Đặc điểm của dạy học khám phá

Một phần của tài liệu Đề tài: Tổ chức dạy học khám phá trong môn địa lý lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 31 - 35)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11 - THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Dạy học khám phá

1.1.2.3. Đặc điểm của dạy học khám phá

Người dạy tổ chức cho người học chiếm lĩnh tri thức bằng cách tìm tòi và phát hiện là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy ở dạy học khám phá.

Sở dĩ như vậy là vì sản phẩm giáo dục là do người học tự tạo ra, không ai có thể làm thay cho họ được. Cũng như nhiều PPDH theo hướng tích cực nói chung, phương pháp dạy học khám phá cũng đặt hoạt động người học lên vị trí trung tâm. Nhà giáo dục không còn đi trước để dẫn trò đi mà cùng đi bên nhau thậm chí đôi khi còn chủ định lùi lại phía sau để quan sát bước đi của người học. Không những thế, nhà giáo dục còn tổ chức cho người học cùng hợp tác, trao đổi, thảo luận với nhau những ý kiến, ý tưởng để phát hiện ra tri thức, ra cái mới.

Mục đích của phương pháp DHKP không chỉ là cho HS lĩnh hội sâu sắc những tri thức của môn học, mà quan trọng hơn là trang bị cho họ những thủ pháp suy nghĩ, những cách thức khám phá vấn đề và giải quyết vấn đề mang tính độc lập và sáng tạo.

Theo Bicknell – Halmes and Hoffman (2000) thì DHKP có ba đặc điểm sau:

+ Khảo sát và giải quyết vấn đề để hình thành, khái quát hóa kiến thức.

+ Học sinh được thu hút vào hoạt động, hoạt động dựa trên hứng thú và ở đó học sinh có thể xác định được trình tự và thời gian.

+ Hoạt động khuyến kích việc liên kết kiến thức mới vào vốn kiến thức của người học.

Còn theo tác giả M.D Svinki ( 1998 ) , DHKP có ba đặc điểm chính sau đây:

+ Học tập tích cực : Người học tập là người tham gia tích cực trong quá trình học tập chứ không phải chiếc thuyền rỗng chứa những lời giảng của thầy giáo.

+ Học tập có ý nghĩa : Dạy học khám phá có nhiều ý nghĩa vì nó tận dụng sự liên tưởng của bản thân học sinh như là cơ sở của sự hiểu biết.

+ Thay đổi niềm tin và thái độ : DHKP đặt nhiều trách nhiệm học tập

nhiều hơn cho người học, HS thường phải vận dụng các quá trình tư duy để giải quyết các vấn đề và phát hiện các điều cần học, vì vậy các em phải có trách nhiệm nhiều hơn cho sự học tập của mình.

Dạy học khám phá là một phương pháp hướng dẫn, định hướng nhưng không phả là phương pháp duy nhất mà các nhà sư phạm sử dụng. Khám phá là sự tìm tòi tích cực, bao gồm nhiều quá trình qua đó biến khinh nghiệm trở thành kiến thức. Trong dạy học, chúng ta nên chú ý tới năm kiểu khám phá sau:

 Dạy học khám phá quy nạp

Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung. Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi, chúng ta có thể xem xét, kiểm nghiệm vật đó một cách kĩ càng, thực hiện một vài thí nghiệm, so sánh nó với các vật thể khác, các vật thể tương đồng hơn...Tất cả các hoạt động quan sát, hình thành giả định, kiểm nghiệm, kiểm tra giả định...để thu thập thông tin để kết nối chúng lại với nhau, hình thành các giả định và giả định này sẽ làm hình thành kinh nghiệm mới, ít lạ lẫm hơn và có ý nghĩa hơn.

Khám phá quy nạp có hai dạng: quy nạp có định hướng và quy nạp không định hướng. Trong cả hai dạng khám phá quy nạp, người học được tham gia vào quá trình tìm hiểu các khái niệm và hiện tượng bằng cách quan sát, đo lường và tìm hiểu thông tin để rút ra kết luận. Có thể nói rằng, người học đã đưa được những trường hợp cụ thể thành những khái niệm tổng quát.

Dạy học khám phá diễn dịch

Khám phá diễn dịch ngược với khám phá quy nạp. Trong cách tiếp cận với khám phá này, giáo viên trình bày một ý khái quát, một nguyên lí hoặc một khái niệm và sau đó thu hút học sinh tham gia vào một hoặc nhiều hơn một hoạt động khám phá để giúp các em hiểu được khái niệm được đưa ra.

Dạy học tự phát hiện hay học tập khám phá

Dạy học tự phát hiện là một khái niệm được khởi xướng bởi Jerome Bruner nói về “ hành động phát hiện” như thể nó là một phần công việc của

người học. Đối với Bruner , “ phát hiện về bản chất là việc tái sắp xếp hoặc chuyển dịch các bằng chứng theo cách làm cho một người nào đó có thể từ những bằng chứng đã được sắp xếp lại đó, hình thành những hiểu biết mới

[38, dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học, nxb đhsp, hà nội]

Trong quá trình học tập, học sinh không phải nhắc lại, ghi nhớ lời giáo viên giảng dạy hay những nội dung có sẵn trong SGK hoặc làm theo mẫu một cách máy móc mà tự mình tìm ra những điều mới lạ hay những tri thức khoa học bổ ích, hấp dẫn dưới sự tổ chức, hướng dẫn một cách tài tình của GV. Sản phẩm của quá trình nhận thức ( kết quả học tập của HS ) mới đích thực là chủ thể của học sinh. Hay nói cách khác, bản chất của quá trình dạy học đã quy định tính chất nhận thức của hoạt động học tập là học sinh tự mình tìm kiếm, phát hiện ra tri thức khoa học, những chuẩn mực xã hội trong môi trường sư phạm thuận lợi.

Dạy học giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học có thể dùng để dạy các kĩ năng giải quyết vấn đề và giúp học sinh trong việc điều tra các vấn đề thực tế. Không nên tập trung quá vào các câu hỏi và vấn đề nêu ra cuối các chương SGK. Phần lớn các vấn đề này chỉ là những câu hỏi mà yêu cầu HS tìm hiểu câu trả lời trong các bài đọc, hoặc nhét con số vào một công thức.

Giải quyết vấn đề trong bối cảnh dạy học diễn dịch giúp học sinh tham gia vào các vấn đề thực tế và liên quan tới chính họ. Các vấn đề không cần thiết phải là các vấn đề mà HS nảy sinh ( mặc dù cách tiếp cận này hiệu quả hơn cả). Chúng có thể là vấn đề mà GV đưa ra cho HS khám phá. Nhưng khoa học thường được trình bày trong các SGK như là “ những chủ đề không có vấn đề”. Có nghĩa là, nội dung các vấn đề khoa học thường được trình bày một cách gọn gẽ, sạch sẽ. Bản chất của vấn đề đó là khoa học thường rối rắm và phức tạp, với nhiều các vấn đề khác nhau.

Có nhiều cách tiếp cận với việc giải quyết các câu hỏi, giải quyết vấn đề như là một hình mẫu cảu phương pháp dạy học. Dorothy Gabel đã chỉ ra rằng:

một số nhà giảng dạy khoa học thích một cách tiếp cận đó là tập trung vào các kĩ năng mang tính quá trình, một số khác tập trung vào việc giúp học sinh giúp các học sinh giải quyết các vấn đề tính toán mang tính toàn cầu, trong khi một số khác tập trung vào giải quyết các vấn đề toán học. Phương pháp này bồi dưỡng năng lực nghiên cứu sáng tạo của người học. Vì vậy, tư liệu học tập phải kích thích sự chú ý và dễ thu hút tập trung của người học, làm cho người học coi vấn đề được trình bày giống như vấn đề mà người học phải giải quyết vấn đề trong đời sống thực. Vì vậy, đặc trưng của phương pháp này là:

- Tình huống có vấn đề : luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cấn giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ...Do vậy, kết quả của sự nghiên cứu và giải quyết vấn đề sẽ là tri thức mới, nhận thức mới của phương thức hành động mới đối với chủ thể.

- Quá trình dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề được chia thành những bước, những giai đoạn có tính mục đích chuyên biệt.

- Tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng: nhóm nhỏ, thực hiện những kĩ thuật hỗ trợ tranh luận.

Dạy học khám phá dự án

Là một cách tiếp cận toàn diện trong quá trình hoạt động, học sinh sẽ tham gia vào dự án và thực hành một loạt khái niệm. Phương pháp này có tính thúc đẩy, cho phép GV tạo ra các nhiệm vụ, bài tập, yêu cầu có tính phức tạp, có tính mở và bắt chước các vấn đề trong thực tiễn. Những người học sẽ được tự do lựa chọn các chiến lược và các cách tiếp cận khác nhau sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình học và người học sẽ tiếp cận các vấn đề khác cởi mở hơn. Hơn nữa, HS sẽ được tham gia vào việc xây dựng các bài tập dự án. Dạy học theo phương pháp này cho phép người học làm việc một cách có tính hợp tác với các bạn học và người hướng dẫn của mình trong một môi trường lấy

học sinh làm trung tâm, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá các chủ đề khác nhau mà chúng quan tâm. Các dự án có chiều sâu, có giai đoạn và có tính phức tạp sẽ thức đẩy chúng xây dựng kiến thức.

Như vậy, dạy học khám phá có năm dạng khác nhau. Mỗi dạng có những đặc điểm, yếu tố riêng nhưng chúng đều có những điểm chung là giúp học sinh khám phá tri thức của nhân loại để biến thành tri thức của riêng mình.

Một phần của tài liệu Đề tài: Tổ chức dạy học khám phá trong môn địa lý lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)