Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hát lót mai sơn sơn la (Trang 63 - 99)

3.3. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của chế phẩm Na butyrate đến sinh trưởng của lợn thịt

3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

Dựa trên cơ sở số liệu về khối lượng cơ thể cân theo tháng tuổi chúng tôi đã tính toán kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm. Đây là những chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện tốc độ sinh trưởng bình quân trên một đơn vị khảo sát.

Nó thể hiện quy luật sinh trưởng của lợn, sự ổn định về điều kiện chăn nuôi nói chung và sức khoẻ của lợn nói riêng. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) tính bình quân qua 2 lần nhắc lại.

Lô TN

Tháng TN Đ/C TN1 TN2 TN3

Tháng 1 535,2 540,6 592,9 611,6

Tháng 2 664,8 695,2 744,8 797,2

Tháng 3 981,9 974,2 995,5 1054,2

Tháng 4 907,3 1,0660 1048,0 1148,0

TBToàn kỳ 772,3 820,3 845,3 902,75

So sánh (%) 100 106,5 109,8 115,2

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của cả lô thí nghiệm và đối chứng đều tuân theo quy luật chung về sinh trưởng của gia súc. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn TN tăng dần qua các tháng tuổi, tăng nhanh nhất ở tháng thí nghiệm 4, sinh trưởng tuyệt đối cao nhất là ở lô thí nghiệm 3giai đoạn 45 đến 60 ngày tuổi thí nghiệm (tức 110 – 121 ngày tuổi) là 1.148 g/con/ngày .

Trung bình sinh trưởng tuyệt đối toàn kỳ lô thí nghiệm 3 có sinh trưởng cao nhất (0.904 g/con/ ngày), cao hơn về sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm 2 là: 241g/con/ngày (P > 0,05), cao hơn lô thí nghiệm 1là: 141 g/con/ngày cao hơn lô đối chứng là: 27,33 g/con/ngày.

Kết quả cho thấy sinh trưởng tuyệt đối cả đợt cao nhất vẫn là lô thí nghiệm 3, sau đó đến lô thí nghiệm 2, lô thí nghiệm 1 và thấp nhất là lô đối chứng.Khi phân tích sự sai khác này bằng thống kê toán học, chúng tôi cũng nhận thấy rằng sự sai khác này là không có ý nghĩa.

Khi so sánh kết quả giữa lô đối chứng với các lô thí nghiệm cho thấy với mức bổ sung 5% Na Butyrate ở lô thí nghiệm 3 cho kết quả cho sinh

trưởng tuyệt đối cao nhất, cao hơn so với lô thí nghiệm 2 bổ sung 2,5% Na Butyrate là 7,5 %, cao hơn so với lô thí nghiệm 1 bổ sung 0,1% colistin là 10,9 %. Kết quả này cho ta thấy rõ hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Na Butyrate với mức 2,5% và 5% và o k hẩ u p hầ n ă n c ho nên lợn ở c á c lô thí nghiệm đã phát huy rất tốt khả năng sinh trưởng của chúng.

Biến động khả năng sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt được minh hoạ bằng đồ thí sinh trưởng sau:

Hình 3.6: Biểu đồ Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 3.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

Dựa trên cơ sở số liệu về sinh trưởng của lợn thí nghiệm, chúng tôi tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng tương đối để thấy rõ hơn quy luật sinh trưởng của lợn thí nghiệm.Kết quả này được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)

Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 TN 3

Tháng TN1 70,79 72,65 76,73 78,61

Tháng TN2 47,21 48,23 49,16 50,97

Tháng TN3 46,29 45,12 43,93 44,562

Tháng TN 28,76 32,58 30,99 32,23

Qua số liệu ở bảng 3.5 ta thấy sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm tuân theo quy luật sinh trưởng chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi phù hợp với quy luật phát triển của gia súc.

Mức độ giảm của sinh trưởng tương đối có xu hướng chậm dần ở các lô sử dụng chế phẩm Na Butyrate. Ở giai đoạn tháng thí nghiệm 1, sinh

trưởng tương đối của lô thí nghiệm 1 cao hơn so với lô đối chứng là 2,6 %, lô thí nghiệm 2 cao hơn so với lô đối chứng là 8,3% và lô thí nghiệm 3 cao hơn so với lô đối chứng là 11,04 %. Đến giai đoạn kết thúc thí nghiệm, sinh trưởng tương đối của lợn giảm đi, sinh trưởng tương đối của lô thí nghiệm 1 cao hơn so với lô đối chứng là 13,2 %, lô thí nghiệm 2 cao hơn so với lô đối chứng là 7,7 % và của lô thí nghiệm 3 cao hơn so với lô đối chứng là 12,0 % so với lô đối chứng.

