1.Chọn địa điểm đầu tư:
i. Yêu cầu về địa điểm xây dựng nhà máy chế biến thủy sản:
Địa điểm xây dựng nhà máy chế biến thủy sản phải hội đủ các yếu tố sau:
- Phù hợp với quy hoạch ngành thủy sản và quy hoạch tổng thể của tỉnh.
- Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Có nguồn điện ổn định đảm bảo cho các hoạt động chế biến và bảo quản sản phẩm không bị gián đoạn.
- Thuận tiện về giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
- Gần thị trường tiêu thụ và gần nơi cung ứng nguyên vật liệu.
[Type text] Page 42 - Không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bui, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không khí bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa hoặc khi nước triều dâng cao.
ii. Mô tả khu vực:
Nhà máy được thiết kế đặt tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa, trên một diện tích rộng, xa vùng dân cư, điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Khu công nghiệp Lễ Môn – Thanh Hóa.
Tổng quan về tỉnh Thanh Hóa:
Thanh Hoá là một tỉnh ven biển nằm ở Bắc Trung Bộ, với tiềm năng phong phú về biển, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích vùng biển khoảng 23.000 km2, bờ biển dài 102 km với 7 cửa lạch trong đó có 3 cửa sông lạch lớn là Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Bạng đang được tập trung quy hoạch đầu tư xây dựng thành những trung tâm nghề cá lớn của tỉnh, kinh tế thuỷ sản của tỉnh ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với dân số 3.673 ngàn người bằng 4.5% dân số cả nước với 27 huyện, thị xã, thành phố.
Thanh Hóa là cửa ngõ nối với nước Cộng hòa DCND Lào, với Trung bộ và Bắc bộ. Theo Viện nghiên cứu và phát triển Nhật Bản: Khu kinh tế Nghi Sơn và Cảng biển Nghi Sơn là một đỉnh của tam giác phía Bắc (Hà Nội – Cái Lân – Nghi Sơn). Thanh Hóa có các cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng phân bố khá rộng khắp trên địa bàn tỉnh: Đường sắt Bắc – Nam, Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A,15,217,45,47,10, Đường tải điện 500kv
[Type text] Page 43 Bắc – Nam đi qua. Đây là những cơ sở hạ tầng giúp cho tỉnh Thanh Hóa nói chung và nghành thủy sản nói riêng từng bước thực hiện Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa được thuận lợi.
Địa hình Thanh Hóa chia thành 3 vùng rõ rệt: Miền núi, Đồng bằng và Ven biển.
Vùng Đồng bằng và Ven biển có diện tích 306.327 ha chiếm 27.5% diện tích toàn tỉnh gồm 16 huyện, thị xã, Thành phố.
Hình ảnh : Tàu đánh bắt thủy sản Thanh Hóa.
Chiều dài bờ biển Thanh Hóa 102 km được giới hạn từ Cửa Lạch Càn (giáp Ninh Bình) đến Đông Hồi xã Hải Hà, Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ. Trong đó có 5 cửa lạch chính: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và Lạch Nghép. Đây là những nguồn cung cấp thức ăn hữu cơ và vô cơ rất phong phú và đa dạng cho các loài cá và hải sản.Vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100.000 – 120.000 tấn với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao và là nơi thuận tiện giao thông đường thủy cho tàu thuyền đánh cá ra vào, là bến đậu, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang chở thành cụm điểm, những trung tâm nghề cá của Tỉnh và Quốc gia. Tại các vùng cửa Lạch là những bãi bồi, bùn, cát rộng hàng trăm ha để nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng gió và là nơi sản xuất muối ráo…
[Type text] Page 44
Vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm có trung bình 3 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền hoặc ảnh hưởng đến vùng biển Thanh Hoá, tập trung vào tháng 8, 9,10. Vùng biển Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi có đảo Hòn nẹ, quần đảo hòn Mê, Vụng Thủi, Vịnh Biện Sơn và các dải đá ngầm là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài đặc hải sản quí, hiếm. Chính nơi đây mỗi năm khai thác và nuôi giữ hàng trăm tấn cá song, cá mú, tôm hùm, cá giò,... để xuất khẩu thuỷ sản tươi sống bằng con đường tiểu ngạch, đồng thời là nơi trú gió cho các tàu thuyền đánh cá.
[Type text] Page 45 Sơ đồ tổng thể khu công nghiệp Lễ Môn.
Thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa X) của Đảng, Tỉnh ủy đã đề ra mục tiêu mang tính định hướng và một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu từ năm 2008 đến 2020, với mục tiêu,chiến lược về phát triển kinh tế biển của tỉnh là tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển, chủ yếu là kinh tế thủy sản, kết hợp với phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản gắn với phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển thật sự trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh; giá trị từ kinh tế biển chiếm 27 % GDP của tỉnh.
2.Yêu cầu đối với hệ thống nhà xưởng:
a. Yêu cầu chung:
- Địa điểm xây dựng nhà máy phải có môi trường xung quanh sạch, không có mùi lạ, khói bụi hay các nguồn ô nhiễm khác, nhà máy phải được cách ly với khu vực bên ngoài.
- Mặt đất xung quanh nhà máy phải được giữ sạch sẽ nên lát gạch hoặc tráng xi măng để dễ làm vệ sinh.
- Phải có kích thước hợp lý để chứa dụng cụ, lắp đặt các thiết bị, máy móc và phải phù hợp với số lượng công nhân.
- Dây chuyền sản xuất phải bố trí theo trực tuyến (chiều đi liên tục, luôn hướng về phía trước), các công đoạn không được chồng chéo nhưng phải tiết kiệm được diện tích thiết kế. Phải có hành lang để chuyển bán thành phẩm, thành phẩm và để cho công nhân đi lại từ khu vực này sang khu vực khác.
- Nhà máy phải đủ ánh sáng, thông gió, duy trì được nhiệt dộ và độ ẩm thích hợp.
Phải trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc, dụng cụ chính phụ và các thiết bị cần thiết khác.
b. Yêu cầu chi tiết:
ĐỊA ĐIỂM ĐÀU TƯ
[Type text] Page 46 - Trần nhà: cách sàn nhà tối thiểu 3m, không ngưng đọng hơi nước, không bị ẩm
mốc, có màu sáng, dễ phát hiện vị trí bẩn.
- Tường nhà: phải dễ làm vệ sinh và khử trùng, phải lát gạch men từ dưới lên trên tối thiểu là 1,5m.
- Sàn nhà: dễ làm sạch, dễ khử trùng, dễ thoát nước, không trơn, phải có độ nghiêng về các rãnh thoát nước.
- Cửa ra vào, cửa sổ: phải có kích thước hợp lý, dễ làm vệ sinh. Phải có hệ thống khử trùng vệ sinh khi qua mỗi cửa trong nhà máy, đặc biệt là cửa vào đầu tiên phải có vòi rửa tay, hồ khử trùng ủng…
- Nhà thay bảo hộ lao động: phải đảm bảo đủ về kích thước cho số lượng công nhân và đảm bảo vệ sinh. Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ như: móc treo quần áo, kệ để ủng,…
- Nhà vệ sinh công nhân: Phải cách ly với khu vực sản xuất, phải có hệ thống khử trùng, vệ sinh cho công nhân trước khi rời khỏi nhà vệ sinh, phải thiết kế riêng cho từng nhóm giới tính và phải đủ số lượng theo yêu cầu như sau:
19 công nhân: ... 01 công nhân 1024 công nhân: ... 02 công nhân 2549 công nhân: ... 03 công nhân 50100 công nhân:... 05 công nhân
Trên 100 công nhân thì cứ mỗi 30 người phải có 1 nhà vệ sinh. Cửa khu vực vệ sinh không được mở thẳng vào khu vực chế biến. Khu vực vệ sinh phải thường xuyên làm vệ sinh, khử trùng, khử mùi hôi.
- Kho bảo quản: phải thiết kế đúng tiêu chuẩn, phải có cửa nhập và xuất sản phẩm.
- Kho chứa phế liệu: phải cách xa khu vực sản xuất, thoáng và dễ làm vệ sinh.
- Kho chứa hóa chất: phải đảm bảo về tiêu chuẩn kích thước, phải có kệ cho từng loại hóa chất, phải có ký hiệu riêng cho từng loại để tránh nhầm lẫn.
- Không gian làm việc: phải đủ ánh sáng, thoáng, nhiệt độ thích hợp, không có mùi lạ và phải cách ly với khu vực bên ngoài. Tư thế và không gian làm việc của người công nhân phải thoải mái, không gò bó để tránh các bệnh nghề nghiệp như: đau lưng, đau cổ, căng thẳng cơ bắp,…làm giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân.
- Dụng cụ và thiết bị chế biến:
+ Dụng cụ, thiết bị chế biến như: bàn, thùng chữa, rổ đựng, dao, thớt,… phải làm bằng vật liệu không bị ăn mòn, dễ làm sạch và khử trùng.
+ Dụng cụ chế biến phải được làm vệ sinh và khử trùng thường xuyên theo quy định.
PHẦN 4: