Các c ng cụ trong quản lý chất thải rắn (rác thải)

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3. Các c ng cụ trong quản lý chất thải rắn (rác thải)

3.1.3.1. Công cụ quản lý gián tiếp – công cụ kinh tế`

a) Khái niệm

Công cụ kinh tế là một trong những phương tiện chính sách được sử dụng để đạt tới mục tiêu quản lý thành công. Là những biện pháp kinh tế tác động tới việc ra quyết định trước hành vi của những pháp nhân gây ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường hay sử dụng các sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường (sản phẩm thân thiện với môi trường).

Công cụ kinh tế không phải là chính sách riêng biệt mà chúng được sử dụng thường xuyên cùng với phương tiện chính sách khác như những qui định pháp lý về điều hành và kiểm soát.

- Ưu điểm: Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt mức ô nhiễm có thể chấp nhận được. Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân. Cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhâp để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm. Cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm

Rác thải

Giấy vụn, kim loại, nhựa dẻo, ....

Vải vụn, cao su, da thuộc, ....

Xà bần, sành sứ, chất trơ, ....

Chất hữu cơ dễ phân hu , ....

Tái chế

Thiêu đốt

Chôn lấp

Chôn, đốt hoặc chế biến phân

soát ô nhiễm. Loại b được yêu cầu của chính phủ về một lượng lớn thông tin cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm (OECD 1989).

- Nh ợc điểm: Không thể dự đoán được như trong các phương pháp truyền thống, vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ. Nếu mức phí không th a đáng một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm. Chúng đòi h i phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành.

b) Nguyên tắc thực hiện của các c ng cụ kinh tế trong quản lý nhiễm

Các công cụ kinh tế thường sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người nào được thụ hưởng dịch vụ làm sạch môi trường thì người đó phải trả phí dịch vụ làm sạch môi trường. Mục đích của nguyên tắc này là kết hợp với các tiêu chuẩn hay các phí, sẽ nhất thể hóa các chi phí bảo vệ môi trường, ở mức chi phí xã hội tối thiểu.

c) Phân loại

Các công cụ kinh tế đã thu được nhiều thành công trong kiểm soát ô nhiễm tại nhiều nước trên thế giới, và nó cũng được áp dụng quản lý chất thải tại Việt Nam.

Phí rác thải sinh hoạt: thường thu từ hộ gia đình và các công sở, trường học, bệnh viện.

Chi phí trả thường tính bình quân theo đầu người hoặc theo khối lượng rác thải.

Phí sử dụng: là loại phí trực tiếp, do các hộ gia đình, các doanh nghiệp chi trả để bồi hoàn các chi phí thu gom, xử lý ô nhiễm. Phí được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải đô thị.

Hệ thống ký thác - hoàn trả: là cách thức mà những người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm. Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng sản phẩm ấy trả bao bì và các phế thải của chúng cho một trung tâm được phép tái chế hoặc để thải b thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. Công cụ này được áp dụng đối với các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như các bao bì của đố uống, các acquy, v.v.

- Nguyên tắc hoạt động: Một hệ thống ký thác hoàn trả thực sự là một phối hợp giữa một khoảng thuế và một khoản trợ cấp. Người tiêu thụ các vật liệu bao bì và vật chứa đựng được quyền lấy tiền hoàn trả nếu họ trả bao bì trống lại cho người bán (cho

một điểm tái chế hay tái sử dụng chính thức). Để có quyền này, người tiêu thụ có thể phải trả một số tiền ký quỹ chính thức vào lúc mua hàng hoặc trả giá cao hơn.

Phí sản phẩm: là các công cụ kinh tế gián tiếp, đánh vào các sản phẩm hay nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm. Khoản phí này được cộng vào giá bán sản phẩm do người mua chịu hay đầu vào nguyên vật liệu do người bán chịu. Các sản phẩm thường phải chịu phí là: xe gắn máy, hóa chất gây thủng tầng ôzone, acquy, dầu nhờn, bao bì, săm lốp se hơi, phân bón và thuốc trừ sâu.

Trợ giá cho xử lý ô nhiễm: để khuyến khích doanh nghiệp xử lý ô nhiễm. Một số nước đã áp dụng trợ giá cho việc thu hồi dầu phế liệu và đánh thuế cao đối với dầu mới sử dụng.

Tiền thuế dầu mới cao lên được sử dụng chi phí cho trợ giá xử lý dầu phế liệu đã làm cho mức thu hồi dầu phế liệu tăng lên.

3.1.3.2. C ng cụ quản lý trực tiếp – c ng cụ pháp luật

Phạt vi phạm quy chế môi trường: là hình thức phạt tiền đối với đối tượng gây ô nhiễm nếu mức phát thải vượt quá tiêu chuẩn quy định.

Quy trách nhiệm pháp lý: là biện pháp khuyến khích bảo vệ môi trường bằng cách buộc các đối tượng gây ô nhiễm phải có trách nhiệm đối với thiệt hại do họ gây ra. Nếu đối tượng gây ô nhiễm biết họ phải trả chi phí cho những thiệt hại môi trường, thì tự thân họ sẽ phải hành động để giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại môi trường.

Sau đây là một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn:

Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09-8-2006 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29-11-2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

Thông tư số 97/2006/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22 tháng 10

Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18-01-2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)