Từ kết quả trên cho thấy sử dụng Na- butyrate bổ sung trong khẩu phần thức ăn có tác dụng tốt, nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn.

Biến động sinh trưởng tương đối của lợn thịt được minh hoạ bằng đồ thí sinh trưởng sau:

Hình 3.7: Biểu đồ Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm Qua biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thịt đã thể hiện rõ sinh trưởng phát dục, giảm dần theo dạng đồ thị hyperbol phù hợp với quy luật phát triển của gia súc, giá trị sinh trưởng tương đối giảm càng nhanh qua các giai đoạn tuổi chứng tỏ gia súc phát triển càng tốt.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi về thức ăn của lợn thí nghiệm 3.4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm

Để đánh giá chính xác khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm, chúng tôi theo dõi, ghi chép đầy đủ về thức ăn hàng ngày sau đó xử

lý số liệu, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày)

Lô TN Giai đoạn

Đ/C TN1 TN2 TN3

Giai đoạn 1(lợn 15-25 kg) 1,12 1,26 1,29 1,25 Giai đoạn 2(lợn 26-50 kg) 1,39 1,60 1,65 1,67 Giai đoạn 3(lợn > 50 kg) 2,78 2,88 2,99 3,05

Σ TA cả kỳ TN 2,18 2,35 2,43 2,48

So sánh 100 107,68 111,48 113,53

Kết quả theo dõi ở bảng 3.8 cho thấy, mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Ở giai đoạn 1, lượng thức ăn tiêu thụ cao nhất ở lô thí nghiệm 2;1,29 kg/con/ngày, cao thứ 2 là lô thí nghiệm 1;1,25 kg/con/ngày, tiếp theo là lô thí nhiệm 3; 1,26 kg/con/ngày, thấp nhất là lô đối chứng chỉ đạt 1,12 kg/con/ ngày. Ta thấy ở giai đoạn 1 này đã có sự chênh lệch về khả năng thu nhận thức ăn giữa lô đối chứng với lô thí nghiệm mặc dù sự chênh lệch đó là chưa cao, nhưng càng về giai đoạn cuối thì sự chênh lệch về khả năng thu nhận càng lớn.

Ở giai đoạn 3 của tức là vào tháng thứ tư thí nghiệm khả năng thu nhận thức ăn cao nhất ở lô thí nghiệm 3 là 3,05 kg/con/ngày, cao hơn lô đối chứng là 0,27 kg /con/ngày, ở lô thí nghiệm 2 là 2,99 kg/con/ngày, cao hơn lô thí nghiệm 2 là 0,21 kg/con/ngày; lô thí nghiệm 1 là 2,88 kg/con/ngày, cao hơn lô thí nghiệm là 0,1 kg con/ ngày, khả năng thu nhận thức ăn thấp nhất là lô đối chứng đạt 2,78 kg/con/ngày

Khi theo dõi mức thu nhận thức ăn giữa 4 lô ta thấy có sự sai khác. Ở tất cả các giai đoạn thí nghiệm, mức thu nhận thức ăn của lợn ở lô thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng. Như vậy chứng tỏ rằng, chế phẩm Na- butyrate đã có ảnh tốt tới khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm, khi bổ sung Na-

butyrate vào khẩu phần ăn cho lợn đã kích thích tính ngon miệng, tính thèm ăn giúp cho lợn ăn nhiều hơn.

3.4.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (TTTĂ/1kg tăng khối lượng) (kg)

Như chúng ta đã biết, thức ăn chiếm 70-75% chi phí thức ăn về giá thành của sản phẩm trong chăn nuôi lợn thịt. Vì thế ngoài việc nghiên cứu các sản phẩm thay thế kháng sinh thì việc nghiên cứu giảm tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng là một trong những mục tiêu của khoa học nghiên cứu chăn nuôi lợn hiện nay.

Trong thí nghiệm của chúng tôi, ngoài theo dõi về ảnh hưởng của chế phẩm Na Butyrate đến sinh trưởng của lợn thịt thì việc theo dõi đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Na Butyrate đến tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là rất cần thiết. Thực tế cho thấy tiêu tốn thức ăn trên một kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng cao.

Việc theo dõi thức ăn của lợn thí nghiệm được tiến hành liên tục, hàng ngày. Kết quả về chỉ tiêu này được trình bày ở Bảng 3.4.

