Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11 - THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Cấu trúc và nội dung chương trình Địa lý lớp 11 – THPT
Chương trình địa lí kinh tế xã hội thế giới chiếm thời lượng lớn trong toàn bộ chương trình địa lí ở bậc trung học phổ thông. Sách giáo khoa Địa lí 11 chứa đựng nội dung thông tin phong phú, đa dạng, thực tiễn, hàm súc và được thể hiện trong một cấu trúc logic hợp lý. Điều quan trọng là trước khi học địa lí kinh tế - xã hội thế giới, HS đã được trang bị một hệ thống các khái niệm chung về địa lí kinh tế - xã hội trong chương trình địa lí lớp 10. Chương trình và sách giáo khoa địa lí 11 được xây dựng theo con đường diễn dịch và bao gồm 2 phần lớn:
Phần I: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới. Trong phần này chương trình đề cập đến một số vấn đề toàn cầu liên quan đến địa lí kinh tế thế giới như sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới, sự bùng nổ dân số, sự ô nhiễm môi trường, sự phát triển của nền kinh tế thế giới...Với cách tiếp cận như vậy, chương trình đào tạo ra cho HS một bức tranh khái quát về thế giới hiện đại với những vấn đề toàn cầu cần phải giải quyết và cũng tạo cho HS những căn cứ quan trọng để tìm hiểu, giải thích sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia tiêu biểu đại diện cho các nhóm nước khác nhau được trình bày trong phần II của chương trình.
Phần II: Phần địa lí kinh tế - xã hội của một số nước cụ thể. Phần này trình bày địa lí kinh tế xã hội của một số nước đại diện cho các nhóm nước khác nhau : Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, LB Nga, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Ôxtraylia là những nước tiêu biểu được chọn đưa vào chương trình.
1.2.2.2. Nội dung
SGK, sách bài tập, sách giáo viên là những tài liệu cụ thể hóa nội dung của chương trình, đảm bảo việc cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí phù hợp với mục đích, yêu cầu dạy học bộ môn trong nhà trường
phổ thông.
Toàn bộ nội dung SGK Địa lí bao gồm những tri thức địa lí được lựa chọn, cấu tạo phù hợp với cấu trúc loogic nội dung và cấu trúc logic của quá trình tiếp thu kiến thức của HS. Nội dung SGK được biểu hiện bởi hai kênh : kênh chữ và kênh hình.
Kênh chữ bao gồm hệ thống các bài học ( bài viết ), bài đọc thêm, một hệ thống các câu hỏi, bài tập, bài thực hành và những chỉ dẫn có tính sư phạm ( chữ in nghiêng, ghi chú ) được sắp xếp theo trình tự phù hợp với lí luận dạy học ( được xác định cho từng cấp học ). Kênh chữ là cơ sở đáng tin cậy để GV chuẩn bị giáo án, xác định mục đích, nội dung yêu cầu của các bài học cụ thể. Từ đó, GV chọn các phương pháp dạy học thích hợp và những đồ dùng dạy học cần thiết.
Nội dung cụ thể của chương trình Địa lí 11 – chương trình cơ bản :
Phần khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới
- Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước, cuộc cách mạng và khoa học công nghệ hiện đại : Hiện trên thế giưới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với trình độ phát triển kinh tế xã hội rất khác nhau, nhưng có thể phân các nước này thành hai nhóm nước là : nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự xuất hiện và bùng nổ của công nghệ cao với 4 công nghệ trụ cột là công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu xây dựng và công nghệ sinh học đã làm cho nền kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ, xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế : trong thời đại ngày nay, mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng trở nên phong phú và đa dạng.
Mối quan hệ đó diễn ra trong khu vực, trên toàn cầu và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu.
- Một số vấn đề mang tính toàn cầu: dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nạn khủng bố...đang trở thành gánh nặng của nhiều quốc gia trên thế giớivà trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại. hậu quả của các vấn đề trên gây ra không chỉ ảnh hưởng đến một hay một vài nước mà có ảnh hưởng đến toàn thế giới.
