Một số yếu tố liên quan đến mức độ chấn thương cột sống ngực – thắt lưng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y tế công cộng thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức năm 2019 (Trang 29 - 32)

Trước khi đến cơ sở y tế: có một số yếu tố liên quan của người bệnh đến mức độ CTCS ngực – thắt lưng là:

- Kiến thức về luật giao thông, luật an toàn lao động, tai nạn thương tích nói chung và CTCS nói riêng còn kém. Sự hiểu biết, các kiến thức cần biết về tác hại, biến chứng của CTCS và cách sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc về sau còn hạn chế.

- Giới tính, tuổi cũng có mối liên quan đến CTCS ngực – thắt lưng.

- Trình độ hiểu biết, trình độ học vấn và nghề nghiệp của người dân.

- Môi trường sinh sống và làm việc của người dân có mối liên quan trực tiếp đến CTCS nói chung, CTCS ngực – thắt lưng nói riêng, sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị.

- Thời gian, cách sơ cấp cứu, vận chuyển, nguyên nhân và cơ chế chấn thương.

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hòa (2015) cho thấy trong số 54 người bệnh nghiên cứu thì CTCS chủ yếu ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ = 6,75, tỷ lệ nhóm

Luận án Y tế cộng đồng

tuổi 31 – 40 là cao nhất (chiếm 37%), những người bệnh có nghề nghiệp nguy cơ cao (công nhân, xây dựng…) dễ dẫn đến tai nạn CTCS chiếm tỷ lệ cao 92,6%, có 77,8% người bệnh thuộc vùng nông thôn, 22,2% người bệnh thuộc thành thị [14].

Trong khi điều trị tại bệnh viện: các yếu tố liên quan như cách chăm sóc, vận chuyển người bệnh của người nhà người bệnh hoặc người dân; sự tuân thủ của người bệnh, người nhà người bệnh, người dân nói chung theo chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ và nhân viên y tế.

Sau khi ra viện: cách tập luyện, phục hồi chức năng sau chấn thương, cách phòng tránh CTCS tái phát hoặc CTCS mới và sự tuân thủ điều trị và tái khám theo chỉ định của Bác sĩ là những yếu tố có thể liên quan đến mức độ CTCS.

1.4.2. Tình trạng CTCS ngực – thắt lưng của người bệnh

- Thời gian từ khi bị CTCS đến khi vào viện và đến khi được điều trị, phẫu thuật.

- Các sơ cấp cứu, vận chuyển, nguyên nhân và cơ chế chấn thương.

- Điều trị tại tuyến cơ sở.

- Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh như tình trạng tổn thương xương, dây chằng, có tổn thương tủy hay không, có liệt tủy hoàn toàn hay không hoàn toàn,… Từ đó tiên lượng được tình trạng CTCS nhẹ hay nặng và đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý và tối ưu nhất.

1.4.3. Ngành Y tế

- Trình độ chuyên môn của bác sĩ và nhân viên y tế

- Cơ sở vật chất của Bệnh viện, Trung tâm Y tế có đủ đáp ứng, điều trị cho người bệnh CTCS nói chung, CTCS ngực – thắt lưng nói riêng.

- Nguồn lực y tế có đủ đáp ứng với tỷ lệ CTCS ngày càng gia tăng, số lượng Bác sĩ điều trị và phẫu thuật cột sống có đủ đáp ứng với nhu cầu không?

Theo thống kê, Bệnh viện Việt Đức có …Bác sĩ điều trị và phẫu thuật cột sống, liệu rằng với số lượng bác sĩ như vậy có đủ đáp ứng cho tình trạng CTCS ở Việt Nam như hiện nay. Hầu hết các bác sĩ tại tuyến tỉnh và tuyến cơ sở đều không

Luận án Y tế cộng đồng

phẫu thuật được cột sống. Như vậy, chúng ta cần đặt ra câu hỏi nhân lực y tế trong chuyên ngành cột sống ít thì có đảm bảo được chất lượng điều trị và phẫu thuật cho những người bệnh CTCS không? Bệnh viện đã có những giải pháp gì để hạn chế CTCS nói chung, CTCS ngực – thắt lưng nói riêng, giảm thiểu hậu quả CTCS đối với người bệnh và đã xây dựng được mô hình giải pháp can thiệp chưa? Bệnh viện Việt Đức, Khoa Phẫu thuật cột sống đã làm gì để hạn chế hậu quả CTCS, giảm thiểu được tình trạng CTCS ngày càng gia tăng?

