Một số nét chính về tiêu chảy, nguyên nhân gây tiêu chảy

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hát lót mai sơn sơn la (Trang 21 - 25)

Tiêu chảy là một hội chứng lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của đường tiêu hoá. Hiện tượng lâm sàng xuất phát từ nguyên nhân, triệu chứng, đặc điểm và tính chất của bệnh và được gọi với nhiều tên khác nhau.

- Tên chung nhất: Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia) - Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng

- Bệnh phân sữa (Milk- Scours)

Tiêu chảy là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm như: Phó thương hàn, E.coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, Rotavirus.

Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi, xuất hiện ở 3 giai đoạn chính (chia theo lứa tuổi)

Giai đoạn 1: sơ sinh tới vài ngày tuổi Giai đoạn 2: lợn con theo mẹ

Giai đoạn 3: lợn con sau cai sữa

Ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm 2.2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn

Trong lịch sử nghiên cứu về bệnh tiêu chảy, nhiều tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh được đánh giá cao, làm cơ sở cho việc chữa trị. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hội chứng có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc phát hiện nguyên nhân gây tiêu chảy ở từng nơi và từng giai đoạn khác nhau cũng thu được những kết quả khác nhau.

Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (1999) [35] có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy như: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, độc tố thức ăn gây nên các bệnh khác nhau đều dẫn đến tiêu chảy.

Những nguyên nhân chính:

- Ảnh hưởng của môi trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng: Thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại không đảm bảo thông thoáng, không đảm bảo vệ sinh…

- Do virus

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã khẳng định, có nhiều loại virus là tác nhân gây ra tiêu chảy. Ở lợn người ta thống kê được hơn 10 loại vius gây tiêu chảy: Adenovirus typ IV, Enterovirus…Các virus này tác động làm tổn thương đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy (Khootenghuat, 1995) [36] (Bohl E.H và cs, 1979) [.37] nghiên cứu bệnh viêm ruột, ỉa chảy ở lợn con cũng tim thấy rotavirus.

Cũng vào thời gian này, người ta còn tìm thấy nguyên nhân gây tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn là một loại virus giống như coronavirus. Dùng virus phân lập được gây bệnh thực nghiệm thấy virus không chỉ gây bệnh cho lợn con mà cả lợn nuôi thịt và cũng từ đó virus này được gọi là virus gây tiêu chảy truyền nhiễm của lợn là (PEDV), (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [38.]

- Do vi khuẩn

Đa số các tác giả đều cho rằng một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn là vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coli và Salmonella.

Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây nên các bệnh tiêu chảy thường gặp, người ta đã chứng minh vai trò của E.coli trong bệnh lợn con phân trắng. Vai trò gây bệnh của E.coli gồm các Serotype: 08; 0139; 0141; 0145; 0147; 0149 (Glawisching E và cs, 1992) [39].Vi khuẩn Salmonella choleraresuisSaltyphymurium là 2 tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa bắt đầu vỗ

béo (LavaA, 1997) [40]. (Hồ Văn Nam và cs, 1996)[41] khi nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột nhận thấy: Vi khuẩn E.coli không chỉ là vi khuẩn có mặt thường xuyên trong ruột lợn đang bú sữa và bội nhiễm khi ỉa phân trắng, mà nó còn được tìm thấy trong 100% mẫu phân lợn ở những lứa tuổi lớn hơn.

Ngay ở lợn khoẻ mạnh vi khuẩn E.coli cũng bội nhiễm theo lứa tuổi:

Trong 1g phân lợn ở 1- 21 ngày tuổi, số lượng E.coli là 55,4 triệu con. Con số đó tăng dần theo lứa tuổi, ở lợn 22- 60 ngày tuổi là 90,9 triệu con và 150 triệu vi khuẩn trong 1g phân lợn nái. Khi lợn viêm ruột ỉa chảy, kết quả nghiên cứu cho thấy, E.coli không chỉ bội nhiễm ở 2 tháng tuổi, mà ở lợn lớn hơn và cả ở lợn nái cũng có tình trạng tương tự. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu tương tự của (Cù Hữu Phú và cs (1999) [42]. Các tác giả này cho thấy 70 mẫu bệnh phẩm của lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các lứa tuổi khác nhau, đã phân lập được 60 chủng E.coli, chiếm 85,75% và Salmonella chiếm 80%. Từ kết quả này đã khẳng định, hai loại vi khuẩn E.coliSalmonella đóng vai trò chính gây chứng tiêu chảy.