Bảng 3.7: Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

Diễn giải Đ/C TN1 TN2 TN3

Tổng thức ăn tiêu tốn 1352,60 1340,30 1381,30 1367,00 Tổng khối lượng thịt tăng 466,40 496,40 511,60 546,80

TTTA/ kg tăng KL 2,90 2,70 2,70 2,50

So sánh (%) 100 93,10 93,10 86,00

Qua số liệu ở bảng 3.5 cho chúng ta thấy tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ở lô thí nghiệm 3 là thấp nhất là 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, lô thí nghiệm 2 và 1 thấp thứ 2 đều là 2,7 kg thức ăn/kg

tăng trọng, tiêu tốn thức ăn cao nhất là lô đối chứng 2,9 kg thức ăn/kg tăng trọng.

Nếu lấy lô đối chứng là 100% thì tiêu tốn thức ăn ở cả 3 lô thí nghiệm đều thấp hơn 6,9 % ở 2 lô thí nghiệm 1 và 2, 13,80% ở lô thí nghiệm 3.

Ở cả 3 thí nghiệm, lợn ở lô thí nghiệm có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng đều thấp hơn lô đối chứng. Mặc dù sự sai khác này không giống nhau ở cả 3 thí nghiệm, nhưng kết quả thu được cũng cho ta thấy vai trò của chế phẩm Na Butyrate trong quá trình tiêu hóa của lợn, có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng phát dục của lợn thịt, từ đó nâng cao khả năng sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm, giảm chi phi thức ăn cho kg tăng trọng.

3.4.3. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 Kg tăng khối lượng

Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của lợn nuôi thịt.Tiêu tốn năng lượng / kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng cần được đánh giá, kết quả theo dõi về về chỉ tiêu này được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9: Tiêu tốn năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (Kcalo/ kg )

Chỉ tiêu Đ/C TN1 TN2 TN3

Tiêu tốn năng lượng (Kcal/kg)

Giai đoạn 1(lợn 15-25 kg) 9319,9 8677,1 8677,1 8034,4 Giai đoạn 2(lợn 26-50 kg) 9389,8 8742,3 8742,3 8094,7 Giai đoạn 3(lợn > 50 kg) 9415,3 8766,0 8766,0 8116,6

Trung bình 9375,0 8728,4 8728,0 8081,9

So sánh (%) 100 93,1 93,1 86,2

Kết quả ở bảng số liệu cho thấy: Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng trung bình của cả 3 giai đoạn ở lô đối chứng là cao nhất 9375 kcal/kg, tiêu tốn năng lượng thấp nhất là lô thí nghiệm 3 (8081, 9kcal), ở hai lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 tiêu tốn năng lượng tương đương nhau là 8728,4;

8728,0 kcal.

Như vậy hệ số tiêu tốn năng lượng ở lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 đều thấp hơn so với lô đối chứng, đặc biệt lô thí nghiệm 3 tiêu tốn năng lượng trao đổi giảm rõ rệt so với lô đối chứng, chứng tỏ chế phẩm Na Butyrate làm tăng khả năng tiêu hóa có tác dụng làm giảm tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của lợn con.

Như vậy, việc bổ sung Na Butyrate tiêu hóa có tác dụng rất tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn con, làm giảm thời gian nuôi dưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.

3.4.4. Tiêu tốn Protein cho 1 kg tăng khối lượng

Protein là cơ sở của sự sống, nó có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể lợn và là phần chiếm tỷ lệ cao trong tăng trọng phần thịt nạc của lợn nuôi thịt.Trong cơ thể lợn, protein luôn ở trạng thái động, tức là luôn có protein mới được tổng hợp để sinh trưởng, để tích luỹ thịt nạc và bù đắp phần hao hụt do sự phân giải protein. Cơ thể lợn không có dự trữ protein, cũng không thể tổng hợp được protein từ các chất dinh dưỡng khác như glucid, lipid.. vì thế nguyên liệu để tổng hợp protein của cơ thể chỉ có thể là protein trong thức ăn.

Kết quả nhiên cứu tiêu tốn protein /1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.10 :Tiêu tốn Protein cho 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm.

