thức, tự đánh giá và tính tự trọng phát triển ngày càng mạnh nên nếu những cách ứng xử của người lớn không phù hợp có thể dẫn đến những mâu thuẫn làm tổn thương đến các em.

Sự phát triển ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai:

Khác với tuổi nhi đồng và thiếu niên, những câu hỏi như: học lên đại học hay học nghề? học trường đại học nào? học ngành nào? vì sao lại chọn nghề này, nghề kia?... là những câu hỏi thường xuyên tạo ra sự quan tâm, lo lắng của học sinh trung học phổ thông. Vì việc chọn nghề gì sẽ liên quan đến toàn bộ kế hoạch đường đời do đó khác với thiếu niên, ý thức chọn nghề ở học sinh trung học phổ thông có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp, cấp bách [34; tr.130].

Vì thế trong lứa tuổi này các em thường có những căng thẳng do áp lực của ý thức về nghề nghiệp đang phát triển mạnh cũng như những lo lắng vềtương lai.

* Thế giới quan

Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đã có quá trình tích lũy một hệ

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

thống kiến thức, kỹnăng, lối sống, hành vy… trong nhiều năm nên các em đã hình thành cho mình một thế giới quan nhất định đó là những quan điểm về tự nhiên, xã hội và con người. Tuy nhiên, thế giới quan của các em vẫn chưa đạt mức sâu sắc, bền vững. Cách nhìn nhận về tự nhiên, xã hội, con người của các em giúp các em có những lý giải đối với các hiện tượng trong cuộc sống cũng như bản thân mình.

Nhưng trên thực tế có nhiều câu hỏi vượt quá khả năng của các em, thậm chí đi ngược lại những hiểu biết của các em. Trong những trường hợp này các em thường trở nên hoang mang, lo lắng, thất vọng thậm chí là tuyệt vọng [34; tr.132].

* Kiến thức, kinh nghiệm cá nhân học sinh

Thành công trong học tập, cuộc sống, mức độ thích nghi xã hội cao, trải nghiệm cá nhân với những sự kiện của cuộc sống, sự đồng cảm và tinh thần trách nhiệm giúp cho con người có khả năng tự nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, khách quan, phân tích vấn đề để có được nhiều phương án giải quyết vấn đề khác nhau. Đối với học sinh trung học phổ thông, trước rất nhiều các vấn đề mà các em phải đối mặt, đặc biệt là các vấn đề trong học tập, định hướng nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội thì kinh nghiệm của mỗi HS để thích ứng và xử lý một cách tốt nhất với những vấn đề đó là điều rất có ý nghĩa. Bằng kinh nghiệm sống được tích lũy cùng với kiến thức được học trong nhà trường, sự quyết tâm của bản thân, năng lực giải quyết vấn đề… để các em có những cách giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh và từng bước tự giải quyết khó khăn mà mình gặp phải. Kinh nghiệm của cá nhân học sinh còn được thể hiện ở việc các em tự xác định được mức độ khó khăn tâm lý mà các em đang phải đối mặt nhờ đó mà lựa chọn được cách ứng phó đúng đắn nhất. Tuy nhiên, nếu không vận dụng kinh nghiệm cá nhân ấy một cách sáng suốt thì bản thân các em lại gặp những khó khăn mà đôi khi các em không tự giải quyết được [90]. Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Tiểu kết chương 1

Phần phân tích trên đã khái quát được các quan điểm khác nhau trên thế giới và Việt Nam về vấn đề lo âu học đường. Trên thế giới, lo âu học đường được đặc biệt quan tâm từ khá lâu về các vấn đề như: Khó khăn học đường; từ chối học đường; ám sợ trường học... Ở Việt Nam, lĩnh vực lo âu học đường còn khá mới mẻ và rất ít, chỉ có một số những nghiên cứu trên địa bàn nhỏ. Đồng thời, những nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress... tập trung vào các khách thể khác nhau chứ không tập trung vào đối tượng là học sinh đặc biệt là học sinh THPT.

Phân tích những quan điểm khác nhau và đưa ra những khái niệm công cụ như: lo âu; rối loạn lo âu; lo âu học đường để từđó đưa ra một khái niệm tổng quát về lo âu học đường của học sinh THPT. Đồng thời, đưa ra được các đặc điểm; biểu hiện; cách phân loại hay tiêu chí chẩn đoán vấn đề rối loạn lo âu.

Chỉ ra được những yếu tốảnh hưởng đến lo âu học đường của học sinh THPT, bao gồm cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến lo âu học đường của học sinh THPT sẽcó ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đề ra các biện pháp hợp lý giúp các em khắc phục được tình trạng rối loạn lo âu.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)