Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học khám phá trong môn Địa lí 11 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chương 2 : Thiết kế và tổ chức thực dạy học khám phá trong môn Địa lí 11 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11 - THPT THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những vấn đề đổi mới PPDH ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
Phương pháp dạy học là một phạm trù của khoa học giáo dục. Việc đổi mới PPDH cần dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo dục. Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH, tuy nhiên có thể hiểu “ Đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu qur của GV và HS, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực học sinh”
Đứng trước bối cảnh thời đại mới của nhân loại, đã đặt ra vai trò mới cho giáo dục thế giới nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng. Tư duy mới về giáo dục thế kỷ XXI đó là xây dựng một nền giáo dục “ Mọi người đều được học và học suốt đời”. Chúng ta cũng đã xây dựng mô hình giáo dục của Việt Nam trong tương lai với việc thỏa mãn ba điều kiện : Không gây xáo trộn lớn thực trạng nền giáo dục đang tồn tại; đáp ứng được những đòi hỏi của thời cuộc, tương thích về cơ bản với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam. Mục tiêu của đổi mới PPDH trong giáo dục nước ta hiện nay suy cho cùng cũng đều hướng đến việc đào tạo con người Việt Nam phát triển được năng lực cá nhân một cách tốt nhất để phục vụ cho đất nước, cho xã hội và cho bản thân một cách có hiệu quả nhất. Nói một cách khác, trong giáo dục đào tạo phải khơi gợi phát triển được năng khiếu, bộc lộ được sở trường và
thể hiện được năng lực từng cá nhân. Từ đó, giáo dục Việt Nam đã xác định mục tiêu đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh.
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn.
Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và
tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
Đổi mới PPDH ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực nói chung , trong môn Địa lý nói riêng có rất nhiều vấn đề cần bàn luận. Song, điều quan trọng là đổi mới như thế nào? Áp dụng PPDH nào phù hợp để phát triển năng lực cho các em HS trong các môn học cụ thể? Trên tinh thần đó, chúng tôi đã nghiên cứu việc áp dụng PPDH Khám phá trong dạy học Địa lý lớp 11, với mong muốn thông qua các hoạt động học tập có thể giúp các em HS phát triển tốt nhất các năng lực của bản thân.
1.1.2. Dạy học khám phá
1.1.2.1. Khái niệm về dạy học khám phá
Khái niệm khám phá
Có rất nhiều các tác giả, các nhà giáo dục học đã thảo luận về bản chất của khám phá và sử dụng những từ ngữ như : suy nghĩ quy nạp, suy nghĩ sáng tạo, dạy học tự phát hiện, phương pháp khoa học và những từ ngữ tương tự.
Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm cũng như bản chất của dạy học khám phá chúng ta cần nắm được khám phá là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, Khám phá có nghĩa là tìm ra
Khám phá ( Inquiry ) là một quá trình có mục đích của việc chiếm lĩnh tri thức, giải quyết các vấn đề. Lý thuyết này là bản kê khai nhiều dạng khám phá khác nhau và chỉ ra con đường tìm kiếm nhằm đạt được mục đích đề ra.
Khám phá là cách thức, con đường tìm kiếm những điều kì diệu và các vấn đề khó giải quyết để từ đó nhận biết được thế giới khách quan.
Khám phá là một thuật ngữ sử dụng chủ yếu trong dạy học các môn khoa học trong nhà trường. Nó đề cập đến cách đặt câu hỏi, cách tìm kiếm kiến thức hoặc thông tin, tìm hiểu về các hiện tượng phát hiện ra các điều ẩn dấu , bí mật trong các sự vật hiện tượng.
J.Richard Suchman, cha đẻ của chương trình dạy học khám phá được sử
dụng rộng rãi khắp nước Mỹ, đã từng nói rằng “ Khám phá là cách mọi người học khi họ đơn độc”. Đối với Suchman, khám phá là một cách tự nhiên mà loài người tìm hiểu về môi trường quanh mình.
Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy hoạt động khám phá trong học tập chỉ là sự phát hiện lại, khám phá lại những điều mà loại người đã tìm kiếm bằng con đường nghiên cứu khoa học và đã để lại trong di sản văn hóa của loài người, của dân tộc. Trong dạy học, hoạt động khám phá không phải là hoạt động tìm tòi, mò mẫm mà có sự hướng dẫn của GV.
Khái niệm về dạy học khám phá
Thuật ngữ dạy học khám phá ( Inquiry Teaching ) hay còn gọi là dạy học dựa trên sự khám phá ( Inquiry – Based Teaching ) được sử dụng và xuất hiện với tư cách là một PPDH tích cực, chủ động và sáng tạo. Xung quanh phương pháp dạy học này hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về nội hàm khái niệm của nó cũng như việc sử dụng phương pháp này trong các môn học ở nhà trường. Dưới góc độ bao hàm trong các PPDH tích cực khác nhau như : dạy học tự phát hiện, dạy học giải quyết vấn đề, khám phá quy nạp, khám phá diễn dịch, dạy học dự án...sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.