Chỉ tiêu Đ/C TN1 TN2 TN3

Tiêu tốn Protein (g/Kg)

Giai đoạn 1(lợn 15-25 kg) 22,07 21,66 18,71 20,71 Giai đoạn 2(lợn 26-50 kg) 33,76 32,23 35,07 30,25 Giai đoạn 3(lợn > 50 kg) 169,14 168,88 175,49 175,79 Tổng protein tiêu tốn/lô 482,34 448,76 448,16 414,68

So sánh (%) 100 93,0 92,9 86,0

Qua kết quả theo dõi về tiêu tốn protein/ 1 kg tăng khối lượng lợn ở bảng 3.10 cho thấy: Tổng tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng lần lượt là lô đối chứng 482,34g/kg, thí nghiệm 1 là 448,76 g/kg, lô thí nghiệm 2 là 448,16g/kg, lô thí nghiệm 3 là 414,68 g/kg.

Ta thấy tiêu tốn protein/1kg tăng khối lượng lợn ở lô đối chứng là 482,34g/kg là cao nhất, mức tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của cả 3 lô thí nghiệm đều thấp hơn lô đối chứng (lần lượt là 448,76, 448,16 và 414,68 g/kg)

Điều này chứng tỏ khi bổ sung Na Butyrate vào khẩu phần ăn cho lợn đã có tác dụng tốt đến khả năng sử dụng protein từ thức ăn.

3.5. Kết quả mổ khảo sát đánh giá năng suất thịt của lợn thí nghiệm Để đánh giá chính xác khả năng sản xuất thịt của lợn thí nghiệm, bên cạnh việc theo dõi khả năng sinh trưởng của chúng qua các tháng tuổi, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát mỗi lô 2 con lợn thịt và tính toán một số chỉ tiêu, kết quả mổ khảo sát được trình bày ở bảng 3.11

Bảng 3.11 Kết quả mổ khảo sát lợn thịt (n = 8 con)

STT Chỉ tiêu Đ.V.T Đ/C TN1 TN2 TN3

1 khối lượng sống (X ) (kg) 104 115.5 122.5 124.5

2 kL thịt móc hàm (Kg) 84.925 95.6 102.5 104.4

3 Tỷ lệ móc hàm (%) 81.66 82.755 83.667 83.855

4 Khối lượng thịt xẻ (Kg) 76.85 84.9 87.75 87.65

5 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 72.90 73.535 73.63 73. 99

6 Khối lượng thịt nạc Kg 45.97 49.2 50.75 50.7

7 Tỷ lệ thịt nạc (%) 56.82 57.962 57.841 57.849

8 KL mỡ (kg) 11.97 14.55 14.75 14.6

9 Tỷ lệ thịt mỡ (%) 16.58 17.136 16.801 16.654

10 KL xương (kg) 12.45 13.5 13.65 13.6

11 Tỷ lệ xương (%) 16.20 15.898 15.552 15.513

12 KL da (kg) 5.125 6.35 7.15 7.3

13 Tỷ lệ da (%) 6.67 7.47 8.15 8.33

14 Độ dày mỡ lưng (mm) 1.035 1.15 1.225 1.15

15 Dài thân thịt (cm) 92 98.5 107 108.75

16 Tỷ lệ hao hụt (%) 1.74 1.53 1.66 1.65

Kết quả mổ khảo sát ở bảng 3.9 cho thấy: tỷ lệ móc hàm có sự khác nhau giữa các lô, tỷ lệ móc hàm của lô đối chứng thấp nhất là 81.66, lô thí nghiệm 1 thấp thứ 2 là 82.755, còn ở 2 lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 là tương đương nhau đều là 83.667 và 83.855%.

Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng, tỷ lệ thịt xẻ cao nhất ở lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 là 73.63%

và 73. 99%, tiếp theo la tỷ lệ thịt xẻ của lô thí nghiệm 2 là 73.535% và thấp nhất là lô đối chứng 72.90%.

Đối với lợn thịt, tỷ lệ thịt nạc là chỉ tiêu quan trọng nhất, có giá trị nhất trong thân thịt xẻ.Tỷ lệ thịt nạc càng cao thì phẩm chất thịt xẻ càng cao, giá bán lợn thịt cao

Trong các lô thí nghiệm, tỷ lệ nạc ở lô lô thí nghiệm 3,4 cao nhất 57.841%,57.849%, lô 1 và lô đối chứng lần lượt là 57.962% và 56.82%.

