Giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 59 - 76)

4.5. Một số giải giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP Đà Nẵng

4.5.2. Giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP

Qua việc xem xét thực trạng rác thải tại TP ta thấy lượng chất thải sinh hoạt chiếm t lệ rất cao hơn 90% trong tổng lượng rác phát sinh của TP. Nếu việc phân loại rác được thực hiện tốt sẽ làm giảm đi một gánh nặng rất lớn cho công tác thu gom, xử lý , đồng thời việc phân loại rác cũng là một hành động tiền đề để chúng ta thực hiện cơ chế 3R, biến rác thành nguồn nguyên liệu, nguồn tài sản có giá trị. Việc xử lý rác làm phân Compost chỉ có thể thành công khi việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện. Phân loại rác tại nguồn là sự đảm bảo cho chất lượng của nguyên liệu đầu và dẫn đến tăng chất lượng sản phẩm chế biến. Việc phân loại rác tại nguồn, còn làm giảm chi phí trong quá trình xử lý rác sản xuất phân compost. Vì vậy cần tiến hành tăng cường phân loại rác theo từng hộ gia đình. Thông qua việc triển khai hệ thống phân loại tại nguồn sẽ huy động được sự tham gia của mỗi người dân vào hoạt động quản lý CTR và bảo vệ môi trường. Để hoạt động này có hiệu quả đòi h i hệ thống quản lý CTR phải thực hiện đồng bộ từ khâu thu gom, phương tiện thu gom, vận chuyển, cơ sở tiếp nhận và xử lý. Tóm lại, phân loại rác thải chính là tiền đề đóng vai trò rất quan trọng cho việc tái chế và xử lý rác thải:

Các chất hữu cơ tự nhiên như lá, cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật,... là những thứ rất chóng phân hu , gây ô nhiễm môi trường (gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc). Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.

Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa, v.v có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng.

Các chất vô cơ như bao bì, giấy, nhựa, v.v có thể sử dụng lại làm nguyên vật liệu cho nhiều ngành sản xuất.

Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ b đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào. Để rác thải trở nên hữu ích thì đầu tiên phải phân loại rác tại nguồn.

Mục tiêu : rác có thể phân thành 2 loại chủ yếu: rác thực phẩm và rác thải còn lại.

Chương trình thực hiện với 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: xây dựng kế hoạch - Các bước tiến hành:

- Bước 1: tiến hành điều tra thu thập ý kiến người dân trong việc cung cấp các thông tin về lượng rác thải của các hộ, phản ứng trong việc đồng ý phân loại rác, việc chấp hành chương trình này như thế nào, v.v.

- Bước 2: xác định đối tượng tham gia: Cộng đồng dân cư, UBND phường, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, và công ty MTĐT .

- Bước 3: giải pháp để có thể tách rác thải thành 2 loại chủ yếu, đó là chất thải rắn thực phẩm và chất thải rắn còn lại.

Giai đoạn 2: thực hiện chương trình: Đây là giai đoạn đòi h i việc huy động các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính vào hoạt động :dựa vào

- Phản ứng của người dân trong quá trình thực hiên: ủng hộ hay phản đối - Thái độ của các đối tượng tham gia (đã đề cấp ở trên)

- Sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp trên.

- Kết hợp việc thực hiện Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất Phân Compost Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả đạt được của chương trình đã đề ra.

Nhận dạng những mặt đã thực hiện được và chưa được, từ đó có hướng giải quyết trong tương lai. (Lợi ích từ việc sản xuất phân compost từ rác thải).

Ngoài ra, để chương trình trên thực hiện tốt cần thực hiện đồng thời các biện pháp:

Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn , TP sẽ hỗ trợ chương trình bằng cách trang bị cho mỗi hộ gia đình là thùng rác kém với túi chứa rác (2 túi/ngày với 2 màu khác nhau: túi màu xanh chứa rác hữu cơ, túi màu vàng chứa các loại còn lại) và cho trường học các thùng 240L trong thời gian 6 tháng (thùng xanh chứa các chất hữu cơ dư thừa và thùng màu vàng chứa các chất thải còn lại có khả năng tái chế.).

