Phân tích phản ứng của ng ời dân trong việc “phân loại rác tại nguồn”

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 55 - 59)

4.5. Một số giải giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP Đà Nẵng

4.5.1. Phân tích phản ứng của ng ời dân trong việc “phân loại rác tại nguồn”

Xây dựng bảng câu hỏi về phản ứng của ng ời dân với việc phân loại rác thải tại nguồn

Đề tài thực hiện cuộc khảo sát cá nhân (hộ gia đình) về ý kiến trong việc phân loại rác thải và ý thức bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng. Với 60 bảng câu h i (mẫu) được phát ra, thu về là 51 mẫu chủ yếu tập trung vào những người dân sống trong các quận nội thành (chủ yếu là Quận Hải Châu và Thanh Khê). Bảng câu h i được thực hiện dưới hình thức điều tra chọn mẫu. Mục đích của bảng câu h i khảo sát là tìm hiểu phản ứng của người dân trong việc phân loại rác cũng như việc chấp hành thực hiện chương trình này như thế nào. Bảng câu h i khảo sát (xem phụ lục 1).

Để tìm hiểu phản ứng của người dân trong vấn đề phân loại rác tại nguồn, đề tài dựa trên các yếu tố chính đó là trình độ học vấn, và mức độ tiếp cận đối với việc tái sử dụng rác thải. Với kỳ vọng khi có thu nhập cao thì con người có điều kiện tiếp xúc thông tin một cách nhanh chóng và nhiều hơn (như qua sách báo, truyền hình, internet, thông tin liên lạc, v.v). Dẫn đến vấn đề hiểu biết ngày một nâng cao và người ta ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Và con nguời có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu sâu hơn về vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường cũng ngày một nâng cao.

11.70%

21.60%

23.60%

39.20%

3.90% Trung học

Phổ thông Trung cấp CĐ-ĐH Sau ĐH

25.50%

74.50%

Có Không a) Trình độ học vấn

Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn.

Nguồn tin: Kết quả tính toán và tổng hợp Qua hình 4.6 ta thấy trình độ học vấn của nguời dân ở đây là khá cao với 39.2%

người có trình độ CĐ-ĐH, và chỉ 11.7% người có trình độ trung học. Lý do là vì những người này thuộc quận nội thành, sinh sống tại trung tâm của thành phố nên có điều kiện sống và học tập được quan tâm đầy đủ. Do đó họ sẽ có những nhận thức tích cực trong vấn đề môi trường cũng như vấn đề phân loại rác.

b) Hiểu biết của ng ời dân về tái sử dụng rác thải

Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Việc Tiếp Cận Vấn Đề Tái Sử Dụng Rác Thải

Nguồn tin : Kết quả tính toán và tổng hơp

Qua hình 4.7 ta thấy việc tiếp cận và hiểu biết về vấn đề rác thải ngày một nâng cao, với 74.5% nguời có biết đến vấn đề phân loại cũng như việc tái sử dụng rác thải.

Điều đó thể hiện người dân đã có những hiểu biết nhất định về việc tái sử dụng.

b) Kết quả điều tra

- Ý thức nhặt rác riêng của ng ời dân:

Bảng 4.9. Thống Kê Mẫu Về Ý Thức Nhặt Riêng Rác Của Ng ời Dân.

Hành động nhặt riêng rác Số hộ Tỷ lệ (%)

Không bao giờ 15 29,5

Thỉnh thoảng 30 58,8

Thường xuyên 6 11,7

Tổng 51 100

Nguồn tin: Kết quả điều tra và tổng hợp Qua bảng thống kê 4.9, ta thấy rằng trong 51 hộ đuợc khảo sát thì hành động nhặt riêng rác một cách thường xuyên chiếm 11,7%, hành động nhặt riêng rác một cách thỉnh thoảng chiếm 58% và không bao giờ nhặt riêng rác chiếm 29%. Cho thấy người dân bước đầu đã có những hành động tích cực trong việc nhặt riêng rác, có thể không phải vì hiểu biết lợi ích của vấn đề nhặt riêng rác mà đơn giản đó là hành động khiến họ có thể thu hồi lại một phần tiền khi bán chúng cho những cơ sở thu mua phế liệu. Tuy nhiên, chính điều này sẽ là cơ sở cho việc đồng ý phân loại rác trong tương lai. Do vậy, khi TP có yêu cầu người dân phân loại rác tại nguồn sẽ được sự ủng hộ.

Bảng 4.10. Thống Kê Mẫu Về Mức Độ Đồng Ý Phân Loại Rác

Đồng ý phân loại rác Số hộ Tỷ lệ (%)

Có 45 88,2

Không 6 11,8

Tổng 51 100

Nguồn tin: Kết quả điều tra và tổng hợp

Qua bảng thống kê 4.10, trong 51 hộ được khảo sát ta thấy việc đồng ý phân loại rác của người dân chiếm t lệ rất cao 88,2% và không đồng ý phân loại chiếm 11,8%.

Cho thấy, người dân đã có cái nhìn tích cự hơn trong vấn đề môi trường. Và đây cũng là dấu hiệu đáng mừng trong việc nhận thức của người dân đã ngày một nâng cao hơn. Vì vậy, khi TP thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn là khả thi. Tuy nhiên cũng có một số hộ dân là chưa có thái độ tích cực đối với chương trình này.

- Phản ứng ng ời dân trong việc nộp phạt khi kh ng thực hiện ch ơng trình phân loại rác tại nhà:

Bảng 4.11. Thống Kê Mẫu về Sự Chấp Nhận Nộp Phạt.

Sự chấp nhận nộp phạt Số hộ Tỷ lệ (%)

Có 23 45

Không 28 55

Tổng 51 100

Nguồn tin: Kết quả điều tra và tổng hợp Qua bảng thống kê 4.11, trong 51 hộ được khảo sát thì có đến 28 hộ không chấp nhận nộp một mức phạt hành chính khi không thực hiện việc Phân Loại Rác trứơc khi thải b , chiếm 55%. Cho thấy người dân chưa thực sự hưởng ứng và tham gia chương trình này một cách triệt để. Cho nên khi chương trình Phân Loại Rác chưa thể khẳng định được có mang lại thành công như mong muốn hay không. Hay chỉ dừng lại ở mức độ ủng hộ.

-Nhận đ nh chung: Nhìn chung, từ việc thu thập những ý kiến của các hộ dân xung quanh các vấn đề phân loại rác tại nhà cho thấy đã có những phản ứng tích cực. Người dân bước đầu đã có ý thức trong việc nhặt riêng rác, với 58,8% người dân nhặt rác thỉnh thoảng, 11,7% nhặt rác một cách thường xuyên. Phản ứng của người dân khi chương trình phân loại rác được thực hiện thì có đến 88,2% ý kiến ủng hộ. Và cuối cùng là việc chấp nhận nộp phạt khi không tham gia chương trình chiếm 45%. Mặc dầu chưa có sự ủng hộ hoàn toàn của người dân khi thực hiện chương trình nhưng qua khảo sát cũng cho thấy có những tín hiệu khả quan trong việc tham gia của người dân.

Do đó khi chương trình được thực hiện sẽ được sự ủng hộ và tham gia của người dân, góp phần

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)