7. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Có nhiều cách để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Để đánh giá bộ công cụ trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng mô hình tƣơng quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coeficient Alpha) với phần mềm SPSS và mô hình Rasch với phần mềm Quest.
2.3.2.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm
Trƣớc khi điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành điều tra thử để đánh giá độ tin cậy của Bảng câu hỏi. Số phiếu phát ra là 102 phiếu (3 lớp ở ba khối 10, 11, 12), số phiếu thu về là 102, số phiếu hợp lệ là 98 phiếu.
Đánh giá bằng phần mềm SPSS:
Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các biến trong phiếu hỏi theo từng tiêu chuẩn để tìm ra các hệ số sau:
Hệ số Cronbach’s Anpha: thang đo đƣợc chấp nhận khi hệ số Cronbach An pha đạt từ 0.6 trở lên.
Hệ số tƣơng quan giữa các mục hỏi và tổng điểm: các mục hỏi đƣợc chấp nhận khi hệ số này phải đạt từ 0.3 trở lên [25].
Kết quả phân tích độ tin cậy trên mẫu 98 phiếu cho thấy hệ số Cronbach Alpha của toàn thang đo là 0.918. Đây là hệ số tin cậy cao, chứng tỏ thang đo có hiệu lực tốt.
Tuy nhiên, khi xem xét tƣơng quan điểm của từng item đối với với điểm của các item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo thì thấy có những item có hệ số tƣơng quan thấp so với điểm của cả phép đo. Đó là các item:
- gd15: Cha mẹ gây áp lực trong học tập (r = 0.182, r if item deleted = 0.784); - d4: các hoạt động đoàn thể làm mất nhiều thời gian học tập của học sinh (r = 0.034, r if item deleted = 0.899);
- bh3: Dễ kết bạn với học sinh cùng trƣờng (r = 0.041, r if item deleted = 0.909); - pp9: học hỏi ở bạn bè thầy cô ( r = 0.185, r if item deleted = 0.871);
- md2: Muốn mọi ngƣời khâm phục và khen ngợi ( r = là 0.172, r if item deleted = 0.872);
- gv8: Giáo viên đôi lúc tạo giờ học khô khan, nặng về lý thuyết ( r = 0.201, r if item deleted = 0.895);
Các item trên có hệ số tƣơng quan thấp so với tƣơng quan tổng. Nếu loại bỏ các câu này hệ số tƣơng quan của các tiểu thang đo và cả bảng hỏi tăng lên. Vì vậy, ta sẽ loại các item trên trong bảng câu hỏi ở nghiên cứu chính thức.
Bảng 2.2. Bảng thống kê hệ số tin cậy của các tiểu thang đo, toàn thang đo và các item bị loại trong giai đoạn điều tra thử
Các tiểu thang đo Hệ số tin cậy N Item bị loại
Các yếu tố thuộc về gia đình 0.774 15 gd8, gd15
Các yếu tố thuộc về nhà trƣờng 0.894 36 d4, bh3, gv8
Các yếu tố thuộc về bản thân 0.870 28 pp9, md2, kt3,
Toàn thang đo 0.918 79
Đánh giá bằng mô hình Rasch với phần mềm Quest:
Kết quả phân tích:
Ước tính phù hợp thống kê (Summary of item Estimates): giá trị mean điều kiện
bằng hoặc gần bằng 0.00, SD điều kiện bằng hoặc gần bằng 1.00; Giá trị Infit Mean Square, Outfit Mean Square điều kiện bằng hoặc gần bằng 1.00, SD điều kiện bằng hoặc gần bằng 0.00 [21]. Các trƣờng hợp phân tích bằng phần mềm Quest đều thỏa mãn điều kiện trên. Nhƣ vậy, kết luận dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
Ước tính trường hợp (Summary of case Estimates): Giá trị mean của Infit
Mean Square, Outfit Mean Square đáp ứng mean điều kiện bằng hoặc gần bằng 1.00, SD của Infit Mean Square, Outfit Mean Square đáp ứng điều kiện bằng hoặc gần bằng 0.00. Nhƣ vậy, dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.
Kiển tra mức độ phù hợp của các câu hỏi theo file map ta thấy độ tin cậy
khá cao. Tuy nhiên, trong biểu đồ ta thấy có một số câu hỏi nằm ngoài khoảng Infit MNSQ [0.77 – 1.30], đó là:
+ Thang đo gia đình: câu số 8, 15 (tƣơng ứng biến gd8, gd15);
+ Thang đo nhà trƣờng: câu số 22, 27, 8 (tƣơng ứng biến d3, bh3, gv8);
+ Thang đo bản thân: câu số 9, 19, 26 (tƣơng ứng biến pp9, md2, kt3). Căn cứ bảng tính hệ số tin cậy Alpha, các câu trên có hệ số tƣơng quan thấp. Do đó hai câu hỏi này sẽ bị loại trong nghiên cứu chính thức.
2.3.2.2. Giai đoạn điều tra chính thức
Đánh giá bằng hệ số Alpha
Trong giai đoạn điều tra chính thức, bảng hỏi sau khi loại những item có độ tin cậy thấp đã đƣợc khảo sát với số phiếu chính thức là 398, số phiếu thu về là 390, số phiếu hợp lệ là 370. Kết quả phân tích bằng phần mền SPSS thấy hệ số tin cậy của toàn thang đo là cao 0.922. Hệ số tin cậy của các item cao, riêng item md5, kt4 có hệ số tƣơng quan thấp. (lần lƣợt r = 0.143, r = 196). Do đó 2 biến này sẽ bị loại trong các phân tích tiếp theo.
Bảng 2.3. Bảng thống kê hệ số alpha trong điều tra chính thức
Các tiểu thang đo Hệ số tin cậy N
Các yếu tố thuộc về gia đình 0.812 13
Các yếu tố thuộc về nhà trƣờng 0.902 34
Các yếu tố thuộc về bản than 0.876 25
Toàn thang đo 0.922 72
Bảng 2.4. Bảng thống kê hệ số alpha sau khi loại bỏ các item có hệ số alpha thấp
Các tiểu thang đo Hệ số tin cậy N
Các yếu tố thuộc về gia đình 0.812 13
Các yếu tố thuộc về nhà trƣờng 0.902 34
Các yếu tố thuộc về bản than 0.883 23
Đánh giá bằng mô hình Rasch với phần mềm Quest:
Qua kết quả phân tích, toàn bộ câu hỏi có Mean và SD đáp ứng điều kiện cần thiết cho việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết của mô hình Rasch.
Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi theo file map độ tin cậy cao chứng
tỏ bảng hỏi đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong biểu đồ ta thấy có câu hỏi câu số 22 và câu số 27 của thang đo về bản thân học sinh (tƣơng ứng biến md5, kt4) nằm ngoài khoảng Infit MNSQ [0.77 – 1.30]. Căn cứ bảng tính hệ số tin cậy Alpha ta cũng thấy câu 22, câu 27 của thang đo bản thân học sinh có hệ số tƣơng quan thấp hơn 0.3. Do đó ta loại hai câu hỏi này trong các phân tích tiếp theo.
Tóm lại, bằng phân tích hệ số Alpha và phân tích bằng phần mền Quest ta thấy bộ câu hỏi có độ tin cậy tốt