Áp dụng khung pháp lý quy định các mức phạt khi người dân không phân loại rác ngay tại hộ gia đình. Căn cứ trên quyết định số 63/2007/QĐ-UBND quy định mức thu và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng, điểm a.16 khoản 4, chương III của Thông tư số 97/2006/TT-BTC quy định về thu phí vệ sinh và điều 14,15 và 26, chương II, Nghị

định số 81/2006/N Đ-CP. Áp dụng mức phạt cho từng đối tượng cụ thể được thể hiện qua bảng 4.12, 4.13, và 4.14. Bằng cách:

Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho phương tiện đến từng nhà đem các túi rác đó đi.

theo giờ cố định: buổi sáng từ 5h30 đến 7h và buổi chiều từ 7h đến 8.h30. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ngay hôm sau sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Và việc kiểm tra có phân loại rác hay không sẽ do người thu gom đảm nhiệm.

Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt, v.v thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện b những thứ đó ở hè phố.

Kết hợp giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường.

Bảng 4.12: Quy Đ nh Mức Phạt Đối Với Hộ Gia Đình Không Sản Xuất Kinh Doanh.

Đối tuợng Đơn v tính Mức phạt

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 90.000

Đường phố loại 2 Đồng/hộ/tháng 85.000

Đường phố loại 3 Đồng/hộ/tháng 75.000

Đường phố loại 4,5 Đồng/hộ/tháng 70.000

Kiệt, hẻm Đồng/hộ/tháng 40.000

Chung cư cao cấp Đồng/hộ/tháng 60.000

Nhà tập thể, nhà tạm, chung cư thu nhập thấp

Đồng/hộ/tháng 35.000

Ghi chú: Mức phạt = mức thu phí*5; mức phạt ở đây là chưa kể đến mức thu phí vệ sinh hằng tháng.

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Bảng 4.13: Quy Đ nh Mức Phạt Đối Với Hộ Gia Đình Sản Xuất Kinh Doanh Tại Nhà Ở

Đối tuợng Đơn v tính Mức phạt

Nhóm 1: Kinh doanh vật liệu xây dựng, ăn uống, rau, hoa, quả

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 215.000

Đường phố loại 2 Đồng/hộ/tháng 180.000

Đường phố loại 3 Đồng/hộ/tháng 155.000

Đường phố loại 4,5 Đồng/hộ/tháng 130.000

Kiệt, hẻm Đồng/hộ/tháng 110.000

Nhóm 2: Kinh doanh điện máy, lương thực, thực phẩm, may mặc, chim, cá cảnh

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 190.000

Đường phố loại 2 Đồng/hộ/tháng 165.000

Đường phố loại 3 Đồng/hộ/tháng 140.000

Đường phố loại 4,5 Đồng/hộ/tháng 120.000

Kiệt, hẻm Đồng/hộ/tháng 100.000

Nhóm 3: Kinh doanh tạp hoá, các loại mặt hàng khác

Đường phố loại 1 Đồng/hộ/tháng 180.000

Đường phố loại 2 Đồng/hộ/tháng 155.000

Đường phố loại 3 Đồng/hộ/tháng 130.000

Đường phố loại 4,5 Đồng/hộ/tháng 105.000

Kiệt, hẻm Đồng/hộ/tháng 85.000

Ghi chú: Mức phạt = mức thu phí*5; mức phạt ở đây là chưa kể đến mức thu phí vệ sinh hằng tháng.

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Bảng 4.14: Quy Đ nh Mức Phạt Đối Với Tr ờng Học, Nhà Trẻ, Cơ Quan Hành Chính Sự Nghiệp, Trụ S Làm Việc của Doanh Nghiệp.

Đối tuợng Đơn v tính Mức phạt

Trường hợp lượng rác thải dưới 1 m3/tháng Đồng/tháng 490.000 Trường hợp lượng rác thải từ 1 m3/tháng trở lên Đồng/m3 rác 500.000

Ghi chú: Mức phạt = mức thu phí* 5; mức phạt ở đây là chưa kể đến mức thu phí vệ sinh hằng tháng.

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán Đối với cửa hàng, khách sạn, nhà hàng kinh doanh ăn uống mức phạt là: 640.000 đồng/m3.

