THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu ĐỀ tài dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN THỦY sản (Trang 65 - 68)

1. Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tư:

Giá trị gia tăng của dự án = Lãi ròng + Lương +Thuế + Khoản trả lãi vay – Trợ giá, bù giá + Ngoại tác tích cưc – Ngoại tác tiêu cực

= 12.194,51+20.498,92+4.064,84=28.628,59.

- Thuế:

[Type text] Page 66 Đối với nhà đầu tư thì đây là nghĩa vụ đối với nhà nước, là khoản chi đối với nhà đầu tư, nhưng đối với nền kinh tế thì đây là khoản thu cho ngân sách.

Trung bình thuế TNDN hàng năm DN nộp vào ngân sách nhà nước là: 4064,84 triệu đồng.

- Lương:

Tổng tiền lương và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp chi ra là: 20.498,92 triệu đồng. Đây là khoản tiền công trả cho người lao động lẽ ra phải thất nghiệp, là khoản chi của nhà đầu tư, nhưng lại là lợi ích mang lại cho xã hội.

- Khoản trả lãi vay:

Trung bình hàng năm DN tiến hành trả lãi vay: 807,88 triệu đồng. Đây là hoạt động thuộc nghĩa vụ tín dụng để chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người cho vay sang người đi vay.

- Ngoại tác:

+ Ngoại tác tích cực:

 Tạo công ăn việc làm cho dân cư, góp phần giải quyết thất nghiệp hậu khủng hoảng kinh tế.

 Tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

 Góp phần phát triển kinh tế tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

+ Ngoại tác tiêu cực:

 Mặc dù đã tìm cách hạn chế nhưng dự án ít nhiều khi đi vào hoạt động vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, tiếng ồn,…

 Dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội xung quanh khu công nghiệp.

Tuy nhiên những hạn chế trên vẫn có thể khắc phục được. Dự án vẫn mang lại nhiều ngoại tác tích cực hơn.

2. Chỉ tiêu khả năng thu hút lao động của dự án đầu tư:

a. Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối:

- Số chỗ làm việc do dự án đầu tư tạo ra gồm:

+ Số lao động phổ thông cần thiết cho dự án: 315 người.

+ Số lao động có tay nghề, có chuyên môn cần thiết cho dự án đầu tư: 47 người.

+ Tác dụng thu hút lao động phụ, lao động gia đình: dự án tạo ra việc làm cho một lượng lớn dân cư khu vực xung quanh nhà máy như mở nhà ăn, xây nhà trọ cho công nhân nhà máy thuê, mở nhà trẻ cho con cái người lao động trong công ty,và các dịch vụ khác đi kèm, ước tính tạo ra thêm 60 chỗ làm việc cho lao động phụ, lao động gia đình.

b. Nhóm chỉ tiêu tương đối:

- Vốn đầu tư cho 1 việc làm trên 1 người lao động:

= (Tổng vốn đầu tư của dự án)/ (Số lao động được dự án thu dụng) = 76,35

422 32223

- Suất việc làm cho người lao động trên 1 đơn vị vốn đầu tư:

= (Số việc làm cho lao động do dự án tạo ra)/(Tổng số vốn đầu tư của dự án)

= 0,013 32223

422 

[Type text] Page 67 - Mức lương trung bình của công nhân sản xuất trực tiếp là 3.700.000đ/người/tháng trong khi mức lương trung bình của công nhân trong ngành chế biến thủy sản là 3.136.000đ/người/tháng. Cho thấy dự án có giá trị trong việc nâng cao mức sống của người lao động. Dự án không chỉ tạo ra việc làm cho người lao động mà còn góp phần nâng cao mức sống của họ.

c. Khả năng tác động đến thu chi ngân sách:

Dự án hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thu khác như thuê mặt đất, lệ phí các loại,… Nguồn vốn này được sử dụng đầu tư vào các ngành mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng,… góp phần phát triển nền kinh tế.

- Mức thuế TNDN đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm: 4064,84 triệu đồng.

- Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm trên tổng vốn đầu tư:

= (Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm)/(Tổng số vốn đầu tư của dự án)

= 12,6%

32223 84 , 4064 

d. Khả năng sử dụng nguyên vật liệu trong nước:

Dự án sử dụng hoàn toàn 100% nguồn nguyên liệu thủy sản sẵn có trong nước, khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh Bến Tre và các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng,….

Do đó tiết kiệm được ngoại tệ do không phải nhập nguyên liệu, thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản trong tỉnh nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

e. Tác động dây chuyền để thúc đẩy các ngành khác có liên quan:

Dự án khi đi vào hoạt động không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến sự hoạt động của các ngành nghề khác, nhất là các ngành liên quan đến việc cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng cho dự án đầu tư.

Lĩnh vực thủy sản luôn là lĩnh vực phải đối mặt với những rủi ro lớn về nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, môi trường và giá cả,…Do đó sự gắn bó giữa 4 nhà – nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý – là rất cần thiết. Tính ổn định của nó sẽ làm tăng giá trị lợi nhuận cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân. Khi dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Bến Tre đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phương, đòi hỏi ngành nuôi trồng thủy sản phải xây dựng vùng nguyên liệu cụ thể, đạt tiêu chuẩn chất lượng, không còn kiểu làm ăn manh mún, chỉ thấy lợi trước mắt.

Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản thì công tác chế biến thủy sản cũng đưa tới những tiêu cực cho các ngành nghệ khác, như môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến các công ty sử dụng nước làm nguyên liệu đầu vào chủ yếu như công ty sản xuất đá lạnh, công ty sản xuất nước đóng chai,…, ngoài ra đất nông nghiệp bị thu hẹp do xây dựng các cơ sở sản xuất.

f. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương:

Dự án được tiến hành sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng cho địa phương, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội cho địa phương, tăng thu nhập cho người lao động.

[Type text] Page 68 g. Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống nhân dân:

Dự án đầu tư ngoài việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động còn nâng cao mức sống cho người lao động. Nhà máy chế biến thủy sản ra đời sẽ tạo sự ổn định về mặt giá cả và cung cấp nguồn hàng tiêu thụ thủy hải sản tươi ngon, đảm bảo cho sức khỏe và nhu cẩu tiêu dùng của nhân dân không chỉ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các loại thực phẩm khác như thịt gà, vịt, heo,…đang mắc nhiễm dịch cúm gia cầm H5N1, H1N1, dịch heo tai xanh,…

h. Khả năng tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ:

Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung, nhưng số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn mang lại kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD. Trên cơ sở này, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2010 sẽ tăng khoảng 7,1% so với năm 2009 và đạt khoảng 4,5 tỷ USD.

Như vậy khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước, hạn chế sự phụ thuộc vào bên ngoài, tạo cán cân thanh toán hợp lý trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN THỦY sản (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)