Qua kết quả ở trên chứng tỏ rằng khi bổ sung chế phẩm Na Butyrate với mức 2,5% và 5% vào khẩu phần ăn của lợn thí nghiệm đã làm tăng tỷ lệ thịt nạc hơn so với lô đối chứng, nhưng vơi mức tăng như vậy là không đáng kể, sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Lan Phương và Cs [11]

Tỷ lệ mỡ, độ dày mỡ lưng là tương đương nhau, không có sự khác biệt lớn giữa các lô thí nghiệm với lô đối chứng, tỷ lệ mỡ ở đối chứng là 16.58%, ở lô thí nhiệm 1 là 17.136%, ở lô thí nhiệm 2 là 16.80%, ở lô thí nhiệm 3 là 16.654%.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và Cs [5] giết mổ lợn có khối lượng 90 kg thì tỷ lệ thịt móc hàm của lợn lai 4 máu ngoại là 78,63%, của lợn 5 máu ngoại là 79,90%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.

3.6. Các chỉ tiêu chất lượng thịt

3.6.1 Tỷ lệ vật chất khô và protein trong thịt lợn thí nghiệm

Để đánh giá phẩm chất thịt của lợn thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hoá học của thịt lợn ở cả 4 lô thí nghiệm giết mổ lúc 7 tháng tuổi và kết quả phân tích thành phần hóa học được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.12 Kết quả phân tích tỷ lệ vật chất khô và protein trong thịt lợn thí nghiệm (%)

Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Đ/C TN1 TN2 TN3

Tỷ lệ vật chất khô trong thịt (%) 25,73 25,41 27,82 27,36 Tỷ lệ protein trong thịt (%) 21,59 21,79 22,16 22,28

Qua bảng 4.13 ta thấy: tỷ lệ vật chất khô trong thịt lợn thí nghiệm của lô đối chứng và lô thí nghiệm1 là tương đương nhau, kết quả phân tích đều là 25,73% ở lô đối chứng, 25,41% ở lô thí nghiệm 1, còn hai lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 có tỷ lệ vật chất khô tương đương nhau là 27,82%; 27,36 %, tỷ lệ vật chất khô cao hơn lô thí nghiệm 1 và lô đối chứng là 9,5% và 6,3%.

Ta thấy kết quả phân tích thành phần hoá học trong thịt nạc của lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm trên có sự chênh lệch về tỷ lệ % vật chất khô.

Cũng từ kết quả ở bảng 3.12 ta thấy tỷ lệ protein trong thịt lợn của lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự chênh lệch nhau, tỷ lệ protein cao nhất ở lô thí nhiệm 3 là 22, 28%, lô thí nghiệm 2 là 22,16%, lô thí nghiệm 1 là 21,79%

thấp nhất là lô ĐC là 21,59%, tương ứng tỷ lệ vật chất khô ở lô TN3 cao hơn 3,2%, lô thí nghiệm 2 cao hơn là 2,6%, lô thí nghiệm 1 cao hơn 0,9% so với lô đối chứng.

So sánh với kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học thịt lợn Mẹo của Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, (2005) [54] thì thấy: Kết quả phân tích của chúng tôi về tỷ lệ vật chất khô và protein của lợn thịt thí nghiệm cao hơn một

chút.

Chúng tôi thấy sự chênh lệch giữa các lô thí nghiệm là không rõ ràng nên không có ý nghĩa về thống kê. (P > 0, 05)

Như vậy, sự khác biệt về thành phần hoá học của các lô thí nghiệm là không rõ ràng. Việc bổ sung 2,5 và 5% Na Butyrate vào khẩu phần ăn của lợn thí nghiệm không ảnh hưởng đến thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm.

Chúng tôi kết luận rằng đó là hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Na Butyrate vào khẩu phần thức ăn đã làm tăng tỷ lệ protein trong thịt nạc của lô thí nghiệm nên cao hơn so với lô đối chứng.

3.7. Các chỉ tiêu về kinh tế

3.7.1. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Na butyrate, trong chăn nuôi lợn thịt

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng hiệu quả hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu của những người chăn nuôi, trong đó yếu tố Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chi phí thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng, khả năng chuyển hoá thức ăn và giá thành thức ăn.

Để đánh giá chăn nuôi lợn có đạt hiệu quả thấp hay cao khi bổ sung chế phẩm Na Butyrate vào khẩu phần ăn của lợn thí nhiệm. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng thức ăn mà lợn thí nghiệm ăn hàng ngày. Trên cơ sở đó hoạch toán những chi phí sử dụng cho chăn nuôi lợn thit thí nghiệm tại nông hộ ở Hát Lót Sơn La. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Diễn giải ĐVT ĐC TN1 TN2 TN3

PHẦN CHI

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hát lót mai sơn sơn la (Trang 63 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)