Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11 - THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp khám phá trong dạy học Địa lí 11 ở trường THPT
1.2.3.3. Nguyên nhân và định hướng khắc phục những hạn chế
Về phía GV
Một, GV chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩ to lớn của việc đổi mới PPDH cũng như chưa nắm rõ bản chất và quy trình của từng PPDH tích cực nói chung, PPDH Khám phá nói riêng.
Hai là, GV còn nặng việc cung cấp kiến thức mà chưa chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện các năng lực của HS. Nhiều GV hiện nay nhận thức rằng HS không có hứng thú học tập nên để vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy là rất khó khăn. Một số thì liên quan tới thành tích, điểm số, thi đua trong lớp trường...
Ba, nhận thức chưa đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học địa lí nên một số GV còn lúng túng trong việc lựa chọn PPDH cũng như các KT dạy học sao cho phù hợp với từng bài học và từng đối tượng HS. Sự kết hợp giữa các PPDH truyền thống và PPDH hiện đại chưa hài hòa nên khiến chất lượng dạy học chưa đạt kết quả cao.
Bốn là, điều kiện giảng dạy của GV ở một số trường còn gặp khó khăn, GV không có đủ thời gian để đầu tư công sức cho tiết dạy, các phương tiện dạy học hiện đại như : máy chiếu, các phần mền ứng dụng cho giảng dạy, máy vi tính...còn nhiều hạn chế. Một số GV kĩ năng thực hành Công nghệ thông tin còn kém...Đó là những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học bộ môn nói riêng và rèn luyện phát triển năng lực cho HS nói chung ở các trường THPT.
Về phía HS
Trước hết, một thực tế rõ ràng là hầu hết các em HS có nhận thức chưa đúng đắn về giá trị của bộ môn, coi Địa lí là môn phụ nên chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, từ đó không có được hứng thú học
tập đối với bộ môn.
Hai là, phương pháp giảng dạy của GV chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới, vẫn còn tình trạng “ Đọc – chép” hoặc “ Nhìn – chép”, chưa chú trọng hình thành cũng như phát triển các năng lực cho HS đặc biệt là các năng lực như : giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực bản đồ, báo cáo...nên HS không có được ý thức tự giác, chủ động tìm tòi kiến thức địa lí.
Ba là, có rất nhiều các em HS bị sức ép về thành tích, điểm số từ phía gia đình, nhà trường dẫn tới việc các em bị khủng hoảng trong phương pháp học. Một số em không biết rằng mình nên học từ đâu, học như thế nào...? Đó cũng là một vấn đề cần đặt ra trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
Như vậy, chất lượng dạy học địa lí hiện nay ở trường THPT chưa cao là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là chưa chú trọng đổi mới hiệu quả PPDH, PPDH của GV chưa thu hút chưa kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS. Phát triển năng lực cho HS một cách hời hợt, còn HS thì không hứng thú tới việc nhận thức giá trị của kiến thức địa lí. Vấn đề đặt ra là cần phải phát huy năng lực của HS hiệu quả, nâng cao khả năng tự học, tự tìm tòi khám phá của HS như thế nào để góp phần đổi mới PPDH Địa lí ở trường THPT, nâng cao chất lượng học tập bộ môn?
r. Định hướng khắc phục những hạn chế
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, về vai trò, ý nghĩa của các PPDH tích cực nói chung, PPDH Khám phá nói riêng. Giúp thầy cô hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện, cũng như phát triển năng lực cho HS. Trong các tiết học nói chung, tiết học địa lí nói riêng GV tạo cho các em HS nhiều cơ hội được tự học hỏi, khám phá, lĩnh hội kiến thức thông qua các bài toán nhận thức, các hoạt động học tập cụ thể.
Hai là, cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, kĩ thuật và trang thiết bị dạy học hiện đại để GV có thể ứng dụng phục vụ cho việc sử dụng các PPDH mới mang tính phát huy vai trò của HS trong học tập. Thực tế cho thấy GV chỉ tích cực thực hiện đổi mới phương pháp khi nhà trường được trang bị đầy đủ về cở sở vật chất.
