Thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y tế công cộng thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức năm 2019 (Trang 23 - 27)

1.3. Thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng

1.3.1. Thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng trên thế giới

CTCS nói chung chiếm khoảng 4 – 6% so với tất cả các chấn thương.

Trong thực tế khám CTCS là khám tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.

Tủy sống là phần nằm trong ống sống thường bị chấn thương gián tiếp do các tổn thương ở cột sống [20].

Thông tin sớm nhất có viết về chấn thương cột sống được tìm thấy trong những cuốn sách cổ ở Ai Cập từ 1500 năm trước công nguyên.

Hypocrates (460 – 377 trước Công nguyên) là người đầu tiên đưa ra chẩn đoán gãy cột sống do chấn thương và đưa ra phương pháp kéo giãn người bệnh trên bàn và nắn tại chỗ để điều trị cho những trường hợp gãy cột sống.

Bohler (1885-1973) đã nhấn mạnh việc phục hồi chức năng sớm sau khi kéo nắn bó bột cho những trường hợp gãy cột sống không có tổn thương thần kinh [10], [39].

Theo thống kê tại Mỹ, hàng năm có khoảng 20 – 64 trường hợp CTCS trên 100.000 dân, chi phí điều trị tốn kém hàng tỷ USD. Trong số đó 20% là CTCS cổ, 30% tổn thương ở tầng ngực, 50% chấn thương tại vị trí thắt lưng cùng.

Luận án Y tế cộng đồng

Trong các nguyên nhân gây chấn thương, TNGT thường gặp nhất chiếm 36,7%, sau đó là chấn thương do té ngã chiếm 34,4% [50], [54].

Hàng năm tại Mỹ có khoảng 40 ca chấn thương tủy sống mới trên một triệu dân hoặc tổng số có khoảng 12.000 ca chấn thương tủy sống, chủ yếu ở nam giới với tỷ lệ 77%, tuổi trung bình của bệnh nhân trong ba thập kỷ gần đây khoảng từ 28,7 đến 39,5 tuổi, chi phí điều trị tốn kém hàng tỉ USD. Ở Việt Nam, CTCS gặp chủ yếu do TNLĐ và TNGT với độ tuổi trung bình khoảng 35 – 40 tuổi có thể chiếm đến 80%, đây là lực lượng lao động chính của xã hội [54], [63].

Tại Bắc Mỹ, năm 2008 có 300.000 trường hợp CTCS cổ và tỷ lệ chấn thương mới mỗi năm là 20.000 trường hợp. Số tiền mà nước Mỹ phải chi cho người bệnh CTCS cổ khoảng 9.7 tỷ USD hàng năm. Hàng năm ở Châu Âu cũng có khoảng trên 40.000 ca tử vong do CTCS cổ liên quan đến TNGT [7].

Trên thế giới, tỷ lệ CTCS có kèm tổn thương thần kinh là 15 – 20%. Tuy nhiên ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm tới trên 70% do khả năng quản lý, hiểu biết về bệnh kém, vấn đề xử trí và sơ cứu ban đầu chưa đúng [37].

Nghiên cứu của Rahimi – Movaghar và cộng sự (2009), tỷ lệ CTCS ở Tehran, Iran dao động 1,2 – 11,4 trên 10.000 người. Chi phí điều trị lên tới 95.203 USD, dịch vụ y tế và thiết bị 7.866 USD, chăm sóc hỗ trợ tại nhà chi phí 6.269 USD mỗi năm. Vì vậy, sự hiểu biết về dịch tễ học CTCS là điều cần thiết cho việc lập kế hoạch chăm sóc hiệu quả, xây dựng mô hình chiến lược phòng ngừa [59].

Theo Van den Berg và cộng sự (2010), tỷ lệ CTCS trên toàn thế giới là 12,2 – 57,8 trường hợp trên 1 triệu dân. Chi phí điều trị cho người bệnh, gia đình và chăm sóc sức khỏe toàn diện rất tốn kém. Theo thống kê tại Mỹ, chi phí này đạt gần 200.000 USD trong 2 năm đầu tiên sau chấn thương [51], [65].

Trên tất cả các quốc gia, tỷ lệ CTCS cao nhất ở những người trong độ tuổi 20 – 50 tuổi [57]. Độ tuổi trung bình ở Bắc Mỹ [43] là 32 – 55,4 tuổi; ở Châu Âu là 37 – 47,9 tuổi; ở Châu Á là 26,8 – 56,6 tuổi [47]. TNGT là nguyên nhân phổ biến nhất ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Phi cận Sahara. Ở miền tây Na Uy, ngã

Luận án Y tế cộng đồng

là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo nghiên cứu Ning và cộng sự (2010) cho thấy ngã là nguyên nhân chính ở Châu Á [56].

Phòng ngừa là cách hiệu quả nhất để giảm gánh nặng của CTCS. Ước tính tỷ lệ mắc và nguyên nhân CTCS là cần thiết cho sự phát triển các chương trình phòng ngừa. Mười lăm bài báo và dự án BH (2014) đã báo cáo tình trạng dịch tễ học của CTCS ở Brazil. Tuổi trung bình của bệnh nhân CTCS là 34,75 tuổi và 84% bệnh nhân là nam. Cột sống thường bị ảnh hưởng nhất là CS cổ (36,65%).

Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 16 - 26 bệnh nhân trên một triệu dân mỗi năm (trung bình 21 người/1 triệu dân mỗi năm). Tỷ lệ trung bình của chấn thương tủy sống hoàn toàn trong 5 bài báo là 34%. Tỷ lệ tử vong trung bình trong 4 bài báo là 11,58% [60].

Trong 9 nghiên cứu (Recife, Goiânia, Belém, Northern São Paulo, Francisco Morato, Southern São Paulo, of São Paulo, Santo André, São Luís và Teresina), nguyên nhân chấn thương thường gặp nhất là do ngã từ trên cao xuống, chủ yếu là từ mái nhà, hay xảy ra ở vùng ngoại thành của các trung tâm đô thị lớn. Theo Belo Horizonte và Aracaju, nguyên nhân chính của CTCS là tai nạn xe hơi (39,8% và 40,8% tương ứng). Trong một nghiên cứu quốc gia, nguyên nhân chính là tai nạn xe cơ giới (41,7%) [60].

Ba bài báo và dự án BH cho thấy tỷ lệ tử vong của người bệnh CTCS trong bệnh viện của họ là nghiên cứu của Barros, et al. (21%), Santos và et al. (15,2%) và Pereira, et al. (10%). Nghiên cứu BH báo cáo tỷ lệ tử vong là 13,8%. Tỷ lệ tử vong trung bình giữa 4 nghiên cứu là 11,58%. Vì lý do này, CTCS đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Brazil [60].

Kaveh Haddadi, Farzaneh Yosefzadeh (2015) đã nghiên cứu 906 người bệnh CTCS từ năm 2012 – 2014 cho thấy tỷ lệ chấn thương xảy ra chủ yếu ở nam giới (57,8%), độ tuổi từ 25 – 44 tuổi; 36,2% gãy xương cột sống do TNGT;

27,9% trong số đó tai nạn xảy ra là do ngã. Tỷ lệ xảy ra CTCS chủ yếu ở người trẻ tuổi – lực lượng lao động chính của xã hội, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng

Luận án Y tế cộng đồng

cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến gia đình, kinh tế, sự phát triển đất nước và làm tăng gánh nặng bệnh tật này [51].

Mặc dù hơn 80% dân số trên thế giới sống ở các nước đang phát triển nhưng họ ít biết đến những thông tin liên quan đến dịch tễ học CTCS [51].

Theo Tobias Ludwig do Nascimento, Luiz Pedro Willimann Rogério và cộng sự năm 2016 nghiên cứu trên 32 người bệnh CTCS, tuổi trung bình của người bệnh CTCS là 38,68 tuổi; tỷ lệ nam/ nữ là 4/1, nguyên nhân thường gặp nhất là ngã từ trên cao (46,87%) và tai nạn giao thông (46,87%). CTCS ngực – thắt lưng là thường gặp nhất chiếm 40,62%; vị trí đốt sống L1 hay gặp nhất chiếm 23,8%; tiếp theo là đốt sống ngực T12 (14,3%); tỷ lệ người bệnh bị chấn thương tủy sống là 40,62%. Thời gian nằm viện là 14 ngày, thời gian nằm viện của người bệnh bị chấn thương tủy sống dài hơn và chi phí tăng hơn. Chi phí trung bình nằm viện là 2.874.80 USD, tối thiểu là 1.212.74 USD và tối đa là 4681.17 USD [64].

Theo nghiên cứu của Rivo Andriandanja Rafidimalala và cộng sự (2019) cho thấy tỷ lệ CTCS cổ là 42,86%; cổ - ngực là 7,14 %; ngực là 21,43%; ngực – thắt lưng là 21,43%; thắt lưng là 7,14%. Đánh giá điểm dựa theo Frankel trong CTCS, người bệnh tổn thương ở độ A là 0%, độ B là 7,14%; độ C là 28,57%; độ D là 21,43%; độ E là 42,86%. Nghiên cứu mới chỉ cho thấy được tỷ lệ các vị trí CTCS, chưa nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến CTCS để có thể đưa ra được các giải pháp hoặc chương trình phòng chống [61].

CTCS biểu hiện từ chấn động (thay đổi tâm thần hay tri giác chớp nhoáng) đến nghiêm trọng (mất tri giác kéo dài hay mất trí nhớ sau tổn thương). Hậu quả có thể tạm thời hay dai dẳng. Hồi phục sau CTCS mất rất nhiều thời gian và công sức. Nhiều người bệnh sau CTCS có những khuyết tật gây ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng, kinh tế gia đình và kinh tế xã hội.

CTCS có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, cảm xúc và sinh lý trong cuộc sống, trong duy trì các mối quan hệ cũng như quay lại làm việc, học tập và sinh hoạt.

Luận án Y tế cộng đồng

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về CTCS nhưng các nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu sâu về thực trạng, đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố liên quan đến CTCS, mô hình giải pháp và chương trình phòng chống CTCS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y tế công cộng thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức năm 2019 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)