- Một số vấn đề của khu vực và châu lục : Bao gồm các vấn đề tiêu biểu của châu Phi ( khai thác, bảo vệ tài nguyên, bùng nổ dân số, nghèo đói, dịch bệnh), Mỹ La Tinh ( đô thị hóa tự phát, chênh lệch giàu nghèo, nợ nước ngoài, kinh tế phát triển không ổn định ), Tây Nam Á ( vai trò cung cấp dầu mỏ, xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố...)
Phần thực hành có một bài với yêu cầu về kỹ năng chủ yếu là viết báo cáo ngắn gọn dựa trên các tư liệu cơ bản đã cho sẵn.
Phần địa lí các khu vực và các quốc gia.
- Liên minh châu Âu ( EU) : Một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay, số lượng các thành viên liên tục tăng, với sự hợp tác, liên kết được mở rộng và phát triển. Ngày nay EU đã trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Đông Nam Á : Khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay. Đây là khu vực đông dân, giàu tài nguyên, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng đang có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hoa Kỳ : Một quốc gia rộng lớn ở trung tâm Bắc Mỹ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có. Dân đông, được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.
- Liên bang Nga : Là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục, một đất nước giàu tài nguyên, dân số đông. Liên bang Nga là nước có tiềm lực lớn về khoa học, kĩ thuật và văn hóa. Nền kinh tế của Liên bang Nga trải qua nhiều biến động lớn trong thập niên 90 ( thế kỉ XX ) nhưng đang
khôi phục lại vị thế cường quốc.
- Nhật Bản : Là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, dân đông, cần cù. Nên nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển thần kì trong những thập niên 50,60,70 ( thế kỉ XX) và trở thành một trong ba cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới.
- Trung Quốc: Là nước có diện tích rộng, dân số đông nhất thế giới với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc là quốc chậm phát triển. Gần đây, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
- Ôxtrâylia : Là quốc gia chiếm cả lục địa ở phía nam bán cầu, giàu tài nguyên khoáng sản, cảnh quan đa dạng, dân số không lớn và gia tăng dân số chủ yếu do nhập cư. Kinh tế Ôxtrôylia phát triển năng động và có trình độ cao.
Phần thực hành đều có trong mỗi bài học về các khu vực hay quốc gia.
Các kĩ năng cơ bản được yêu cầu là : phân tích, nhận xét số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích lược đồ, viết báo cáo ngắn gọn dựa trên cá tư liệu cơ bản cho sẵn.
Chính vì thế, SGK là một tài liệu quan trọng để HS học tập. GV nên chú ý hướng dẫn HS biết vận dụng SGK, khai thác những thông tin Địa Lí trong đó một cách chính xác và có hệ thống. Từ đó rèn luyện được năng lực tư duy, trí thông minh, tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập.
Kênh hình bao gồm một hệ thống các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ bổ sung cho các bài viết. Nó không những được coi ;à phương tiện minh họa cho bài học mà còn có giá trị tương đương như kênh chữ, một nguồn thông tin dưới dạng trực quan.
Kênh hình trong SGK Địa lí 11 ban cơ bản rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu...Đặc biệt số lượng bản đồ tăng lên nhiều lần so với chương trình lớp 10.
1.2.2.3. Hình thức trình bày
Về hình thức trình bày, bìa sách, các bài học được trình bày tương đối hài hòa, hợp lí, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Trong mỗi bài học, những kiến thức trọng tâm và các câu hỏi giữa bài được thể hiện bằng chữ màu xanh và in nghiêng. Các bảng số liệu cần được khai thác đều được in chữ đen trên nền xanh. Với sự trình bày như vậy đã thu hút được sự chú ý của HS trong quá trình học tập.
Đặc biệt phần kênh hình được thể hiện dưới dạng hình màu thể hiện tính trực quan cao, kích thích sự chú ý của HS trong quá trình học tập.