Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt

Để xử lý, kiểm soát, ngăn ngừa có hiệu quả cần phải phân tích nguồn gốc phát sinh, tính chất và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt.

3.1.2.1. Nguồn gốc và thành phần

a) Nguồn gốc: Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn chủ yếu sau đây: các hộ gia đình (nhà ở, khu tập thể, chung cư, v.v), các trung tâm thương mại (nhà kho, quán ăn, văn phòng, khác sạn, v.v), cơ quan (trường học, bện viện, các cơ quan hành chính), các công trình xây dựng, dịch vụ công cộng.

b) Thành phần: Các chất thải rắn sinh hoạt gồm các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các chất thải đặc biệt và các loại khác. Trong đó:

Các chất dễ phân hủy đặc biệt trong thời tiết ấm áp, được gọi là các chất thối rữa. Nguồn phát sinh chất thối rữa chủ yếu là thức ăn, vật liệu chế biến thực phẩm thường phát sinh mùi hôi thối và sinh ruồi nhặng, ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống thu gom rác.

Các chất thải đặc biệt phát sinh từ các hộ dân và các khu thương mại gồm đồ điện tử gia dụng, bình điện, dầu mỡ, lốp xe là nhựng loại khó phân hu .

Các thứ rác cồng kềnh là các đồ dùng hõng hóc, hết hạn sử dụng hay phế ph ng như các loại đồ gỗ, lavabo, đèn quạt và những loại tương tự khác. Khi thu gom các loại máy móc h ng này được để riêng để xử lý.

Các loại máy móc nguồn lưu trữ điện gia dụng, ô tô, xe máy pin, thủy ngân, chì, v.v các kim loại có trong pin, bình điện gia dụng có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm khi thải và tro từ các lò đốt rác.

Nguồn phát sinh dầu thải chủ yếu là ô tô, xe gắn máy nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt cũng như đất. Nếu đổ chung cùng với rác sẽ làm bẩn rác và làm giảm giá trị của các chất tái sinh.

Lốp xe cũ thường chiếm nhiều không gian của bãi rác làm mất vẻ mĩ quan, là nơi sinh muỗi, khó phân hu và trong trường hợp bị h a hoạn rất kho dập tắt.

c) Các yếu tố ảnh h ng đến thành phần chất thải rắn

Các thông số liên quan đến sự thay đổi thánh phần chất thải rắn có ý nghĩa quan trọng trong quyết định các quá trình quản lý rác thải.

Thành phần và khối lượng chất thải rắn thay đổi theo các yếu tố sau: dân số, thời điểm trong năm, điều kiện kinh tế xã hội, sử dụng đất và loại nhà ở, thói quen và thái độ xã hội, quản lý và chế biến tại nơi sản xuất, chính sách của nhà nước, khí hậu. Theo khảo sát thành phần và khối lượng chất thải rắn còn thay đổi theo thời gian và theo mùa. Chẳng hạn ngày cuối tuần, người dân thải rác nhiều hơn ngày bình thường, tháng có các ngày lễ lớn, thì lượng chất thải rắn của thành phố cáo hơn các tháng khác trong năm. Thành phần chất thải rắn cũng thay đổi theo mùa. Chẳng hạn mùa hè, chất thải rắn do sữa chữa nhà cửa tăng hơn mùa đông.

3.1.2.2. Tính chất

Những tính chất (đặc tính) của rác thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong công tác xử lý và phương án thu hồi, cụ thể:

a) Lý tính

Những tính chất vật lý quan trọng của CTR đô thị bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích cỡ, và sự phân bố kích cỡ, thể tích chiếm dụng trên hiện trường, độ xốp. Trong đó:

Khối lượng riêng là thông số cần thiết để xác định khối lượng và thể tích CTR cần xử lý.

Độ ẩm của CTR được thể hiện theo hai cách: theo phương pháp đo khối lượng ướt, theo phương pháp khối lượng khô.

Cỡ và sự phân bố kích cỡ trong rác thải có ý nghĩa quan trọng trong thu hồi vật liệu.

Tính thẩm thấu lưu chất của chất thải nén là một thông số vật lý quan trọng khống chế sự dịch chuyển chất l ng và khí trong bãi chôn lấp rác.

b) Hóa tính

Các thông tin liên quan đến thành phần hóa học của chất thải rắn có ý nghĩa quan trọng trong ước tính các biện pháp xử lý và phương án thu hồi.Các đặc trưng tổng quát của chất thải rắn bao gồm: độ ẩm, các chất dễ bay hơi, cacbon cố định, tro.

Điểm nóng chảy của tro: nhiệt độ này nằm trong khoảng từ 1100oC đến 1200oC.