Muốn thành công ở bất kỳ một PPDH mới nào, GV phải thật sự đầu tư về thiết kế giáo án cũng như bài giảng trên lớp. Không có PPDH nào là toàn năng, điều quan trọng là GV phải biết kết hợp các PPDH khác nhau sao cho ...
Ba là, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần coi trọng việc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho GV về chuyên môn và nghiệp vụ, liên tục bồi dưỡng các phương pháp mới, các kĩ thuật dạy học mới.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bản thân GV phải là người thực sự tâm huyết với HS, mạnh dạn đổi mới, tìm tòi các PPDH phù hợp với nội dung từng bài học. GV cần tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các GV khác trong tổ, trong trường, đầu tư thời gian công sức cho bài giảng, có như vậy mới có những giờ học địa lí hay và hấp dẫn.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày chi tiết cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học khám phá trong môn Địa lý 11 THPT. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của môn Địa lý lớp 11 THPT, từ yêu cầu đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực hiện nay và từ đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 11 cúng tôi đã xác định nội hàm các khái niệm có liên quan đến PPDH Khám phá. Đồng thời, đã nêu lên những vấn đề liên quan đến dạy học khám phá như: đặc điểm, bản chất, ưu nhược điểm, cũng như những điều kiện để tổ chức dạy học khám phá. Chương 1 cũng đã nêu lên được mối quan hệ giữa dạy học khám phá và dạy học định hướng PTNL cho HS. Việc thực tế, điều tra, khảo sát, thu thập, số liệu theo phương pháp nghiên cứu khoa học đã được phân tích và rút ra những kết luận khái quát.
Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi đi sâu giải quyết những nội dung cơ bản của chương 2 “ Thiết kế và tổ chức dạy học khám phá trong môn Địa lý – THPT theo định hướng PTNL học sinh”
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG MÔN ĐỊA LÝ 11 – THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1. FFFF
2.1.Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức dạy học khám phá trong môn Địa lý 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trong hệ thống các ngành khoa học, Địa lý là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời, ngay từ thời kỳ cổ đại. Vai trò của nó đã được khẳng định nhờ những đóng góp lớn lao trong việc tìm hiểu, nhân thức thế giới qua nhiều thời đại và nhất là trong những thập kỉ gần đây trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trường phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội.
Trong nhà trường, về kiến thức môn Địa lý cung cấp cho HS những kiến thức về thiên nhiên nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên thế giới. Không những thế, Địa lí còn trang bị cho HS một số kỹ năng kĩ sảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động cũng như giáo dục phẩm chất, nhân cách cho HS.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của ngành giáo dục chính là phát triển năng lực và ý nghĩa của quá trình học. Năng lực trong bối cảnh giáo dục thể hiện những nhu cầu và nguyện vọng tăng cường mối liên hệ giữa thị trường lao động và giáo dục. Năng lực là sự kết hợp giữa ba yếu tố : Hành động phù hợp trong bối cảnh chuyên môn phù hợp, tranh luận về một hành động cụ thể và nhìn lại quá khứ.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học địa lí, đồng thời phát triển năng lực HS nhiệm vụ quan trọng từng bước đổi mới PPDH, áp dụng các PPDH tích cực trong đó có PPDH Khám phá. Việc tổ chức dạy học khám phá trong môn Địa lý lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực HS phải đảm bảo một số yêu cầu và nguyên tắc sau:
2.1.1.Yêu cầu
2.1.1.1.Những yêu cầu cơ bản của dạy học Địa lí lớp 11
Trong quá trình dạy học Địa lí lớp 11, GV phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản chung như:
Giúp HS nắm vững các đặc trưng, đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. GV giúp HS nắm được các khái niệm chung, khái niệm riêng về một nước và các mối liên hệ nhân quả. Khi dạy học địa lý kinh tế - xã hội, GV phải giúp HS hiểu được “ Đặc trưng của một nước là những đặt điểm nổi bật nhất, quan trọng nhất tạo nên bộ mặt đọc đáo, riêng biệt của một nước. Đặc trưng của một nước, một quốc gia được rút ra từ hệ thống các đặc điểm tiêu biểu, quan trọng của một nước về các mặt điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử, xã hội, kinh tế của một nước.”
