TÍNH TOÁN NHU CẦU ĐIỆN NƯỚC

Một phần của tài liệu ĐỀ tài dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN THỦY sản (Trang 55 - 59)

I. TÍNH ĐIỆN:

1. Tính điện chiếu sáng:

a. Chọn phương pháp bố trí đèn:

Trong sản xuất, chiếu sáng ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động và an toàn lao động.

Vì vậy thiết kế chiếu sáng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện lao động thuận lợi, nâng cao năng suất lao động. Chiếu sáng không đạt yêu cầu sẽ gây khó khăn trong quá trình làm việc dẫn tới giảm năng suất lao động và có thể gây ra tai nạn lao động và các bệnh về mắt. Chiếu sáng tốt giúp mắt giữ được khả năng làm việc lâu hơn và không bị mỏi mắt.

Yêu cầu chiếu sáng đối với một nhà máy chế biến thủy sản là: càng gần ánh sáng tự nhiên càng tốt. Tuy nhiên chiếu sáng tự nhiên có hạn chế lớn là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó không ổn định. Vì thế, để khắc phục hạn chế này ta cần kết hợp chiếu sáng tự nhiên với chiếu sáng nhân tạo (chiếu sáng bằng điện).

Khi thiết kế chiếu sáng bằng điện phải đảm bảo các yêu cầu sau: tạo điều kiện lao động tốt nhất, hợp lý nhất mà lại kinh tế nhất. Có 3 phương thức cơ bản sau:

- Phương thức chiếu sáng chung: toàn bộ phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói không gian nhất định trên toàn bộ các mặt phẳng lao động.

- Phương thức chiếu sáng cục bộ: chia không gian lớn của phòng ra nhiều không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ của phòng có một chế độ chiếu sáng khác nhau.

- Phương thức chiếu sáng hỗn hợp: là phương thức chiếu sáng chung được bổ sung thêm đèn ở những chỗ cần thiết, đảm bảo độ rọi lớn tại những chỗ làm việc của công nhân.

b. Tính số bóng đèn và tiêu thụ điện:

Chọn 2 loại đèn: đèn huỳnh quang bố trí trong khu vực chế biến còn đèn dây tóc bố trí trong các kho.

- Số lượng bóng đèn trong 1 khu vực được tính như sau:

Đ Đ

P p n F

Trong đó:

[Type text] Page 56 + n: số bóng đèn.

+ F: diện tích phòng (m2).

+ PĐ: công suất đèn (W), chọn 2 loại đèn có công suất là 40W, 75W.

+ pĐ: định mức công suất trên 1m2 diện tích (W/m2).

Ta có bảng quy định công suất riêng cho từng đơn vị làm việc như sau:

Khu vực pĐ(W/m2)

Phòng kiểm nghiệm 10

Phân xưởng sản xuất chính 8

Xưởng cơ khí – Nhà hành chính 7

Nhà vệ sinh 5

Nhà kho 4

Lãnh thổ nhà máy 0,1

- Tiêu thụ điện năng:

1000 t n P PĐ 

 KWh

Trong đó:

+ t: thời gian làm việc của đèn (h).

+ PĐ: công suất đèn (W).

+ P: điện năng tiêu thụ (KWh).

Bảng thống kê điện năng tiêu thụ do chiếu sáng:

Khu vực sử dụng Diện tích (m2)

pĐ (W/m2)

PĐ

(W) n t (h) P (KWh)