Các nguyên tố hóa học chính, đó là t lệ phần trăm của C, H, O, N, S và tro khi đốt chất thải rắn.

Nhiệt trị: nhiệt trị của chất thải rắn có thể được xác định bằng nhiệt lượng kế.

Nhiệt trị của một số chất được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Nhiệt Tr Của Một Số Thành Phần Chất Thải Rắn.

TT Chất Nhiệt tr KJ/Kg

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Thức ăn Giấy Cac tông Nhựa Vải Cao su Da Gỗ Thủy tinh Rác TP nói chung

4.652 16.747 16.282 32.564 17.445 23.260 17.445 18.608 140 11.630

c) Tính chất sinh học

Rác thải sinh hoạt chứa hần lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy. Do vậy, các bãi chứa chất thải rắn sinh hoạt thường có mùi hôi thối. Tốc độ phân hu chất hữu cơ phụ thuộc

vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường.

3.1.2.3. Chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là chất thải rắn sản sinh trong sinh hoạt hằng ngày của con người, thường được phân loại ngay từ đầu nguồn để vận chuyển và xử lý hằng ngày, không để gây ô nhiễm. Các loại chất thải hữu cơ cần được thu gom, vận chuyển đến địa đểm quy định để làm phân ủ. Các loại chất rắn như: thủy tinh, giấy được thu gom, vận chuyển tập trung thành khối lớn để tái chế.

Phân loại chất thải là để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo một chu trình quản lý chất thải. Chu trình đó được biểu hiện theo sơ đồ hình 3.1:

Hình 3.1. Chu Trình Quản Lý Chất Thải Rắn

Nguồn tin: thu thập và tổng hợp Phân loại chất thải tại

nguồn

Thu gom

Vận chuyển

Xử lý

Thải b (chôn

lấp, đốt….) Tái chế (tái sử dụng

3.1.2.4. Ưu và nh ợc điểm một số ph ơng pháp xử lý rác a) Ch n lấp rác

Tốn đất, chi phí máy móc và lao động, chi phí đường giao thông vì phải xa khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước, v.v. Nhưng chi phí xử lý lại rẻ và không đòi h i công nghệ kỹ thật cao.

b) Đốt rác

Đốt b là một công việc nhiêu khê và tốn kém cao, đầu tư thiết bị tốn kém, công suất thiết bị dần dà sẽ trở nên thiếu hụt theo mức độ phát triển khu đô thị, gây ô nhiễm do chất khí độc, tro độc và khói bụi phát tán. Ảnh hưởng gây bệnh cho người, vật nuôi, và cây nông nghiệp trong khu vực. Ngược lại, có thể giảm diện tích đất chôn lấp, giảm thể tích phế thải sau khi loại b .

c) C ng nghệ tái tạo nguồn tài nguyên từ rác thải

Xem ra đây là phương án có lợi, nhưng đòi h i phải tổ chức được mạng lưới phân loại rác ngay từ nguồn là vấn đề thuộc vào lĩnh vực xã hội. Cụ thể:

Công nghệ xử lý rác bằng vi sinh kỵ khí để lấy khí mêtan làm năng lượng:

công nghệ này có lợi, nhất là khi sử dụng khí để làm nhiên liệu chạy máy phát điện. Công nghệ này hiện nay đã được quan tâm nhiều nhờ hiệu quả bảo vệ môi trường. Khí methane là sản phẩm khí có thể đem đốt làm năng lượng chạy máy phát điện. Sản phẩm rắn là phân hữu cơ. Nguyên liệu cho công nghệ này là rác hữu cơ. Tuy nhiên nó không hữu hiệu đối với các loại rác hữu cơ mang nhiều độc tố, vì sau khi xử lý vẫn còn những rác ô nhiễm cho môi trường như nước thải và phân độc.

Công nghệ xử lý rác bằng vi sinh hiếu khí để lấy phân compost: lợi ích của việc thu hồi phân compost sẽ có tính thuyết phục nhất là đối với một nước nông nghiệp như VN. Trong suốt quá trình phân hủy rác phải luôn luôn bơm khí ôxy vào rác để các vi sinh hiếu khí hoạt động hữu hiệu. Công nghệ này được biết dưới tên

“công nghệ làm phân hữu cơ, phân compost” vì sản phẩm của nó là phân compost (phân ủ tổng hợp). Dù có nhiều hệ thống xử lý khác nhau, nhưng nội dung chính vẫn là đưa ôxy vào rác để thúc đẩy các sinh hoạt của vi sinh.

Nhìn chung rác thải chủ yếu được xử lý theo sơ đồ tóm tắt hình 3.2 Hình 3.2: Sơ Đồ Tóm Tắt Các Ph ơng Pháp Xử Lý Rác Thải

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)