Khi nghiên cứu về DHKP nhóm tác giả Jackc Richards, John Platt and Heidi Platt đã quan tâm tới vai trò của cả người dạy và người học trong đó HS là người tự đánh giá, là người tự đưa ra kết quả và GV là người chính xác hóa các sản phẩm đó. Mặt khác, nhóm này còn chú ý tới nguồn thông tin đến với HS nên cho rằng : DHKP ( Discovery Learning ) là phương pháp dạy và học dựa trên những quy luật sau:
Người học phát triển quá trình tư duy liên quan đến việc khám phá và tìm tìm hiểu thông qua quá trình quan sát, phân loại, đánh giá, tiên đoán, mô tả và suy luận.
Giáo viên sử dụng một phương pháp giảng dạy đặc trưng hỗ trợ quá trình khám phá và tìm hiểu.
Giáo trình giảng dạy không phải là nguồn duy nhất cho người học.
Kết luận được đưa ra với mục đích thảo luận chứ không phải là cuối cùng.
Người học phải lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá quá trình học của mình với sự hỗ trợ của GV.
Ferriere Jerome Bruner cho rằng : Dạy học khám phá là “ lối tiếp cận dạy học mà qua đó, học sinh tương tác với môi trường của họ bằng cách khảo sát, sử dụng các đối tượng giải đáp những thắc mắc bằng tranh luận hay biểu diễn thí nghiệm”. Theo tác giả, việc học tập khám phá xảy ra khi cá nhân phải sử dụng quá trình tư duy để phát hiện ra ý nghĩa của điều gì đó trong bản thân họ. Để có được điều này, người học phải kết hợp quan sát, rút ra kết luận, thực hiện so sánh, làm rõ ý nghĩa số liệu để tạo ra một sự hiểu biết mới mà học sinh chưa từng biết trước đó. Giáo viên cần cố gắng và khuyến khích học sinh tự khám phá ra các nguyên lí, cả giáo viên và học sinh cần phải thực sự hòa nhập trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định : trong dạy học khám phá, không phải là học sinh tự khám phá tất cả các dữ liệu thông tin mà họ khám phá ra sự liên quan giữa các ý tưởng và các khái niệm bằng cách sử dụng những cái đã học. Bên cạch đó, J. Bruner đã chỉ ra 4 lí do cho việc sử dụng phương pháp khám phá như sau:
+ Thúc đẩy tư duy
+ Phát triển động lực bên trong hơn là tác động bên ngoài + Học cách khám phá
+ Phát triển trí nhớ
Về nghĩa của sự thúc đẩy tư duy: Bruner cho rằng một cá nhân chỉ có thể học và phát triển trí óc của mình bằng việc dùng nó.
Đối với lí do thứ 2, ông tin rằng khi đã thành công với PPKH, người học cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đã làm. Học sinh nhận được sự kích thích trí tuệ thỏa đáng, phần thưởng bên trong đó chính là động lực bên trong. Thường thì GV tác động bên ngoài thông qua những lời khen, phần thưởng bên ngoài. Nhưng nếu như họ muốn người học tìm được động lực
hoặc hứng thú thực sự trong việc học, họ phải xây dựng những phương pháp hoặc các hệ thống nhằm mang lại cho người học sự thỏa đáng của bản thân chứ không phải là động cơ bên ngoài. Nội lực có vai trò quyết định sự thành bại trong việc học tập của cá nhân.
Với lí do thứ 3 , ông nhấn mạnh rằng cách duy nhất mà một người học được các kĩ thuật khám phá đó là họ phải có cơ hội để khám phá. Thông qua khám phá, người học dần dần sẽ học được cách thức tổ chức và thực hiện các nghiên cứu của mình.
Đối với lí do cuối cùng : ông nhấn mạnh rằng một trong những kết quả tốt nhất của PPKP đó là hỗ trợ tốt hơn trí nhớ của người học, người học duy trì trí nhớ bền lâu. Chúng ta hãy nghĩ về một điều gì chúng ta đã nghĩ và so sánh với những thông tin đã được cung cấp thì những gì mà bạn đã tư duy và đi đến kết luận vẫn rõ ràng trong đầu của bạn cho dù bạn đã học cách đây nhiều năm, trong khi đó, những khái niệm mà bạn được người khác cung cấp đã mất đi.
J.Bruner đã nhấn mạnh tới vai trò cá nhân người học, khi dạy học phải chú ý tới việc khai thác động lực bên trong của HS và muốn vậy HS phải có cơ hội được khám phá, tìm tòi, tự mình phát hiện và tìm ra vấn đề. Người học sau khi tham gia vào quá trình khám phá không chỉ lĩnh hội được tri thức mà quan trọng hơn là nắm được cách tìm ra tri thức đó.
Cùng đồng tình với quan điểm chú trọng tới người học khi bàn về DHKP thì Geoffrey Petty cho rằng “ DHKP chỉ có thể được sử dụng nếu người học có khả năng rút ra được bài học mới từ kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình”. Tác giả lưu ý rằng, tìm thông tin trong sách không phải là cách học khám phá và nhấn mạnh các hoạt động khám thường được tiến hành theo nhóm. Chúng đòi hỏi phải có kĩ năng tư duy cao để tìm ra cái mới và vì người học tự tìm tòi vấn đề cho nên việc học có chất lượng cao. Mỗi thành
viên trong nhóm có thể cung cấp một phần “ bộ xếp hình” về những hiểu biết đối với chủ thể đang nghiên cứu.
