Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hát lót mai sơn sơn la (Trang 45 - 48)

2.4.1. Phương pháp làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non lợn thí nghiệm

* Cách lấy mẫu:

Mẫu vật làm tiêu bản lấy trước 6 giờ tính từ khi giết lợn, cắt mẫu tại vị trí hỗng tràng cách tá tràng khoảng 50cm, kích thước mẫu thống nhất khoảng 3cm x 3 cm để cố định.

* Cố định ngay trong dung dịch thuốc cố định Bouin trong 48 giờ

* Chạy nước đến khi sạch dung dịch cố định (48 giờ)

* Chuyển cồn và xylon để rút nước, rút cồn, làm trong mẫu mô

* Vùi nến

* Cắt lỏt mỏng bằng mỏy cắt lỏt vi thể: Độ dày mỗi lỏt cắt 4àm

* Tẩy nến bằng xylon, tẩy xylon

* Nhuộm tiêu bản: Sử dụng phương pháp nhuộm H.E: thuốc nhuộm Hematoxylin - Eosin.

* Lên kính

* Dán la men

* Đọc tiêu bản dưới kính hiển vi quang học

2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm bổ sung Na-Butyrate

- Thí nghiệm theo phương pháp chia lô so sánh được lặp lại 2 lần đồng thời trong cùng thời gian theo sơ đồ ở bảng 3.1:

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải ĐVT Đ/C TN1 TN2 TN3

Giống lợn lợn thương phẩm là con lai giữa (♂ Duroc x ♀ Yorkshire) Thời gian TN tháng Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010

Số lượng lợn TN con 10 x 2 10 x 2 10 x 2 10 x 2

Tuổi bắt đầu TN Tháng 3 3 3 3

KL bắt đầu TN Kg/con 15,16±0,25 14,98± 0,31 14,80±0,15 14,90±0,78

Tỷ lệ ♂/♀ (%) 1/1 1/1 1/1 1/1

Yếu tố TN (%) KPCS KPCS+0,1 (%) Colistin

KPCS+ 0, 25( %) Na-butyrate

KPCS + 0,5 (%) Na-butyrate Thí nghiệm trên tổng số 80 lợn lai thương phẩm là con lai giữa (♂

Duroc x ♀ Yorkshire)

Lợn thí nghiệm được chia làm 4 lô, mỗi lô 10 con có nhắc lại đồng thời 2 lần trên cùng một thời gian. Lô đối chứng sử dụng khẩu phần cơ sở, lô thí nghiệm 1 đươc bổ sung thêm 0,1 % colistin vào khẩu phần cơ sở, lô thí nghiệm 2 bổ sung thêm 0,25 % Na-- butyrate vào khẩu phần, lô thí nghiệm 3 bổ sung thêm 0, 5 % Na- butyrate vào khẩu phần cơ sở.

2.4.3. Thức ăn cho lợn thí nghiệm

Chúng tôi sử dụng các nguyên liệu thức ăn sẵn có trên thị trường để phối trộn với thức ăn đậm đặc 115 của hãng AF Hoa Kỳ. Thức ăn nguyên liệu được ổn định trong thời gian thí nghiệm, công thức phối trộn theo hướng dẫn

của công ty thức ăn gia súc Hoa Kỳ AF. Trước khi phối hợp, thức ăn nguyên liệu được phân tích thành phần hoá học để tính toán giá trị dinh dưỡng của khẩu phần

* Thành phần hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn như sau:

Bảng 2.2.Thành phần hoá học của thức ăn hỗn hợp nuôi lợn thí nghiệm

Loại thức ăn NLTĐ (ME) Kcal/kg

Protein thô (%)

Ca (%)

P (%)

Xơ (%)

Ngô 3338 9,02 2,50 3,60 14

Đậm đặc115 2900 43,00 5,00 2,50 16

Nguồn:

+ Sách tham khảo: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam của Nguyễn văn Thưởng (1992)[...]

+ Thông báo về thông số kỹ thuật thức ăn của hãng AF Hoa Kỳ.

Các nguyên liệu và thức ăn đậm đặc được trộn theo tỷ lệ thích hợp để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các giai đoạn sinh trưởng của lợn thịt theo hướng dẫn của hãng AF Hoa Kỳ. Kết quả phối hợp khẩu phần cơ sở (KPCS) từ thức ăn đậm đặc và ngô được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng khẩu phần thức ăn của lợn thí nghiệm

Loại nguyên

liệu ĐVT Giai đoạn

15 – 25kg

Giai đoạn 36 –50kg

Giai đoạn

>50 kg

Ngô nghiền % 71,5 77 83,5

Đậm đặc 115 % 28,5 23 16.5

Tổng 100 100 100 100

Giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn

NLTĐ (ME) % 2900 3100 3200

Protein thô % 200 190 180

Canxi % 2,8 2,5 2,2

Phốt pho % 0, 8 0,6 0,4

2.4.4. Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm

- Lô đối chứng: Không bổ sung chế phẩm Na butyrate cho ăn, trộn kháng sinh theo tỷ lệ đã xác định

- Lô thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm Na butyrate cho ăn với nồng độ 0,25-0,5 % so với tổng thức ăn hỗn hợp cho ăn (cám ngô ) trộn với đậm đặc theo tỷ lệ hướng dẫn của hãng cám AF.

2.4.5. Các bước tiến hành thí nghiệm

- Giai đoạn chuẩn bị thí nghiệm: Giai đoạn này kéo dài trong một tuần, lợn con nuôi thịt hai tháng tuổi được cân khối lượng và phân vào các lô thí nghiệm để quen đàn và các điều kiện thí nghiệm khác. Lợn được tẩy giun và tiêm phòng vacxin đầy đủ, đây cũng là giai đoạn điều chỉnh để đảm bảo độ đồng đều giữa các lô.

- Giai đoạn thí nghiệm chính thức:

Lợn được ăn khẩu phần thí nghiệm đã tương ứng với mỗi lô đã chỉ ra ở sơ đồ nghiên cứu và được nuôi dưỡng chăm sóc theo quy trình lợn thịt, được ăn 3 bữa / ngày với chế độ ăn tự do, uống nước sạch đầy đủ.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở hát lót mai sơn sơn la (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)