BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu ĐỀ tài dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN THỦY sản (Trang 50 - 54)

TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG CỦA DỰ ÁN

III. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY

1. Sơ đồ tổ chức:

[Type text] Page 51 2. Chức năng, nhiệm vụ:

a. Giám đốc:

- Chỉ đạo toàn diện công tác đầu tư phát triển; Công tác sản xuất kinh doanh và các hoạt động tài chính của Công ty.

- Quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền về quản lý hoạt động hàng ngày của Công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương hoặc thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với Phó giám đốc, Kế toán trưởng.

- Quyết định tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, trợ cấp, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của người lao động trong Công ty.

b. Phó giám đốc:

- Thay mặt Giám đốc để điều hành các hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng hoặc khi được ủy quyền của Giám đốc.

GIÁM ĐỐC

PGĐ phụ trách Kinh doanh

PGĐ phụ trách Sản xuất

Phòng TC-HC

Phòng KH-KD

Phòng TC-KT

Ban KC

S

Phòng Kỹ thuật Ban

ĐH

Phòng QLCL

Đội I

Đội II

Đội III

Đội IV

Đội Xếp khuôn

Đội Thành phẩm

[Type text] Page 52 - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc Công ty về nhiệm vụ được phân công.

c. Phòng tổ chức – hành chính:

- Quản lý, bố trí nhân sự, tham gia lập kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch lao động... đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Lập quy hoạch cán bộ trước mắt và lâu dài. Lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ và lao động.

- Bảo đảm chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện hành.

- Phối hợp với các đơn vị, phòng ban liên quan để soạn thảo các quy chế hoạt động của Công ty và của các đơn vị.

- Chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV

- Bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và chỉ đạo công tác bảo vệ đối với các đơn vị.

- Phục vụ lễ tân cho hội nghị, tiếp khách và các hoạt động khác của Công ty.

- Quan hệ chặt chẽ với địa phương trong việc tham gia thực hiện các phong trào và thực hiện trách nhiệm của Công ty đối với địa bàn khu vực.

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác quân sự, tự vệ....

d. Phòng kế toán – tài chính:

- Quản lý hoạt động tài chính trong toàn Công ty. Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….

- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.

- Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, sử dụng vốn (tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh).

- Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo Công ty quyết định.

- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký kết các hợp đồng với đối tác.

- Tham mưu cho Giám đốc trong quá trình đề xuất các chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương đối với cán bộ, nhân viên của Công ty.

- Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty.

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt. Báo cáo Tổng Giám đốc tình hình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp điều chỉnh hợp lý.

- Thường xuyên thu thập, phân loại, xử lý các thông tin về tài chính trong sản xuất kinh doanh, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo Công ty tình hình tài chính của Công ty.

- Cung cấp đủ, kịp thời nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Quan hệ với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng… trong hoạt động vay vốn trung hạn, dài hạn, ngắn hạn và lưu chuyển tiền tệ.

[Type text] Page 53 - Đánh giá hoạt động tài chính của Công ty, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động tài chính.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình Giám đốc phê duyệt.

- Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.

e. Phòng kế hoạch – kinh doanh:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty.

- Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, kế hoạch thu mua nguyên liệu và các kế hoạch khác của công ty trình Giám đốc.

- Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường thủy sản trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn công ty để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên Giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi Giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp trên theo quy định.

- Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh toàn công ty và trực tiếp tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của công ty. Khi được uỷ quyền được phép ký kết các Hợp đồng mua bán hàng hoá, vận tải, bao bì để tạo điều kiện chủ động với thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.

- Luôn tìm hiểu về thị trường, giá cả nguyên liệu, nguồn nguyên liệu để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy, đồng thời phải mở rộng thị trường tiêu thụ, kịp thời nắm bắt những biến động giá cả sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

f. Phòng kỹ thuật:

- Là phòng đảm nhiệm các chức năng thiết kế, kiểm tra, vận hành, sửa chữa mạng lưới điện và các hệ thống lạnh trong nhà máy.

- Chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả của các máy móc thiết bị trong nhà máy.

- Phối hợp với phòng quản lý chất lượng thiết kế dây chuyền sản xuất, đề xuất những phương án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất cho nhà máy.

g. Phòng quản lý chất lượng:

- Là phòng đảm nhiệm các chức năng về chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

- Luôn kiểm tra việc thực hiện các chương trình vệ sinh và quản lý chất lượng trong nhà máy.

h. Ban điều hành, ban KCS:

- Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra và giám sát kỹ thuật từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu thành phẩm.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành phẩm cuối cùng. Kiểm tra nguyên liệu và bán thành phẩm đầu vào. Thống kê bán thành phẩm

[Type text] Page 54 hư hỏng trên dây chuyền sản xuất nhằm thông báo kịp thời cho Ban Lãnh Đạo và các phòng ban có liên quan.

- Tiếp nhận và kiểm tra những thông tin của khách hàng , của công luận để đề nghị với các đơn vị có liên quan về biện pháp xử lý các thông tin này; đồng thời có báo cáo với Lãnh đạo Công ty về kết quả giải quyết...

Một phần của tài liệu ĐỀ tài dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN THỦY sản (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)