Chương 3: K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LO ÂU HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2. So sánh mức độ lo âu học đường của học sinh theo các tiêu chí
khu vực, khối lớp Thang đo Các lĩnh vực Mẫu
(n)
Điểm trung bình (Mean)
Độ lệch chuẩn (SD)
Mức độ khác biệt
(P)
Thang lo âu học đường (LAHĐ-S)
Giới tính Nam 434 34.04 15.492
0,015
Nữ 487 36.54 15.774
Khu vực
Nội thành 392 31.35 15.514
0,000 Ngoại
thành 529 38.33 15.150
Khối lớp
Lớp 10 378 38.22 16.244
0,000 Lớp 11 275 33.55 15.538
Lớp 12 268 33.19 14.405
Qua kết quả kiểm nghiệm T-Test (Independent Samples test) đối với so sánh về giới tính, so sánh về khu vực và kiểm nghiệm ANOVA đối với so sánh các khối lớp ở bảng 3.2 cho thấy:
* So sánh về giới tính
Các trung bình về điểm lo âu của học sinh nam và nữ cùng với độ lệch chuẩn (p = 0,015) là có sự khác nhau một cách có ý nghĩa (p< 0,05). Kết quả đánh giá cho thấy nhóm học sinh nữ có điểm trung bình trong thang đo lo âu học đường cao hơn nhóm học sinh nam (X= 36,54 so với X= 34,04), có thể lý giải điều này dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của các em. Các em ở lứa tuổi học sinh THPT lúc này đã bước vào thời kỳ cuối của tuổi dạy thì, ở các em nữ thường nhạy cảm hơn các em nam, có thể khi gặp những vấn đề dù nhỏ các em nữ
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
thường tỏ ra lo lắng hơn các em nam. Những lo lắng trong học tập, sự sợ hãi, sự xấu hổ, ái ngại khi bị điểm kém hay thi trượt ở các em nữ là một điều gì đó thật
“khủng khiếp”, khó có thể chấp nhận, còn đối với các em nam thì chuyện đó dễ chấp nhận hơn và tỏra bình thường hơn. Do đặc điểm tâm sinh lý, tính nhạy cảm ở nữ giới lứa tuổi vị thành niên nên trước những căng thẳng, áp lực xảy ra trong cuộc sống học tập và sinh hoạt hàng ngày ở các em nữ thường khó vượt qua hơn so với các em nam.
Kết quả so sánh về mặt giới tính trong nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả so sánh về mặt giới tính trong một báo cáo khoa học gần đây tại hội thảo khoa học toàn quốc về “Sức khỏe tâm thần trong trường học” của Quỹtài năng trẻ tâm lý học- giáo dục học Việt Nam tổ chức tại Đồng Nai năm 2014 với đề tài:
“Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường THCS Phương Mai- Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực” cho thấy có 71,43% học sinh có biểu hiện lo âu là nữ và 28,57% học sinh có biểu hiện lo âu là nam [19].
* So sánh về khu vực trường
Qua kết quả kiểm nghiệm T-Test (Independent Samples test) cho thấy có sự khác biệt về điểm trung bình một cách có ý nghĩa (p< 0,05) ở hai khu vực trường THPT trên địa bàn nội và ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (p= 0,000) điểm trung bình của khu vực trường ngoại thành cao hơn khu vực trường nội thành (38,33- 31,35). Với điểm số trung bình khu vực trường ngoại thành đều cao hơn nhiều so với khu vực trường nội thành và p< 0,05, điều này chứng tỏ nhóm học sinh khu vực trường nội thành ít lo âu hơn nhóm học sinh khu vực trường ngoại thành.
Có thể thấy học sinh ở các trường khu vực ngoại thành gặp khó khăn về kinh tế, vềđiều kiện học tập kém hơn so với học sinh nội thành. Do gặp khó khăn vềđiều kiện học tập và sinh hoạt nên dẫn đến việc các em có thểkhông được quan tâm giúp đỡ về vật chất và tinh thần (chẳng hạn như thiếu các phòng tâm lý học đường/ tham vấn học đường, phòng tư vấn, hỗ trợ tâm lý…) hoặc nếu có nhưng chưa hoạt động đúng chức năng. Thực tếchúng tôi đi nghiên cứu và quan sát được khi làm việc với 6 trường ở nội và ngoại thành chúng tôi thấy: trong 3 trường THPT nội thành đều có các phòng tham vấn học đường và có ít nhất 1 nhà tâm lý làm việc ở văn phòng, lên kế hoạch và giúp đỡ các em học sinh có khó khăn tâm lý. Họ hoạt động đúng chức năng của một nhà hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Còn 3 trường ở vùng ngoại thành thì chỉ có 1 trường được trang bị phòng tham vấn học
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
đường nhưng hoạt động không đều, chưa đúng chức năng. Bởi cán bộ phụ trách phòng tâm lý học đường kiêm luôn việc dạy môn Giáo dục công dân và các công tác khác.Có thể thấy các em ít tìm đến phòng tâm lý bởi e ngại (sợ thầy cô hay các bạn nói này nọ…) hoặc không có sự tin tưởng cán bộ tư vấn/hỗ trợ tâm lý. Có thể chính vì điều này mà những em có khó khăn về tâm lý không được can thiệp, hỗ trợ nên dẫn đến tỷ lệ rối loạn lo âu ở học sinh tăng.
Như vậy, việc có phòng tham vấn học đường cần phải hoạt động đúng chức năng, cần phải có chương trình kế hoạch và đặc biệt cần phải tạo niềm tin tưởng cho các em tìm đến đểđược hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề tâm lý.
* So sánh về khối lớp
Qua kết quả kiểm nghiệm ANOVA cho thấy:có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các khối lớp, cụ thểđiểm trung bình của khối lớp 10 (X= 38,22) cao hơn hẳn so với điểm trung bình của khối lớp 11 (X= 33,55) và khối lớp 12 (X= 33,19),với p< 0,05. Có thể do học sinh lớp 10 các em mới chuyển tiếp từ cấp học THCS lên cấp học THPT với môi trường học tập hoàn toàn mới: kiến thức và phương pháp học tập hoàn toàn khác so với cấp học dưới, bạn bè mới, thầy cô giáo mới… các em chưa quen với môi trường học tập mới. Hơn nữa, lứa tuổi chuyển tiếp từ cấp học THCS lên cấp học THPT các em đang bước vào tuổi dạy thì chính thức nên có một số những thay đổi về mặt cơ thể ảnh hưởng đến tâm lý các em. Điều này có thể dẫn tới một số các biểu hiện lo âu ở học sinh khối lớp 10 rõ nét hơn học sinh khối lớp 11 các em đã quen dần với kiến thức và phương thức học tập, đồng thời đã quen với bạn bè và thầy cô giáo. Còn đối với học sinh khối lớp 12, điểm trung bình cũng tương đương với học sinh khối lớp 11 có thể do những năm gần đây đã có thay đổi về cơ chế và hình thức thi cử. Các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp cũng được các trường THPT quan tâm nhiều hơn, đồng thời công nghệ thông tin phát triển nên các em có thêm kênh thông tin để tìm hiểu và lựa chọn ngành- nghề- trường để học. Do đó, áp lực về việc chọn trường hay chọn ngành nghề không còn nặng nềđối với các em học sinh lớp 12. Hiện nay, học sinh lớp 12 không phải thi đại học mà chỉ thi 1 kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và lấy điểm xét đại học, phần nào đã giảm tải áp lực học hành cho các em.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học