Các biện pháp hỗ trợ tâm lý làm giảm tình trạng lo âu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 50)

Chương 1: LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.3.4. Các biện pháp hỗ trợ tâm lý làm giảm tình trạng lo âu

Để có thể làm giảm các biểu hiện của tình trạng lo âu cần có sựtác động của nhiều khía cạnh như: y dược, bằng các liệu pháp tâm lý...Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉđề cập đến các biện pháp hỗ trợ tâm lý.

1.3.4.1. Biện pháp hỗ trợ tâm lý bằng liệu pháp điều chỉnh nhận thức, hành vi của Beck và Albert Ellis

* Cơ sở hình thành liệu pháp điều chỉnh nhận thức của Beck

Liệu pháp nhận thức do Beck [67] đề xướng, nảy sinh khi ông điều trị cho bệnh nhân trầm cảm. Trước đó, ông tiến hành điều trị bệnh nhân theo phương pháp Freud kinh điển, nhưng nhận thấy không thành công ở một số khía cạnh. Qua kinh nghiệm lâm sàng, ông nhận thấy cần tập trung vào nội dung của những suy nghĩ âm tính, sai lệch, méo mó rất phổ biến ở người bệnh trầm cảm. Ông cũng cho rằng các khía cạnh nhận thức này là trung tâm hơn cho trầm cảm, có thể dễ xác minh hơn là lý thuyết tâm động học của Freud.

Beck cho rằng người bệnh trầm cảm biểu hiện đang duy trì và phát triển những thông tin méo mó, điều này dẫn đến quan điểm âm tính một cách kiên định về bản thân bệnh nhân, về tương lai và về thế giới. Nội dung và tiến trình nhận thức này là nền tảng của hành vi, cảm xúc và các triệu chứng bệnh lý trầm cảm, và tiến trình nhận thức này cũng chính là động cơ thúc đẩy trầm cảm trên bệnh nhân.

Beck đã đưa ra một mô hình nhận thức nhằm khám phá bản chất của rối loạn cảm xúc và để trị liệu cho bệnh nhân. Trong thời gian điều trị, nhà trị liệu sẽ kiểm tra những niềm tin mà bệnh nhân trình bày liên quan đếnquan điểm của họ về bản thân, về tương lai và về thế giới. Ba lĩnh vực này được gọi là “Bộ ba nhận thức”, và bệnh nhân là người có sự bất thường của một hay nhiều hơn trong ba lĩnh vực này.

Liệu pháp điều chỉnh nhận thức của Aaron Beck cũng dựa trên giả thuyết cho rằng những rối nhiễu tâm lí được duy trì bởi nhận thức không phù hợp và ông cũng chủ động loại bỏ những rối nhiễu này bằng cách điều chỉnh, cấu trúc lại nhận thức.

Theo Beck, những rối nhiễu tâm lý xảy ra khi người ta nhìn nhận thực tại thế giới như là mối đe dọa đến bản thân và cuộc sống của họ, ở đó đầy nguy hiểm. Với những người trong tình trạng như vậy tức họ đang có sai lệch trong quá trình xử lý thông tin bình thường. Đôi khi là sự cứng nhắc trong quá trình nhận thức, phân tích, suy luận và hiểu các vấn đề hay sự kiện xảy ra trong cuộc sống của chính họ. Thậm chí xuất phát từ thói vị kỷ và những suy nghĩ thiên hướng lệch lạc đã khiến họ trở nên đề phòng. Họ mất đi khả năng “ngắt bỏ” những ý nghĩ lệch lạc, mất khả năng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

tập trung, hồi tưởng hoặc mất khảnăng suy luận hợp lý, vì vậy họ mắc những lỗi có tính hệ thống trong việc suy luận. Những lỗi này là cơ sởđể phát sinh và duy trì một hay nhiều hình thức rối nhiễu tâm lý cụ thể [22],[61],[67].

* Các kỹ thuật trong liệu pháp nhận thức của Beck.

Với mục đích làm bộc lộ và kiểm tra ý nghĩ nhằm thay đổi hành vi của thân chủ, kỹ thuật của liệu pháp nhận thức bao gồm 4 quá trình sau:

Thứ nhất: là nhận diện các tư duy tự động bao gồm các niềm tin không hợp lý (Identifying irrational beliefs), nhà nghiên cứu phải cho họ thấy rằng cảm xúc của họ (hay còn gọi là hậu quả cảm xúc) không phải do người khác hoặc các sự kiện kích hoạt gây ra, bản thân họ cần hiểu rằng chính cách mà họ làm, họ cảm nhận và thể hiện, cư xử ra bên ngoài chịu sự chi phối từ niềm tin không hợp lý- nhận thức sai lệch của bản thân mình.