Tăng cường rèn luyện kĩ năng và tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, đây là vấn đề mà chương trình và SGK đại lí lớp 11 đặc biệt coi trọng. Để rèn luyện kĩ năng cho HS đạt kết quả người GV cần phải : Giúp HS hiểu rõ được ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng; Giúp HS hiểu được các thành phần và các trình tự của việc rèn luyện một kĩ năng; Giao cho HS các bài tập ở trên lớp và ở nhà để rèn luyện. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS là xu hướng phát triển hiện đại mà dạy học địa lí lớp 11 cần phải thực hiện. Để làm tốt điều này, GV nên tăng cường tổ chức cho HS tích cực độc lập giải các bài toán nhận thức, lôi cuốn HS vào giải quyết các vấn đề học tập bằng cách vận dụng các thao tác tư duy, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin...
Một yêu cầu cơ bản nữa, bài học có tác dụng định hướng tư tưởng cho HS nó có ý nghĩa to lớn khi thế giới hiện đại đang có nhiều biến động hết sức phức tạp. Với yêu cầu như vậy, khi giảng dạy GV cần hết sức thận trọng trong việc liên hệ thức tế, hướng dẫn các em HS khám phá thế giới hiện thực một cách có định hướng nhằm tránh việc các em có tư tưởng sai lầm, lệch lạc về đối tượng địa lí.
Ngoài những yêu cầu cơ bản chung nêu trên, khi tổ chức dạy học khám phá trong dạy học địa lí lớp 11, cần lưu ý thêm một số yêu cầu sau:
2.1.1.2.Tổ chức dạy học khám phá phải đảm bảo mục tiêu dạy học.
Muốn tổ chức một giờ học hiệu quả, trước hết GV phải xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học. Mục tiêu bài học là những gì HS phải có được về kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo, thái độ và hành vi sau một bài học. Xác định đúng mcuj tiêu bài học là điều quan trọng để GV thiết kế, tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, mới có thể xác định được chuẩn đầu ra của bài học.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số GV xem nhẹ việc này, dẫn đến tình trạng họ gặp khó khăn trong quá trình xác định và thiết kế các hoạt động nhận thức cho HS trong đó có hoạt động tìm tòi, khám phá.
Mục tiêu bài học Địa lí hiện nay không chỉ nhằm cho HS hiểu và ghi nhớ kiến thức mà còn phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng và làm việc với các phương tiện học tập và biết vận dụng các thao tác tư duy để phát hiện và giải quyết các vấn đề, để khám phá và tự chiếm lĩnh tri thức. Khi xác định mục tiêu bài học, GV cần quan tâm tới tính toàn diện, tính phù hợp, tính định hướng và tính chirdaanx, chỉ rõ các công việc HS phải làm, phải thực hiện và sử dụng các động từ mô tả các hiện tượng có thể quan sát và đo lường được.
Cụ thể như:
Về kiến thức: Định nghĩa, giải thích, phân biệt được, so sánh được, trình bày được...
Về kỹ năng: Phân loại được, đo vẽ được, xác định được...
Về thái độ: Hình thành cái gì, chấp nhận cái gì, tự nguyện tham gia vào cái gì...
Ví dụ : Trong bài 11. Tiết 1 “ Khu vực Đông Nam Á. Tự nhiên, dân cư và xã hội”, Địa lí 11 – THPT, mục tiêu bài học cần xác định cụ thể như sau:
Về kiến thức:
+ Xác định và trình bày đƣợc đặc điểm, ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
+ Học sinh phân tích và đánh giá đƣợc các đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á.
