Thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của người bệnh tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y tế công cộng thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức năm 2019 (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của người bệnh tại

Bảng 3.3. Tỷ lệ chấn thương cột sống và chấn thương cột sống ngực – thắt lưng tại Khoa Phẫu thuật cột sống – Bệnh viện Việt Đức năm 2019

Loại chấn thương Số lượng Tỷ lệ (%)

CTCS ngực – thắt lưng 999 57,3

CTCS khác 744 42,7

Tổng CTCS 1743 27,4

Tổng người bệnh điều trị tại khoa 6350 100

Năm 2019, Khoa Phẫu thuật cột sống điều trị nội trú 6350 người bệnh.

Trong đó, người bệnh bị chấn thương cột sống là 1743 người, chiếm tỷ lệ 27,4%. Chấn thương cột sống bao gồm CTCS cổ, CTCS ngực, CTCS ngực – thắt lưng, CTCS thắt lưng và CTCS xương cùng cụt. Trong số 1743 người bệnh CTCS thì 999 người bị CTCS ngực – thắt lưng chiếm 57,3% tổng CTCS. Như vậy, tỷ lệ CTCS ngực – thắt lưng chiếm tỷ lệ cao trong CTCS. Tỷ lệ người bệnh CTCS ngực – thắt lưng so với số người bệnh điều trị nội trú tại khoa là 15,7%.

Bảng 3.4. Nguyên nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của đối tượng nghiên cứu (n=269 )

Nguyên nhân CTCS ngực –

thắt lưng Số lượng Tỷ lệ (%)

Tai nạn lao động 100 37,2

Tai nạn giao thông 71 26,4

Tai nạn sinh hoạt 98 36,4

Tổng 269 100

Trong mẫu nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây CTCS ngực – thắt lưng là tai nạn lao động chiếm 37,2% và tai nạn sinh hoạt 36,4%. Trong khi đó, nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ thấp hơn là 26,4%.

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.5. Hình thức sơ cấp cứu của đối tượng nghiên cứu (n=269 )

Vận chuyển Số lượng Tỷ lệ (%)

Không có cáng cứng 190 70,6

Có cáng cứng 79 29,4

Tổng 269 100

Đa số người bệnh chưa được sơ cấp cứu tốt trước khi đến viện, chiếm 70,6% do ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế kém phát triển, kiến thức của người dân còn hạn chế. Người bệnh được sơ cấp cứu tốt chiếm tỷ lệ thấp hơn là 29,4%.

Bảng 3.6. Cơ chế chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của đối tượng nghiên cứu (n =269)

Cơ chế CTCSNTL Số lượng Tỷ lệ (%)

Trực tiếp 77 28,6

Gián tiếp 192 71,4

Tổng 269 100

Trong mẫu nghiên cứu, cơ chế chấn thương hay gặp nhất là gián tiếp do ngã cao chiếm 71,4%. Trong đó, có 28,6% là cơ chế trực tiếp.

Bảng 3.7. Vị trí xảy ra chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của đối tượng nghiên cứu (n =269 )

Vị trí chấn thương Số lượng Tỷ lệ (%)

T10 9 3,3

T11 10 3,7

T12 35 13,0

L1 114 42,4

L2 49 18,2

Tổn thương 2 đốt sống trở lên 52 19,3

Tổng 269 100

Luận án Y tế cộng đồng

Tổn thương đốt sống L1 chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,4%, sau đó là tổn thương 2 đốt sống trở lên chiếm 19,3% và tổn thương đốt sống L2 chiếm 18,2%.

Chỉ có 3,3 % tổn thương đốt sống T10 và 3,7% tổn thương đốt sống T11.

Bảng 3.8. Thời gian xảy ra chấn thương cột sống ngực – thắt lưng theo mùa của đối tượng nghiên cứu (n=269)

Mùa Số lượng Tỷ lệ (%)

Mùa xuân 57 21,2

Mùa hè 65 24,2

Mùa thu 88 32,7

Mùa đông 59 21,9

Tổng 269 100

Thời gian xảy ra chấn thương cột sống ngực – thắt lưng chủ yếu là mùa thu chiếm 32,7%. Thời gian xảy ra chấn thương vào mùa xuân, mùa hè và mùa đông chiếm tỷ lệ gần nhau, lần lượt là 21,2%; 24,2% và 21,9%.

Bảng 3.9. Thời gian xảy ra chấn thương cột sống ngực – thắt lưng theo thời gian trong ngày và mùa của đối tượng nghiên cứu (n =269 )

Thời gian Mùa

Ban ngày Ban đêm Tổng số

SL % SL % SL %

Mùa xuân 47 82,5 10 17,5 57 100

Mùa hè 48 73,8 17 26,2 65 100

Mùa thu 60 68,2 28 31,8 88 100

Mùa đông 34 57,6 25 42,4 59 100

Tổng 189 70,3 80 29,7 269 100

Trong mẫu nghiên cứu, thời gian xảy ra chấn thương chủ yếu là ban ngày chiếm 70,3%, còn ban đêm là 29,7%.

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.10. Phân loại thương tổn của chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của đối tượng nghiên cứu (n = 269)

Hình thái thương tổn Số lượng Tỷ lệ (%)

CTCS ngực – thắt lưng có liệt tủy 134 49,8

CTCS ngực – thắt lưng không liệt tủy 135 50,2

Tổng 269 100

Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh bị CTCS ngực – thắt lưng có liệt tuỷ và không liệt tuỷ gần tương đương nhau. Người bệnh bị CTCS ngực – thắt lưng có liệt tuỷ chiếm 49,8% và CTCS ngực – thắt lưng không liệt tuỷ chiếm 50,2%.

Bảng 3.11. Phân loại thương tổn chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của đối tượng nghiên cứu theo Frankel (n = 269 )

Thang điểm Frankel Số lượng Tỷ lệ (%)

Frankel A 14 5,2

Frankel B 11 4,1

Frankel C 41 15,2

Frankel D 69 25,7

Frankel E 134 49,8

Tổng 269 100

Người bệnh bị chấn thương cột sống ngực – thắt lưng Frankel E chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,8%, tỷ lệ thấp nhất là người bệnh bị chấn thương cột sống ngực – thắt lưng mức độ Frankel B với 4,1%.

Luận án Y tế cộng đồng

Bảng 3.12. Mức độ chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của đối tượng nghiên cứu (n = 269 )

Mức độ CTCS ngực – thắt lưng Số lượng Tỷ lệ (%)

CTCS ngực – thắt lưng nặng 66 24,5

CTCS ngực – thắt lưng nhẹ 203 75,5

Tổng 269 100

Trong mẫu nghiên cứu, CTCS ngực – thắt lưng chủ yếu là mức độ nhẹ, chiếm 75,5%. CTCS ngực – thắt lưng nặng chiếm tỷ lệ là 24,5%.

Bảng 3.13. Phương pháp điều trị chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của đối tượng nghiên cứu (n = 269)

Phương pháp điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)

Nội khoa 60 22,3

Phẫu thuật 209 77,7

Tổng 269 100

Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, người bệnh được phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao hơn là 77,7%, người bệnh được điều trị nội khoa chiếm 22,3%.

Bảng 3.14. Tình trạng phục hồi chức năng của đối tượng nghiên cứu (n=269)

Tình trạng Số lượng Tỷ lệ (%)

Có tập PHCN 269 100

Không tập PHCN 0 0

Tổng 269 100

Tất cả các người bệnh tham gia nghiên cứu đều được tập phục hồi chức năng và hướng dẫn tập phục hồi chức năng.

Luận án Y tế cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y tế công cộng thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức năm 2019 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)