Thứ hai: là kiểm chứng các tư duy tựđộng, nhà trị liệu hướng dẫn và giúp đỡ học sinh kiểm chứng giá trị của các tư duy tự động, học sinh được hướng dẫn để sẵn sàng chất vấn lại với những ý nghĩ của họ trước một sự kiện đau buồn hoặc gây ra những cảm xúc khác, thay đổi suy luận của học sinh. Mục đích khuyến khích học sinh đưa ra các giải thích thay thế cho các sự kiện là một cách làm xói mòn các tư duy tựđộng.

Thứ ba: nhận diện các giảđịnh kém thích ứng. Một khi niềm tin đã nhận diện thì khuôn mẫu biểu hiện các nguyên tắc hay các giả định kém thích ứng dẫn dắt cuộc sống của học sinh đến với thất vọng, thất bại và cuối cùng là trầm cảm.

Thứ tư: kiểm chứng và thay thế giá trị của giả định kém thích ứng. Khi đã nhận diện được các giảđịnh kém thích ứng. Nhà tâm lý sẽđương đầu với từng loại để giúp học sinh nhìn ra các sai lầm vốn có của niềm tin không hợp lý thông qua cuộc tranh luận ý thức (cognitive disputation) bằng cách hỏi- yêu cầu đưa ra- giải thích bằng chứng về niềm tin bởi những câu hỏi trực tiệp. Hình thức thứ hai được lựa chọn để đương đầu với niềm tin là dùng tranh luận tưởng tượng (imaginal disputation), đây là kỹ thuật cho phép trí tưởng tượng của học sinh được ngược lại niềm tin không hợp lý, tưởng tượng với tình huống không thoải mái và từng thang bậc dễ chịu hơn, ít căng thẳng hơn… hoặc giảm thiểu bất cứ điều gì liên quan đến cảm xúc tiêu cực. Khi học sinh có thể nói ra rằng, bản thân đã tưởng tượng được việc giảm dần cường độ mạnh mẽ của cảm xúc, nhà trị liệu cần giúp học sinh tìm ra các suy nghĩ để tạo ra sự cải thiện về mặt nhận thức. Theo đó, những suy nghĩ này sẽ được sự dụng trong những tình huống thật trong tương lai dễ thay thế các suy

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

nghĩ đã sinh ra cảm xúc tiêu cực. Kỹ thuật thứ ba là tranh luận hành vi (behavioral disputation) với mục đích là làm thay đổi hành vi của các niềm tin không hợp lý từ trước, các giả định kém thích ứng được chứng minh là sai hoàn toàn và một niềm tin mới đã được xuất hiện. Từ những nền tảng cơ bản theo nguyên tắc của Beck, một số kỹ thuật tác động đã ra đời như sau:

Kỹ thuật thư giãn: Thường được sử dụng cho bệnh nhân có ám ảnh sợ với mục đích làm cho bệnh nhân giãn cơ, từ đó thư giãn về mặt tâm lý, gần như thiu thiu ngủ, khi đó mới tác động lên ám ảnh sợ của họ.

Kỹ thuật ngồi thiền: Giúp cho bệnh nhân hít thở sâu, đều gạt bỏ các ý nghĩ trong đầu và tập trung vào thiền bằng các lời dẫn hoặc âm nhạc phù hợp.

Giao bài tập để học sinh về nhà làm: thông qua những bài tập, học sinh sẽ hiểu rõ về mình hơn. Đề nghị học sinh mang theo cuốn sổ tay, trong đó có những cột ghi ngày, tháng, xuất hiện những cảm xúc vào thời điểm đó, những suy nghĩ chợt đến và những suy nghĩ thay thếcho suy nghĩ trước. Nhà trị liệu cần tìm hiểu ý nghĩ nào đã làm cho học sinh có cảm xúc này, học sinh cần luôn sử dụng cuốn sổ tay, đặc biệt là khi có những cảm xúc mạnh. Tiến trình giảm sự lo âu ở học sinh diễn ra như sau:

- Học sinh đang lo âu. Việc tự nhận biết được bản thân đang lo âu ở bệnh nhân là điều tích cực.

