Nhận xét kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài: Tổ chức dạy học khám phá trong môn địa lý lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 110 - 119)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm

3.3.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm

Nhìn vào bảng 1 và bảng 2 kết quả kiếm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy như sau:

Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng là 12%

Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 4,1%

Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn ở lớp đối chứng 11,3%

Điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm không có, trong khi lớp đối chứng là 2 con điểm chiếm 4,8% tổng số học sinh tron lớp.

Ngoài ra, kết quả đó còn được thể hiện trực quan qua biểu đồ so sánh kết quả giữ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ( bảng 3). Ta thấy, lớp thực nghiệm được biểu diễn bằng cột màu xanh còn lớp đối chứng biểu diễm bằng cột màu đỏ. Biểu đồ thể hiện rất rõ sự chênh lệch về các loại điểm số giữa hai lớp.

Thông qua việc sử lí số liệu thu được về kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm rõ ràng cao hơn lớp đối chứng

Qua việc kiểm tra, thăm dò ý kiến HS sau khi kết thúc tiết học chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ cũng như sự hứng thú của các em HS qua các hoạt động khám phá. Đa số các em HS ở lớp thực nghiệm đều trả lời rằng thấy tiết học rất vui, sôi nổi, các em được hoạt động, suy nghĩ nhiều hơn nên không cảm thấy nhàm chán.

Điều đó chứng tỏ rằng hình thức và biện pháp sư phạm mà chúng tôi đưa ra trong Luận văn có tính khả thi. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để khẳng định PPDH Khám phá là PPDH tích cực, chủ động mang lại kết quả tốt trong việc rèn luyện và nâng cao năng lực cho HS. Đồng thời, mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học địa lí hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của Luận văn chúng tôi đã trình bày rõ một số nội dung cơ bản như:

- Chương 3 đã trình bày rõ mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc tiến hành thực nghiệm đối với đề tài “ Tổ chức dạy học khám phá trong môn địa lí 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Chúng tôi đã nghiên cứu, thiết kế bài học “ Tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á” theo PPDH Khám phá. Đồng thời tiến hành thực nghiệm sư phạm trên cơ sở giáo án đã được soạn

- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Bính, chúng tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Kết quả thực nghiệm cho thấy được ưu điểm và tác dụng của DHKP đã tác động to lớn đến HS cả ở ba mặt : kiến thức, kĩ năng và thái độ.

- Không những thế, qua DHKP các em còn được hoạt động nhiều hơn, phát triển hơn các năng lực như: năng lực quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá...

Như vậy kết quả thực nghiệm đã kiểm nghiệm và khẳng định được phần nào đó tính đúng dắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã dặt ra. Chứng tỏ việc tổ chức dạy học khám phá trong nôn địa lí lớp 11, nhằm mục tiêu phát triển năng lực HS nâng cao chất lượng dạy và học trong môn địa lí là khả thi và hiệu quả.

PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Môn Địa lí có vai trò đặc biệt quan trọng trong các môn học ở trường phổ thông. Nó cung cấp cho HS một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Mặt khác, Địa lí là môn học có tính tổng hợp nên nó bồi dưỡng cho HS một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn. Vì vây, đổi mới PPDH, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, nhất là rèn luyện nâng cao năng lực cho HS trong DHĐL là yếu tố cơ bản và cần thiết nhất góp phần tích cực vào việc đổi mới nền giáo dục Việt Nam. Từ đó, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và những người công dân mới với các kĩ năng thuần thục, có năng lực giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống và công việc, năng động, sáng tạo và có phẩm chất đạo đức tốt.

Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, cùng với việc mở rộng nền kinh tế, giao lưu văn hóa, khoa học giữa các quốc gia khu vực thì việc rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực cho HS là càng trở nên quan trong hơn bao giờ hết.

Thực trạng cho thấy việc đổi mới PPDH Địa lí chưa được diễn ra một cách đồng bộ và thực sự hiệu quả. Các giờ dạy địa lí còn nhều bất cập như : nặng về cung cấp kiến thức, chưa hướng tới việc tổ chức cho HS chủ động khám phá, tìm tòi tri thức mới, chưa chú trọng tới các phương pháp rèn luyện năng lực cho HS., chưa đánh giá thực chất được năng lực của HS...