Theo John Dewey, nhà tâm lí học nổi tiếng người Đan Mạch, đã đưa ra ý kiến cho rằng khám phá là sự tìm hiểu một cách có chủ động, kiên trì và kĩ lưỡng về một niềm tin hoặc một dạng kiến thức. Với Dewey , việc đặt nền móng cho“ bất kì một niềm tin nào đó” xảy ra trong các quá trình khám phá : lý do, bằng chứng, sự suy diễn và sự khái quát hóa.
Khi bàn về DHKP các tác giả trong nước cũng đã có những ý kiến như sau:
Theo tác giả Nguyễn Phú Lộc, để trả lời cho câu hỏi DHKP là gì? Tác giả đã trả lời như sau “ Việc học tập khám phá xảy ra khi các cá nhân phải sử dụng quá trình tư duy để phát hiện ra ý nghĩa của điều gì đó cho bản thân họ.
Nội dung cần được ẩn dấu. Công việc của HS là tự khám phá.... Để có được điều này, HS phải kết hợp quan sát và rút ra kết luận, thực hiện sự so sánh, làm rõ ý nghĩa số liệu để tạo ra một sự hiểu biết mới mà họ chưa từng biết trước đó”. Ta thấy, tác giả đã chú trọng tới vai trò của người học, chỉ khi nào HS tự mình quan sát tìm tòi khám phá thì khi đó HS sẽ tự mình lĩnh hội được kiến thức mới.
Bàn về dạy học khám phá, tác giả Trần Bá Hoành đã chú trọng tới bài toán nhận thức, tức là người học muốn giải quyết được nhiệm vụ lớn ( bài toán ban đầu) thì người học phải tự mình đi giải quyết được những nhiệm vụ nhỏ hơn thông qua những bài toán thành phần và khi giải quyết từng nhiệm vụ nhỏ thì khi đó nhiệm vụ lớn sẽ được hoàn thành. Ông viết, “ để sử dụng cách khám phá trong dạy học, trước hết phải xây dựng được các bài toán có tính khám phá –là bài toán được cho gồm những câu hỏi, những bài toán thành phần dần thể hiện cách giải bài toán ban đầu. Cách giải bài toán này thường là những quy tắc hoặc khái niệm mới”
Gần đây, các nhà khoa học đã đưa ra các danh mục khác nhau cho quá trình khám phá. Một trong nững danh mục đó, gồm có : quan sát, đo đếm, dự
báo, suy diễn, sử dụng các số, sử dụng các mối liên hệ không gian – thời gian, định nghĩa theo phương pháp toán tử, xây dựng các giả thuyết, diễn giải các dữ liệu, kiểm soát các biến số, thử nghiệm và thông tin.
Trong học tập, người học sẽ chủ động tham gia vào quá trình khám phá khi phải đối mặt với “ tình huống với nhiều sự lựa chọn” hoặc một vấn đề làm các em lúng túng và gây ra một số lo lắng nhất định cho bản thân. Trong phương pháp khám phá được trình bày ở đây, việc tạo ra những tình huống cần lựa chọn những vấn đề phức tạp là cần thiết đối với các hoạt động khám phá khoa học.
Như vậy qua nghiên cứu những nội dung liên quan đến DHKP của các tác giả, ta có thể thấy mặc dù chưa có một sự chính xác hóa về mặt khái niệm để trả lời cho câu hỏi “ Thế nào là dạy học khám phá?” nhưng hầu hết các tác giả, các lí giải về DHKP đều dựa trên cơ sở nghiên cứu việc học của con người. Học là quan tâm đến quá trình học bằng cách tìm hiểu những gì xảy ra trong óc người học, tức là cách tiếp cận về trí tuệ. Trí thức của trẻ không ở dưới trạng thái tĩnh mà luôn trong quá trình đang hình thành, chín muồi và phát triển. Dạy học chú trọng tới quá trình tư duy của trẻ tức là khêu gợi sức sống của các tri thức đã hình thành trong trẻ, phát triển nó, biến tri thức mới thành tài sản bên trong của trẻ.
DHKP là một phương pháp hướng dẫn, định hướng nhưng không phải là phương pháp duy nhất mà các nhà sư phạm sử dụng. Khám phá là sự tìm tòi tích cực, bao gồm nhiều quá trình mà qua đó biến kinh nghiệm trở thành kiến thức. Có 4 kiểu khám phá đó là :
- Khám phá quy nạp ( Inductive Inquiry ).
- Khám phá diễn dịch ( Deductive Inquiry ).
- Dạy học tự phát hiện hay Học tập khám phá ( Discovery learning ) - Giải quyết vấn đề ( Problem Solving ).
Như vậy, DHKP là một quá trình, trong đó dưới vai trò định hướng của người dạy, người học chủ động việc học tập của bản thân, hình thành các câu