- Học sinh biết mình có thể tìm chiến lược để kiểm soát và tựđề ra giải pháp - Đề kháng lại sự lo âu bằng cách học sinh tìm kiếm nguyên nhân gây ra lo âu của mình. Khi đó, học sinh đã có cái nhìn khách quan nhìn nhận sự lo âu của mình.

- Lo âu giảm sút khi họ tựđề ra chiến lược cho mình. Đồng nghĩa với việc họ tự nhận thực được rằng chiến lược của mình đã có hiệu quả.

* Biện pháp hỗ trợ tâm lý bằng liệu pháp điều chỉnh nhận thức, hành vi Albert Ellis.

Nhận thức hành vi là một trường phái trong tâm lý và trị liệu được nhà tâm lý, trị liệu người Mỹ Albert Ellis cùng các cộng sự của ông phát triển. Đây là một trong những liệu pháp được ứng dụng rộng rãi, mang lại nhiều kết quả thiết thực.

Triết lý liệu pháp nhận thức hành vi cho rằng con người được sinh ra với những tiềm năng sẵn có, trong đó có tiềm năng giúp cho con người suy nghĩ, ứng xử hợp lý, hướng tới hạnh phúc, suy nghĩ, yêu thương, giao tiếp tốt với người khác. Đồng thời, cũng có thể khiến con người suy nghĩ thiếu lô gích hoặc lảng tránh suy nghĩ, trì hoãn, luôn mắc lỗi, khó tha thứ cho người khác, hướng đến sự “hoàn hảo”, tự đổ lỗi cho mình và không muốn phát huy khả năng [22], [67].

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Trong ba phần suy nghĩ, cảm nhận và hành động, con người chịu sự chi phối mãnh mẽ của suy nghĩ (nhận thức). Chất lượng của suy nghĩ sẽ quyết định đến chất lượng cuộc sống của mỗi con người, giúp con người giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và cũng có thể gây ra những vấn đề trong cuộc sống.Điểm xuất phát của những suy nghĩ này là do con người nghe, tiếp nhận được từ những người sống xung quanh trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bản thân con người luôn có xu hướng tựđánh giá, chịu đựng những suy nghĩ cũ mòn, không muốn thay đổi.

Xuất phát từ quan điểm trên Elliss và các cộng sự của ông đã phát triển ra một phương pháp tác động làm thay đổi nhận thức của con người có tên là ABC.

Trong đó, A- Sự kiện gây tác động (activating event), B-Niềm tin (belief), và C-Hậu quả đối với cảm xúc và hành vi của con người (emotional and behavioral consequence). Bản thân những vấn đề, sự kiện (A) không trực tiếp gây ra những hậu qủa trực tiếp đối với cảm xúc và hành vi của con người, mà chính do những niềm tin, cách lý giải của mỗi con người về những vấn đề, sự kiện đã tác động đến cảm xúc tiêu cực và dẫn đến hành vi không phù hợp [22]

Từ việc phát hiện ra mối liên kết này, trường phái nhận thức hành vi đưa ra mô hình can thiệp có tên là ABCDEF. Trong đó D – là sự can thiệp và quá trình suy nghĩ, làm thay đổi những suy nghĩ thiếu lô gích (disputing intervention), E là tác động (effect), và F- là những cảm xúc mới (new feelings).Hỗ trợ cho việc can thiệp và giúp cho con người có nhiều suy nghĩ hợp lý hơn, trường phái nhận thức hành vi còn giúp cho mỗi người học cách chấp nhận bản thân vô điều kiện (Unconditional Self-Acceptance- USA) và chấp nhận người khác vô điều kiện (UOA-Unconditional Other Acceptance). Điều này giúp cho con người dễ dàng tha thứ cho bản thân, người khác, không tự đổ lỗi cho mình trước những thất bại, đồng thời có thể đặt ra cho mình những mục tiêu thực tế.

Để chứng minh cho mô hình can thiệp trên, Ellis đã chỉ ra một suy nghĩ tự động làm mọi người rất đau khổ và khó chấp nhận đó là “mình phải được yêu thương và chấp nhận bởi những người quan trọng trong cuộc sống”, khi bản thân không có được điều này sẽ gây ra những thù hận, oán trách, mong muốn làm hài lòng người khác…. Ellis đã tự giúp cho chính bản thân ông cũng như nhiều người hiểu rằng những người quan trọng của mình cũng có thể không yêu mình như mình mong muốn, mình phải chấp nhận điều đó.