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, dựa trên cơ sở khoa học của lí luận dạy học hiện đại và căn cứ vào đặc điểm cũng như thực trạng của việc dạy và học môn Địa lí ở trường THPT , chúng tôi đã nghiên cứu PPDH Khám phá nhằm mục đích khuyến khích HS chủ động trong việc khám phá, tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới từ đó góp phần nâng cao năng lực cho HS. Chúng tôi đã đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức dạy học khám phá trong môn Địa lí lớp 11. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được khám phá các tri thức, kiến thức về

địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội qua các bài học mới trên lớp, trong việc củng cố hoàn thiện kiến thức hay kể cả khi HS tự khám phá tri thức trong việc học ở nhà ( ngoài giờ học trên lớp). Ngoài ra, GV còn kết hợp một số các biện pháp như : sử dụng phiếu học tập, cho HS khám phá tri thức qua bản đồ, tranh ảnh, video clip, thảo luận nhóm, cho HS làm các dự án học tập...

Phương pháp Khám phá cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

GV cần sử dụng một cách linh hoạt, hợp lí để phát huy được tối đa hiệu quả của phương pháp này. Qua thực nghiệm sư phạm cho thấy, PPDH Khám phá mang tính khả thi cáo trong các tiết học địa lí lớp 11, đồng thời rèn luyện tốt một số năng lực cho HS đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề...Dạy học khám phá theo định hướng phát triển năng lực HS góp phần thực hiện chủ chương nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học nói chung, trong DHĐL nói riêng.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu luận văn, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, chúng tôi thấy rằng các cấp lãnh đạo sở GD – ĐT cần phải thường xuyên hơn nữa trong việc tổ chức các cuộc tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học. Lãnh đạo nhà trường THPT nên quan tâm, khuyến khích GV mạnh dạn nghiên cứu, đổi mới các giờ học địa lí của mình, tổ chức giao lưu giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm giữa các GV với các trường trong khu vực quận ( huyện ). Ủng hộ các giờ dạy có sự đổi mới của GV. Qua đó, GV sẽ ý thức được việc sử dụng hiệu quả các cách dạy học là yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. Cũng qua đó, họ hiểu được bản chất cũng như quy trình vận dụng của các cách dạy mới nhằm vận dụng chúng một cách khoa học và có hiệu quả nhất.

Thứ hai, GV ở các trường phổ thông cần đổi mới tư duy, chuyển hướng dạy học từ trọng tâm trang bị kiến thức sang hình thành và rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực cho HS. Trước khi thiết kế các bài học địa lí, GV

cần nhận thức được tầm quan trọng, các ưu điểm nhược điểm cũng như cách thức tiến hành của các phương pháp dạy học mới và tự trau dồi kiến thức chuyên môn.

Thứ ba, để nâng cao chất lượng dạy học chúng ta cần thay đổi và nâng cao nhận thức cũng như thái độ của HS đối với bộ môn Địa lí. Đa số các em vẫn còn coi địa lí là môn học phụ, chưa nắm được vai trò, ý nghĩa của môn học nên có thái độ coi thường, lệch lạc.

Thứ tư, để nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung bản thân mỗi HS cần phải thay đổi phương pháp học tập của mình. HS cần thường xuyên trau dồi và rèn luyện bản thân để phù hợp với các PPDH mới. Các em nên chủ động giao lưu, học hỏi bạn bè, chủ động tìm tòi khám phá kiến thức xung quan qua việc quan sát cuộc sống, đọc các sách báo, tạp trí, sách tham khảo và thông tin trên mạng internet.

Thứ năm, sở GD – ĐT , cũng như lãnh đạo các trường học tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, đặc biệt là việd trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, đầu video, mạng internet..., và phòng học bộ môn cho GV và HS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. ( Tài liệu BDTX chu kỳ 1993 – 1996 ). Bộ GD&ĐT – Vụ giáo viên.

2. Bộ GD&ĐT (2000), Các vấn đề đánh giá giáo dục., Dự án Việt Bỉ, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông môn Địa lí, Hà Nội.