+ Đánh giá đƣợc những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên, dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế của khu vực.
Về kĩ năng:
+ Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê và các tranh ảnh.
+ Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội khu vực Đông Nam Á.
Về thái độ, hành vi: Cần phải nhận thức được: Là công dân Việt Nam, thành viên của khu vực Đông Nam Á nên cần có ý thức bảo vệ, khai thác bền vững tự nhiên, các di sản văn hóa, cô gắng học tập để xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy, với việc xác định rõ mục tiêu bài học sẽ giúp GV dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các PPDH phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học địa lí. Các bài học về địa lí kinh tế - xã hội thế giới rất phù hợp để GV tổ chức cho HS những hoạt động khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh các em.
2.1.1.3Tổ chức dạy học khám phá phải phát triển năng lực cho HS, kích thích được hứng thú, tính trự giác chủ động học tập, tìm tòi, sáng tạo của HS.
Sự hình thành kiến thức của HS không chỉ đơn thuần là sự in vào đầu óc họ những kiến thức xem như cái đã co sẵn, đã được diễn đạt bằng ngôn ngữ và tồn tại độc lập với HS mà còn phải đạt đến sự phát triển về chất của cấu trúc hành động. Hoạt động của chủ thể còn tồn tại tương ứng với động cơ, sự hứng thú thúc đẩy hoạt động đó.
Trong quá trình học tập, HS nhất thiết phải thực hiện những hành động trí tuệ. Sự hình thành các biểu tượng, khái niệm được xem là sự hình thành các hành động trí tuệ, là những hành động ngôn ngữ trong, nó bắt nguồn từ hành động vật chất và trải qua giai đoạn ngôn ngữ ngoài. Nhờ có biểu tượng,
những nhu cầu trí tuệ, những hứng thú nhận thức của HS cũng bieén đổi căn bản. “ Cùng với hứng thú đối với sự kiện, đối với những biến cố sinh động, rõ ràng và đối với những vật cụ thể...còn phát triển mạnh một hứng thú đã nảy sinh từ trước nhưng còn ở tình trạng sơ đẳng, đó là hứng thú đối với mối liên hệ và tương quan của các hiện tượng thực tế, đối với những suy nghĩ lí thuyết về các hiện tượng đó, xuất hiện hứng thú đối với lí thú”.
2.1.1.4.Tổ chức dạy học khám phá phải phát triển năng lực cho HS phải gắn liền với việc chủ động tiếp thu kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cuộc sống.
Quá trình nhận thức kiến thức địa lý của HS luôn theo quá trình từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Trong dạy học địa lý, trước hết HS tri giác tài liệu về các đối tượng, quá trình địa lý cụ thể để tạo ra các biểu tượng.
Đó là giai đoạn nhận thức cảm tính của HS. Ở giai đoạn tiếp theo, bằng các hoạt động tư duy tích cực, độc lập, HS đi đến trừu tượng, khái quát thông qua việc xử lý các tri thức cụ thể. Đây chính là giai đoạn nhận thức lý tính. Trên cơ sở đó, HS năm được các khái niệm địa lý. Song việc học tập địa lý nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Tiếp đó, HS phải vận dụng tri thức đã học để tạo ra trong tư duy những mối liên hệ kiến thức cũ với những điều mới, chưa biết, rồi mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý đặc biệt là địa lý tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội...để có những hành động thực tiễn phù hợp với yêu cầu, trình độ, nhiệm vụ của mình.
Một trong những vấn đề đổi mới dạy học trong thời hội nhập, được các nhà giáo dục nhấn mạnh đó là việc vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống. Đó cũng là mục tiêu mà dạy học địa lý hướng tới. Như chúng ta đã biết, mọi khoa học đều là kết quả của nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn. Đối với môn địa lý, thực tiễn trước hết là đường lối, và các chủ trương chính sách xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn còn là những diễn biến xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hội trên thế giới và ở nước ta mà chúng ta thu được qua các