- Do ký sinh trùng

Khi nghiên cứu về vai trò của ký sinh trùng, (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [.43] cho thấy giun tròn, sán lá ruột… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn các lứa tuổi.

- Do thức ăn kém chất lượng hoặc thức ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo, do sữa mẹ….

- Do độc tố

- Do dinh dưỡng: Thiếu vitamin, thiếu sắt…

Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định rằng: Trong chăn nuôi bệnh tiêu chảy là bệnh nan giải và là bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn nhất.

* Một số phương pháp hạn chế tiêu chảy ở lợn

Trong đường ruột của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo trạng thái thăng bằng cho hoạt động của đường ruột. Khi hệ vi sinh vật cân bằng thì những vi sinh vật có lợi, phần lớn là vi khuẩn lactic, chiếm 90%

sẽ hoạt động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển, gây rối loạn đường tiêu hóa gây tiêu chảy.

Xuất phát từ cơ sở trên, nhiều nhà nghiên cứu đã chế chế phẩm thuộc các dạng khác nhau từ vi khuẩn hữu ích để đưa vào đường ruột tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được công bố.

Nguyễn Như Viên (1976) đã sản xuất thành công chế phẩm Bacillus subtilis bằng cách cấy vi khuẩn Baccillus subtilis vào môi trường đậu tương, nước cám gạo, thậm chí trong cả nước râu ngô. Theo tác giả, trong đó hàm lượng subtilis có thể hạn chế được vi khuẩn gram âm và gram dương. Có thể dùng chế phẩm để điều trị viêm ruột, ỉa chảy ở lợn các lứa tuổi khác nhau.

(Chu Đức Thắng, 1997) [44].

Năm 1981, Vũ Văn Ngữ, Lê kim Thao đã áp dụng chế phẩm vi sinh vật subcolac đưa vào đường ruột là một hỗn hợp của loại vi khuẩn sống Baccilus subtilis, Coli bacteriumLacto baccilus, chế phẩm này một mặt cung cấp một số men cần thiết, một mặt lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột để góp phần khắc phục rối loạn tiêu hóa ở đường ruột (Chu Đức Thắng, 1997) [45].

Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [46] đã khẳng định kết quả phòng trị bệnh đường ruột và tác dụng điều tiết kích thích sinh trưởng của chế phẩm Biolactyl rất tốt.

Nguyễn Thị Thạnh, (1995) [47] dùng Biolactyl để chống bệnh tiêu chảy ở lợn con.

Theo Vũ Văn Quang (1999) [48] dùng chế phẩm vi sinh vật Lactobaccilus acidophilus bổ sung cho lợn con thì tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy giảm từ 58,33% xuống còn 25%. Đồng thời chế phẩm vi sinh vật này có tác dụng làm cho vi khuẩn SalmonellaE.coli giảm đi như sau: Lô ĐC E.coli 68,24 triệu vi khuẩn/1gam phân, salmonella 27,75 triệu vi khuẩn/1gam phân.

Còn lô TN E.coli 61,18 triệu vi khuẩn/1gam phân, Salmonella 26,17 triệu vi khuẩn/1gam phân.

Đến năm 1977, Phan Thanh Phượng và cs [49] khống chế bệnh lợn con ỉa phân trắng trong chế phẩm kháng sinh do vi sinh vật tiết ra có tác dụng tốt đối với gia súc, gia cầm như những sinh vật sản sinh ra penicillin thuộc giống nấm mốc penicillinaspergillus.

Theo Phan Thanh Phượng (1998) [50] tại chi cục Thú y Hà Nội đã dùng chế phẩm sữa chua lên men lactic để điều trị bệnh tiêu chảy của lợn con đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hát lót mai sơn sơn la (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)