Phân Tích Thực Trạng Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 45 - 49)

4.3. Thực trạng chất thải rắn tại TP Đà Nẵng trong những năm gần đây

4.3.2. Phân Tích Thực Trạng Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

Bảng 4.4. Tình Hình Biến Động Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Qua Các Năm.

Khoản mục ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006

CTR sinh hoạt phát sinh Tấn 184.242 205.790 227.448 236.797 246.467 Luợng tăng liên hoàn Tấn - 21.548 21.658 9.394 9.670 Luợng tăng định gốc Tấn 0 21.548 43.206 52.555 62.225 Tốc độ phát triển liên hoàn % - 111,69 110,52 104,11 104,08 Tốc độ phát triển định gốc % 100 111,69 123,45 128,46 133,71 Nguồn tin: Trích dẫn báo cáo hiện trạng môi trường TPĐN qua các năm 2002-2006 Để dễ nhận biết, ta có thể dựa vào biểu đồ hình 4.3 (từ bảng số liệu)

Hình 4.3. Biểu Đồ L ợng Chất Thải Sinh Hoạt Phát Sinh Qua Các Năm

Nguồn tin: Kết quả tính toán - Nhận xét: Qua việc phân tích tình hình biến động chất thải rắn sinh hoạt ở bảng 4.4 và từ biểu đồ hình 4.3 ta thấy lượng rác thải sinh hoạt chiếm t trọng lớn và có xu hưóng tăng dần

0 50 100 150 200 250

2002 2003 2004 2005 2006

CTR sinh hoạt

tăng 11,69%; năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 21.658 tấn (lượng tăng liên hoàn) tăng 10,52%; tuy nhiên qua 2 năm 2005 và 2006 mức tăng không cao, tăng chỉ 9.670 tấn (lượng tăng liên hoàn) tức tăng 4,08%. Nhìn chung lượng rác thải tăng binh quân từ 2002-2006 là 12.454 tấn. Cho thấy lượng rác thải tăng khá cao.

4.3.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của TP Đà Nẵng Bảng 4.5. Thành Phần Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại TP Đà Nẵng.

STT Thành phần Tỷ lệ

(%)

Rác hữu cơ 79,9

1 Trái cây, rau quả, lá cây 73,3

2 Thức ăn thừa, phế thải chế biến thức ăn 0,4

3 Phân động vật 3,2

4 Lông động vật 0,2

5 Da 0,5

6 Sợi 2,3

Rác vô cơ 13

1 Nhựa 4

2 Cao su 1,6

3 Giấy và carton 3,1

4 Gỗ 0,7

5 Thủy tinh 0,9

6 Sành sứ 0,8

7 Kim loại 1,9

Loại khác 7,1

Tổng cộng 100

Nguồn tin: Trung tâm BVMT Đà Nẵng-12/2006 (Trang 5 tài liệu tập huấn)

Để dễ dàng nhận biết ta có thể sử dụng biểu đồ hình 4.4

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Thành Phần Chất Thải Rắn Sinh Hoạt.

rác hữu cơ rác vô cơ các loại khác

Nguồn tin: Kết quả tính toán - Kết luận: Qua biểu đồ hình 4.4, ta thấy thành phấn chất thải rắn sinh hoạt gồm 3 phần chính: hữu cơ, vô cơ và loại khác. Trong đó, lượng rác hữu cơ chiếm t lệ cao 79.9%, rác thải vô cơ chiếm 13% và các loại khác 7.1%. Lượng rác thải hữu cơ này chính là nguồn nguyên liệu để chế biến thành phân Compost phục vụ sản xuất nông nghiệp, và t lệ rác có thể tái chế như: bao nylon, giấy, thu tinh, nhựa, kim loại…có thể dùng để làm nguyên vật liệu thứ cấp và sản xuất ra một số sản phẩm với giá thành thấp.Vậy, thành phần rác thải dùng tái chế chiếm t lệ cao trong thành phần rác thải ở đô thị TP Đà Nẵng.

Tuy nhiên thành phần chất hữu cơ có độ ẩm cao, nếu không xử lý kịp thời thì nó dễ bốc mùi gây ô nhiễm.

4.3.2.3. So sánh chất thải rắn sinh hoạt phát sinh các TP khác

Quá trình đô thị hoá đã gây nên một sức ép đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường. Điều này đã làm đã làm phát sinh một lượng lớn rác thải sinh hoạt tại hầu hết các khu đô thị Việt Nam. Theo thống kê, năm 1990 cả nước chỉ mới có 500 đô thị, đến năm 2004 tăng lên 656 đô thị với 2 Thành Phố lớn là Hà Nội và TP HCM, 3 thành phố loại một là Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng. Tăng trưởng không gian đô thị cũng tăng đáng kể: năm 1999 đất đô thị chiếm khoảng 0,2% diện tích đất tự nhiên của cả nước, đến năm

2003 là 0,35% và đến năm 2004 tăng lên 1%. Và kéo theo đó là lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng theo.

Khối lượng chất thải rắn phát sinh tính bình quân trên đầu nguời được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Khối Luợng Chất Thải Rắn Bình Quân.

ĐVT: kg/nguời/ngày

Khu vực 2000 2005

Hà Nội 0,9 1

TP HCM 0,9 1

Hải Phòng 0,65 0,8

Đà Nẵng 0,6 0,75

Các đô thị còn lại 0,5 0,65

Nguồn tin: Đề tài 29k05-ĐH Kinh Tế TP ĐN - Nhận xét: Nhìn chung tốc độ phát triển chất thải rắn bình quân trên đầu người trong cả nước là cao vì t trọng của đất đá gạch cát, v.v có lẫn trong chất thải lớn. Đà Nẵng có số lượng chất thải rắn phát sinh đứng hàng thứ 4 so với các đô thị khác, (sau 3 đô thị lớn, đó là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng) và cao hơn Khối lượng chất thải rắn bình quân hiện nay là 0,4-0,5 kg/người/ngày. Lý do là TP mới thực sự phát triển trong những năm gần đây (TP Đà Nẵng đựơc phong tặng là TP trực thuộc trung ương từ năm 1997), do đó khối lượng chất thải rắn phát sinh, cũng như lượng rác thải tính bình quân trên đầu nguời của TP hơi thấp hơn các đô thị lớn trong cả nước. Nhưng nhìn chung khối lượng bình quân như vậy là khá cao.

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)