Nhà sản xuất 1166 8 40 234 16 149,76

Phòng giám đốc 20 7 40 4 8 1,28

Phòng phó GĐ 40 7 40 7 8 2,24

Phòng kinh doanh 20 7 40 4 8 1,28

Phòng tiếp khách 20 7 40 4 8 1,28

Phòng TC-HC 20 7 40 4 8 1,28

Phòng quản lý chất lượng 20 7 40 4 8 1,28

Phòng TC-KT 20 7 40 4 8 1,28

Phòng kỹ thuật 20 7 40 4 8 1,28

Phòng họp 30 7 40 6 8 1,92

Phòng kiểm nghiệm 112 10 40 28 8 8,96

Căn tin 160 7 40 28 16 17,92

Bảo vệ 18 7 40 4 16 2,56

Phòng máy 180 7 40 32 16 20,48

Tổ cơ điện 48 7 40 9 8 2,88

Phòng giặt BHLĐ 48 7 40 9 8 2,88

[Type text] Page 57

Phòng BĐH 12 7 40 3 16 1,92

Ban KCS 12 7 40 3 16 1,92

Phòng y tế 40 7 40 7 16 4,48

Khu xử lý nước thải 240 5 40 30 16 19,2

Khu cấp nước 150 5 40 19 16 12,16

Nhà xe 2 bánh 50 7 40 9 16 5,76

Nhà xe ô tô 48 7 40 9 8 2,88

Phòng thay BHLĐ 156 7 40 28 16 17,92

Nhà vệ sinh 142 5 40 18 16 11,52

Kho bao bì 80 4 75 5 8 3

Kho hóa chất 16 4 75 1 8 0,6

Kho BHLĐ 32 4 75 2 8 1,2

Kho dụng cụ 26 4 75 2 8 1,2

Kho phế liệu 20 4 75 2 6 0,9

Kho lạnh 1 250 4 75 14 16 16,8

Kho lạnh 2 70 4 75 4 16 4,8

Kho đá vảy 1 12 4 75 1 16 1,2

Kho đá vảy 2 24 4 75 2 16 2,4

Kho đá xay 35 4 75 2 16 2,4

Kho chờ đông 12 4 75 1 16 1,2

Tổng cộng 332,02

Để đảm bảo kiểm soát an ninh xung quanh nhà máy vào ban đêm, chọn 8 đèn cao áp để chiếu sáng các đường xung quanh nhà máy.

- Công suất đèn: 500W.

- Thời gian làm việc của đèn: 11h/ngày.

=> Tiêu thụ điện cho chiếu sáng phục vụ bảo vệ là: 500 x 8x 11 = 44KWh.

Vậy tiêu thụ điện cho chiếu sáng trong nhà máy trong 1 năm là:

(44 + 332,02)*277 = 104.157,5 KWh

2. Tính điện tiêu thụ từ máy móc, thiết bị:

Điện năng tiêu thụ của máy móc thiết bị được tính theo công thức sau:

t n P

PM   (KWh) Trong đó:

+ P: điện năng tiêu thụ trong ngày (KWh).

+ PM: công suất máy (KW) + n: số lượng máy

+ t: thời gian làm việc của máy (h).

Bảng thống kê điện năng tiêu thụ từ máy móc, thiết bị:

Thiết bị Công suất

(KW) Số lượng t (h) P (KWh)

Mô tơ máy nén 23,88 1 24 573,12

Mô tơ máy nén 12,6 1 24 302,4

[Type text] Page 58

Mô tơ máy nén 49,2 6 16 4723,2

Mô tơ máy nén 47,12 2 24 2261,76

Mô tơ máy rửa 0,375 1 10 3,75

Bơm nước 3,75 2 10 75

Bơm nước 1,5 10 12 180

Mô tơ thổi khí 3 3 16 144

Mô tơ quạt 2,5 10 24 600

Mô tơ băng tải 2,5 1 16 40

Thiết bị khác 1,5 5 16 120

Tổng cộng 9023,23

Tiêu thụ điện cho máy móc thiết bị trong 1 năm:

9023,23 x 277  2499435 KWh.

Vậy tiêu thụ điện trong nhà máy trong 1 năm là:

104158 + 2499435 =2603593 KWh.

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, nhà máy cần trang bị máy phát điện để đề phòng sự cố khi mất điện. Căn cứ vào công suất của các máy móc thiết bị sử dụng điện, tôi chọn 4 máy phát điện có công suất 550KW.

II. TÍNH NƯỚC CUNG CẤP CHO NHÀ MÁY:

1. Nước dùng cho sinh hoạt:

1 , 1000 18

2 362 25

1000    

qn K

QSH (m3/ngày)

Trong đó:

+ QSH: lượng nước dùng cho sinh hoạt (m3/ngày).

+ q: tiêu chuẩn cấp nước cho 1 người/ngày, q = 25 lít/người.

+ nLĐ: nhu cầu lao động toàn nhà máy (người) + K: hệ số sử dụng nước (K = 2).

+ 1000: hệ số chuyển đổi từ lít sang m3. 2. Lượng nước dùng cho sản xuất:

- Lượng nước dùng cho tiếp nhận và rửa nguyên liệu:

Định mức nước rửa nguyên liệu là: 2,5m3/tấn nguyên liệu

=> QTN = 2,5 x 29,58 74 m3/ngày.

- Lượng nước dùng cho chế biến:

Định mức tiêu hao nước cho 1 tấn thành phẩm là 12m3.

=> QCB = 15 x 12 = 180 m3/ngày.

3. Nước dùng cho sản xuất đá vảy:

Định mức nước cho sản xuất đá vảy là 2m3 nước/tấn nước đá. Vậy lượng nước cần dùng để sản xuất 30 tấn đá vảy/ngày là:

QĐV = 30 x 2 = 60 m3/ngày.

=> Qsx = QTN + QCB +QĐV = 74 + 180 + 60 = 314 m3/ngày.

4. Lượng nước dùng cho các nhu cầu khác:

[Type text] Page 59 Lượng nước này còn bao gồm: nước dùng cho vệ sinh, nước dùng cho phòng cháy chữa cháy,… lượng nước này được tính bằng khoảng 20% nước tiêu dùng trong nhà máy:

QK = 20% x (18,1 + 314) = 66,41 m3/ngày.

Vậy lượng nước cần cung cấp cho nhà máy trong ngày là:

Q = 18,1 + 314 + 66,42 = 398,52 m3/ngày.

Vậy lượng nước cung cấp cho nhà máy trong 1 năm là:

398,52 x 277 = 110390,04 m3.

PHẦN 6:

Một phần của tài liệu ĐỀ tài dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN THỦY sản (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)