Những người tham gia tác động bằng liệu pháp nhận thức hành vi cần sự thành thực với bản thân, có khả năng suy nghĩ, và phải làm rất nhiều bài tập về

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

nhà, chủ yếu là những bài tập có sự trải nghiệm. Tuy nhiên, thời gian tham gia tác động theo nhậnthức hành vi rất ngắn, thường gói gọn tối đa trong 6 buổi làm việc (1 tuần/buổi).

1.3.4.2. Biện pháp hỗ trợ tâm lý bằng liệu pháp tâm lý nhóm

Liệu pháp tâm lý nhóm là đối tượng cần được hỗ trợ sẽ phân theo nhóm và nói chuyện theo những chủ đề có sẵn hoặc theo chủ đề tự chọn. Trong nhóm, mỗi người có thể bày tỏ ý kiến của mình, tìm kiểm sự giúp đỡ và đồng cảm của nhóm.

Sinh hoạt nhóm giúp bệnh nhân có khảnăng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình, họ cảm thấy yên tâm vì không phải là người duy nhất gặp các vấn đề về tâm lý, trở nên tựtin hơn, có khả năng xử lý tốt hơn trong việc ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống [67].

* Mục tiêu của liệu pháp nhóm

Hướng tới những biểu hiện của những vấn đề mà cá nhân gặp phải. Làm giảm nhẹ các rối loạn bệnh lý thông qua sựthay đổi phản ứng cảm xúc đối với các rối loạn.

Hướng tới bồi dưỡng nhân cách và thay đổi hành vi ứng xử: Giúp cá nhân thay đổi nhận thức, thiết lập cách ứng xử, cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và thay đổi hành vi

* Các kỹ thuật trong liệu pháp tâm lý nhóm [22], [67].

Kỹ thuật 1: Chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc trong nhóm

Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần thường cảm thấy cô đơn. Với kỹ thuật này cần có một trưởng nhóm, thường là nhà tâm lý. Trưởng nhóm sẽ yêu cầu từng người chia sẻ vấn đề của bản thân mình có liên quan đến chủđề của buổi nói chuyện. Khi tất cả mọi thành viên trong nhóm đã lắng nghe câu chuyện của từng người, nhóm có thể thảo luận vềđiểm chung của mọi người, những khúc mắc và tự tìm ra hướng giải quyết.

Kỹ thuật 2: Học cách thư giãn

Kỹ thuật này thực sự hữu ích cho những người đang bị căng thẳng, áp lực.

Yêu cầu mỗi người ở một nơi yên tĩnh, nơi mọi người có thể ngồi xuống, trưởng nhóm sẽ yêu cầu các thành viên làm theo hướng dẫn sau:

Nhắm mắt lại và tưởng tượng một nơi an toàn, yên tĩnh, nơi bạn muốn đến.

Có thể là trên một ngọn núi, một hồnước hay trên một bãi biển…và suy nghĩ vềnơi đó cùng với nhịp hít vào thở ra đều đặn.

Hãy suy nghĩ tích cực, chẳng hạn như “tôi được bình an” hay “tôi được an toàn”, “tôi cảm thấy thoải mái”, “tôi thấy vui vì điều đó”…

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Giữ hơi thở đều đặn, tập trung suy nghĩ trong khoảng 20 phút. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu hay sợ hãi trong khi tập luyện đểthư giãn bạn hãy mở mắt ra và hít thở thật sâu.

Kỹ thuật 3: Tạo ra một câu chuyện, một bộ phim

Nhóm có thể tạo nên một câu chuyện về một tình huống mà các thành viên trong nhóm tưởng tượng ra. Trưởng nhóm bắt đầu câu chuyện và sau đó một thành viên khác tiếp tục cho phần tiếp theo, cứ thế cho đến hết các thành viên, toàn nhóm sẽ tổng hợp lại câu chuyện và trả lời các câu hỏi như: Những cảm xúc mà bạn có được trong câu chuyện này?; Tại sao lại có những cảm xúc đó?; Bạn phản ứng với những cảm xúc ấy như thế nào?; Kinh nghiệm bạn rút ra sau câu chuyện là gì?;

Việc trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp người có khó khăn giải quyết được phần nào những khúc mắc về tâm lý của bản thân.

Kỹ thuật 4: Tìm hiểu về ảnh hưởng của xã hội tới bản thân người đang gặp vấn đề tâm lý

Bài tập này tốt nhất nên thực hiện sau khi nhóm đã hoạt động được một thời gian. Trưởng nhóm yêu cầu các thành viên vẽ một bức tranh về xã hội trong suy nghĩ của họ. Từđó, cả nhóm có thể hiểu rõ được sựảnh hưởng của xã hội đến từng thành viên để có các giải đáp phù hợp cho suy nghĩ của họ.

1.3.4.3. Biện pháp hỗ trợ tâm lý bằng cách phối hợp với gia đình học sinh Khi làm việc với gia đình của học sinh, cần lưu ý các khía cạnh sau:

- Tìm hiểu chung về gia đình;

- Khai phá được vấn đề của gia đình đó;

- Giao tiếp giữa các thành viên của gia đình;

- Sự liên minh về quyền lực;

- Cây phả hệ;

Biện pháp này có thể bao gồm tất cả các thành viên trong gia đình hoặc chỉ những người có thể tham gia. Kế hoạch gặp gỡ và làm việc với gia đình cụ thể sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình (vể không gian, thời gian và địa điểm, tính chất gia đình…). Các buổi gặp gỡ gia đình có thể tư vấn cho họ những kỹ năng để làm sâu sắc thêm quan hệ gia đình và giải tỏa được căng thẳng, áp lực đến từ phía gia đình [67].

1.3.4.4. Biện pháp hỗ trợ tâm lý bằng thư giãn với Yoga và Thiền

Thư giãn được xem là một trong những liệu pháp thường dùng và rất có hiệu quả trong việc cải thiện các chứng bệnh tâm trí. Đó là quá trình làm giảm mềm cơ

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần kinh, lo âu, ám sợ, trầm nhược, đau đầu…) do các nhân tố stress gây ra. Các chuyên gia tâm thần, các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làm giảm chuyển hoá cơ bản, tiết kiêm năng lượng, khiến máu về tim dễ hơn và nhiều hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác quan và cảm giác. Thư giãn giúp dập tắt dần những phản xạ được điều kiện hoá có hại cho cơ thể [22],[67].

Hiện tại có nhiều kỹ thuật thư giãn khác nhau được dùng trong việc hỗ trợ tâm lý. Tuy nhiên các kỹ thuật này chủ yếu được phát triển từ hai phương pháp:

Thư giãn động, căng – chùng cơ (Progressive Muscle Relaxation) do Edmund Jacobson (1938)một bác sỹ tâm thần người Mỹ đề xướng hoặc thư giãn tĩnh – dựa vào tưởng tượng (Autogenies: imagery based relaxation) do Johannes Schultz (1932), một bác sỹ tâm thần người Đức đề xuất [27], [67].

Các kỹ thuật thư giãn cơ bản Kỹ thuật thư giãn cơ theo Yoga

Bước 1: Đứng thư giãn với hai tay xuôi theo thân mình và dang hai bàn chân một cách thoải mái.

Bước 2: Nghiêng đầu ra sau và đếm chậm đến 5.

Bước 3: Xoay đầu về phía trước và đếm chậm đến 5.

Bước 4: Thở ra khi cuộn tròn cơ thể về phía trước và uốn mình ở phía eo, hai cánh tay thõng xuống và từ từ đếm đến 5.

Bước 5: Hít vào thật chậm bằng miệng và từ từ duỗi thẳng người đồng thời giơ hai cánh tay lên qua đầu – căng giãn hết mức có thể. Sau đó hạ tay xuống xuôi theo thân mình và thở ra.

Cuối cùng lặp lại vài lần.

Kỹ thuật thở có kiểm soát

Bước 1: Sử dụng một tấm thảm tập yoga hoặc một chăn mỏng gấp lại – nằm xuống giữ thẳng lưng trên sàn nhà và đặt một cuốn sách hoặc tạp chí loại lớn lên bụng.

Bước 2: Gập đầu gối (bạn có thể nhắm mắt nếu điều này giúp bạn thư giãn hơn).

Bước 3: Hít vào và đẩy bụng căng lên (chứ không phải phần ngực trên) hết mức có thể và từ từ đếm đến 5, sau đó thở ra thật chậm. Bạn có thể tự nhủ “Tôi đang thư giãn” khi đang thở ra.

Lặp lại vài lầnvới các bước như trên

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)