Đặc trƣng học sinh THPT DTTS

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 32 - 34)

7. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

1.2.3.Đặc trƣng học sinh THPT DTTS

1.2.3.1. Tâm lý lứa tuổi học sinh THPT

Học sinh THPT là những HS đang ở lứa tuổi thanh niên nên các em có những đă ̣c điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hoạt động học tập.

Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ

- Tính chủ định đƣợc phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, tri giác có mục đích đã đạt đƣợc ở mức rất cao, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn;

- Khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc l ập, sáng tạo đƣợc phát triển. Tƣ duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn;

- Tính phê phán của tƣ duy cũng đƣợc phát triển. Trong học tập các em chú ý hơn tới tính rõ ràng, tính cơ sở, tính có thể chức minh đƣợc của các luận điểm.

- Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhƣ: nhiều em kết luận vội vàng, hấp tấp chƣa chín chắn, một số em chƣa phát huy đƣợc năng lực độc lập suy nghĩ , sức ỳ trong suy nghĩ của các em quá cao, đối với nhiều công việc do các em chƣa va chạm cuộc sống nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế.

Trưởng thành về mặt tâm lý

Sự phát triển về mặt tâm lý, dù chƣa hoàn hảo, song có thể coi việc tự phân tích có mục đích về nhân cách và hành vi của mình là dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trƣởng thành. Nhiều em đã định hƣớng đƣợc sự phát triển của chính mình. Đó là tiền đề, là cơ sở cho sự tăng cƣờng hoạt động tự giáo dục, tự tu dƣỡng có mục đích cho tƣơng lai của các em .

Hoạt động học tập

- Hoạt động học tập của HS THPT có tính năng động và tính độc lập ở mức cao hơn nhiều so với HS ở trung học cơ sở.

- Ở giai đoạn học tập này, ý thức học tập của HS ngày càng phát triển. Quá trình nhận thức của các em khác về chất so với các lứa tuổi trƣớc: Cảm giác, tri giác đạt tới trình độ tinh nhạy cao, chú ý, ghi nhớ có chủ định chiếm ƣu thế.

- Các thao tác trí tuệ nhƣ phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá đƣợc hoàn thiện hơn. Định hƣớng giá trị và tính tích cực là những đặc điểm nhân cách quan trọng nhất của lứa tuổi này.

- Thái độ học tập đối với các môn học cũng thay đổi, có tính chất lựa chọn. HS có thể lựa chọn theo hứng thú hoặc do định hƣớng nghề nghiệp

1.2.3.2. Đặc trƣng riêng của học sinh THPT DTTS

Ngoài những đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh THPT, học sinh PTDTNT có những đặc trƣng riêng sau:

- Có những đức tính tốt đẹp đƣợc tích lũy lâu đời, tồn tại vững chắc trong tâm lý đồng bào miền núi: đoàn kết, lòng thƣơng ngƣời, tinh thần cần cù, dũng cảm, đức tính thật thà, chất phác….;

- Nhận thức cảm tính tốt do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên;

- Đƣợc thừa hƣởng những truyền thống văn hóa riêng của dân tộc mình cộng với sự đa dạng trong văn hóa dân tộc khác;

Tuy nhiên, HS PTDTNT có những hạn chế trong quá trình học tập tại trƣờng:

- Đôi khi nếp sống đơn điệu, thu động, ngại giao tiếp…một bộ phận các em học mang tính chất đối phó, không tự xây dựng cho mình phƣơng pháp học tích cực;

- Suy nghĩ đơn giản, bó hẹp, khả năng tiếp thu chậm, nhất là về khoa học tự nhiên;

- Ảnh hƣởng của phong tục tập quán, truyền thống văn hóa riêng gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập;

Hiểu đƣợc đặc trƣng chung của HS cùng lứa tuổi THPT và đặc trƣng riêng của HS DTTS sẽ giúp nghiên cứu tiếp cận rõ hơn trong việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến KQHT khi học tập tại trƣờng DTNT [6].

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 32 - 34)