4. Nguyễn Thanh Bình (1997), Tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương thức hợp tác. Tạp trí ngiên cứu giáo dục, số 12, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Chúng – Nguyễn Đức Vũ, Tìm hiểu kiến thức Địa lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Đăng Chúng – Nguyễn Đức Vũ (2009), Tìm hiểu kiến thức địa lí thế giới trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Cường – Prof . Bernd Meier ( 2012) , Lý luận dạy học hiện đại,Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội – Trường Đại Học POTSDAM, Hà Nội .

8. Một số biện pháp và kĩ thuật dạy học ( Dạy và học tích cực), Dự án Việt – Bỉ (2010), NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển tâm lí học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng ( 2003) , Phương pháp dạy học theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội .

11. Đặng Văn Đức – Trần Đức Tuấn ( 2008), Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí ( tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.

12. Geoffrey Petty (1998), (Bản dịch tiếng việt) Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes.

13. Giselle O. Martin Kniep (2011), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi,( người dịch Lê Văn Canh), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc ( chủ biên) , Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội

15. Phạm Minh Hạc (2002) , Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia ( xuất bản lần 2), Hà Nội

16. Trần Bá Hoành – Phó Đức Hòa – Lê Tràng Định. Áp dụng PPDH tích cực trong môn Tâm lý – Giáo dục, Dự án Việt Bỉ, 2002.

17. Trần Bá Hoành – Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa – Đại Học Sư Phạm, Hà Nội,2008

18. Nguyễn Phương Hồng. Tiếp cận kiến tạo trong dạy học khoa học theo mô hình tương tác. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 10/1997

19. Lê Thị Huế - Rèn luyện kĩ năng nhận thức tích cực cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông ( Vận dụng qua phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 – chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ, 2014.

20. Nguyễn Thị Huế - Nghiên cứu phương pháp khám phá quy nạp trong môn khoa học ở tiểu học, Luận văn thạc sĩ, 2007.

21. Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê (2005) , Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục

22. Đặng Thành Hưng – Dạy học hiện đại, Lý luận – Biện pháp – Kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002

23. I.A.Cairôp ( 1954 ), Giáo dục học, NXB Khoa học, Hà Nội

24. I.Ia.Lecne ( 1997), Dạy học nêu vấn đề ( Bản dịch tiếng Việt ), Nxb giáo dục, Hà Nội

25. I.F.Kharlamop ( 1978 ), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào NXB Giáo dục, Hà Nội

26. James H. Stronge ( 2011 ), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả,NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

27. Luật giáo dục Việt Nam.

28. Nguyễn Hữu Lương (2002), Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc.

NXB Văn hóa thông tin

29. Nguyễn Tuyết Nga. Áp dụng phương pháp tự phát hiện vào dạy học Địa lý ở tiểu học. Luận án tiến sĩ, 1999.

30. Nguyễn Tuyết Nga. Các bước hình thành mối quan hệ so sánh trong dạy học Địa lý ở trường tiểu học. Tạp trí Nghiên cứu giáo dục, số 10/1999

31. Phan Trọng Ngọ ( chủ biên ) – Nguyễn Đức Hưởng. Các lí thuyết phát triển tâm lý người. NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2003

32. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.NXB Đại học sư phạm.

33. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt ( 1987), Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

34. Lê Nguyên Phong ( 2000), Thử đi tìm PPDH hiệu quả. NXB Giáo dục 35. Giang Quân ( biên dịch) (2006), Những phương pháp giáo dục hiệu

quả nhất thế giới,Nhà xuất bản tư pháp Hà nội.

36. Robert J Marzano ( 2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học ( người dịch Nguyễn Hữu Châu ), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

37. Sách giáo khoa Địa lí 11,NXB GD Việt Nam.

38. Ông Thị Đan Thanh (2012), Địa lí kinh tế - xã hội thế giới, NXB Đại học sư phạm.

39. Thomas Amstrong ( 2011), Đa trí tuệ trong lớp học, NXB giáo dụcViệt Nam, Hà Nội

40. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên) (2007), Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn Địa lí lớp 11, NXB Đại học sư phạm.

41. Nguyễn Cảnh Toàn ( chủ biên) (2002) ,Học và dạy cách học, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề tài: Tổ chức dạy học khám phá trong môn địa lý lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)