Trước khi đến viện: một số yếu tố liên quan đến mức độ CTCS ngực – thắt lưng như có được sự hỗ trợ của nhân viên y tế, sự hỗ trợ của tuyến chuyên khoa đầu ngành về cách sơ cấp cứu, vận chuyển và điều trị cho người bệnh không?

Người dân đã từng được nghe bài thuyết trình tuyên truyền về CTCS chưa, biết được nguyên nhân, cơ chế và cách phòng tránh CTCS không?

Trong khi người bệnh nằm điều trị tại viện: Bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị đã chính xác chưa, nhân viên y tế chăm sóc và vận chuyển có đúng quy trình không. Người bệnh có được sự hướng dẫn tận tình của nhân viên y tế, có được hưởng các chế độ bảo hiểm, dịch vụ điều trị như thế nào, có được hưỡng dẫn và tập phục hồi chức năng không? Người bệnh có nhận được sự hỗ trợ từ các hoạt động công tác xã hội của bệnh viện và ngành y tế không? Tất cả các câu hỏi trên đều chưa được nghiên cứu, vì vậy chúng tôi mong muốn có nhiều nghiên cứu cụ thể và sâu rộng về những yếu tố liên quan này.

Nghiên cứu của Dương Thị Thùy (2019) về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người chấn thương cột sống liệt tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho thấy cần xây dựng mô hình mạng lưới công tác xã hội trong hỗ trợ nhóm các đối tượng yếu thế tại cộng đồng, trong đó có người bệnh CTCS.

Nghiên cứu đã đánh giá các hoạt động công tác xã hội đối với người bệnh CTCS liệt tủy tại Bệnh viện Việt Đức hiện nay để đưa ra các đề xuất hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp hơn, nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh [29].

Luận án Y tế cộng đồng

Sau khi ra viện: Nhân viên y tế có hướng dẫn và dặn dò cẩn thận người bệnh về cách đi lại, phòng tránh, lịch tái khám và tập phục hồi chức năng sau chấn thương không? Tuyên truyền giáo dục về CTCS cho người bệnh và người nhà người bệnh là một giải pháp có hiệu quả và rất cần thiết.

Tất cả các yếu tố liên quan trên quyết định đến mức độ tổn thương cột sống của người bệnh trước khi vào viện, điều trị tại viện và sau khi ra viện, thậm chí là suốt cả cuộc đời của người bệnh. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm sinh lý của người bệnh, gia đình người bệnh và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

1.4.4. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng

Vấn đề tuân thủ luật an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh có được cơ sở sản xuất, công ty và các doanh nghiệp chấp hành đúng. Các cơ sở sản xuất có phòng Y tế đảm bảo sơ cấp cứu công nhân khi họ bị chấn thương hay không?

Trình độ và sự hiểu biết của Ban giám đốc các cơ sở sản xuất, công ty và các doanh nghiệp như thế nào? Sau khi xảy ra chấn thương, nạn nhân có được cơ sở sản xuất đưa đi cấp cứu và người lao động có được hưởng chế độ bảo hiểm, chế độ hỗ trợ của cơ sở nơi họ làm việc không?

Sau khi ra viện, người lao động có được trở lại làm việc, ưu tiên sắp xếp vào vị trí làm việc nhẹ và an toàn hơn không? Đó cũng là một thách thức lớn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng và các công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y tế công cộng thực trạng chấn thương cột sống ngực – thắt lưng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện việt đức năm 2019 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)