Đối với nhà ga, bến tàu, bến xe và các khu vực khác thì mức phạt là: 590.000 đồng/m3. Đối với các hộ buôn bán nh ở vỉa hè thì mức phạt là: 5000 đồng/ngày.

- Kết quả đạt đ ợc từ ch ơng trình:

Góp phần vào viêc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Kích thích sự phát triển ngành nghề tái chế phế liệu, qua đó giúp tạo công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người lao động.

Giảm chi phí cho công đoạn tiền xử lý các phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất phân compost nếu rác đựoc phân loại tốt. Xét về lâu về dài lượng phân compost này có thể thay thế một lượng phân bón phải nhập khẩu và tạo nên nguồn thu để giảm chi về vệ sinh môi trường, góp phần giảm chi ngân sách cho công tác bảo vệ MT.

Lượng rác thải đem chôn lấp hằng ngày sẽ giảm đi đáng kể, tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp, tiết kiệm chi phí chôn lấp…. từ đó có thể kéo dài thời gian của bãi chôn lấp, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ.

Giúp hình thành thói quen trong vấn đề thải b rác thải.

Lợi ích hay giá trị kinh tế thu được từ các chất thải có khả năng tái sử dụng sau khi được phân loại thể hiện qua bảng 4.15

Bảng 4.15. Tỷ Lệ Chất Thải Có Thể Thu Hồi Khi Thực Hiện Phân Loại Rác.

Thành phần CTR Tỉ lệ thu hồi (%)

KL thu hồi (tấn)

Đơn giá thu hồi (đ/kg)

Giá tr (Triệu Đồng) Chất hữu cơ, bao gồm thức

ăn thừa, rau quả….chiếm 76.8%

45 422.4 Chi phí xử lý 15.5*

Giấy và Carton chiếm 3.1%

20 18.7 2800 – 4000 11.22**

Thu tinh chiếm 0.9%

75 4.95 900 3.375**

Kim loại chiếm 1.9%

65 10.45 10000 - 11000 71.3**

Nhựa chiếm 4%

35 22 6.500 - 8000 54**

Các loại khác chiếm 13.3% 73.5

Tổng 550 155.4

Ghi chú: * là giá trị thu hồi = CPXL*t lệ thu hồi; ** là giá trị thu hồi = đơn giá*KL*t lệ Nguồn tin: Kết quả tính toán và tổng hợp

Kết luận:

Vậy khi thực hiện phân loại rác, với những thành phần có thể tái sử dụng thì lợi ích có thể thu được là hơn 155 triệu đồng/ngày.

Khi chưa thực hiện chương trình phân loại rác thì t lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày. Và giá trị thu được chỉ gần 11 triệu đồng/ngày.

Từ đó cho thấy lợi ích mà chương trình mang lại là rất lớn, như vậy đồng nghĩa với việc xã hội giảm đi một lượng chi phí đáng kể (chưa kể đến lợi ích về mặt môi trường và xã hội).

- Giải pháp 2: Xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost Sự cần thiết phải xây dựng nhà máy

Kể từ năm 2005, giá các loại phân bón trên thế giới bắt đầu tăng mạnh. Hiện tại, giá phân đạm trên thế giới đứng ở mức 400 USD/tấn, trong khi giá phân đạm ở Trung Quốc là 290 USD/tấn. Hiện tại, các công ty phân bón Việt Nam mới chỉ sản xuất được 53% nhu cầu phân Urê, 75% phân lân, và 100% phân NPK. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 100% các loại phân DAP, SA, Kali và phân lân. Hiện nay, nhu cầu phân bón Urê cho vụ Đông Xuân này là khoảng 300 ngàn tấn, trong đó, miền Bắc khoảng 200 ngàn tấn, miền Trung khoảng 100 ngàn tấn. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Trước tình hình giá phân bón đang ngày một tăng cao như vậy thì việc xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai: đó là đáp ứng một phần nhu cầu phân bón trong nước, giảm đáng kể lượng phân bón nhập khẩu thừ nước ngoài.

Đặc biệt, góp phần làm giảm chi phí bãi chôn lấp rác thải, giảm chi phí xử lý rác thải, v.v.

Nguồn số liệu có sẵn về dự án nhà máy sản xuất phân Compost như sau:

Bảng 4.16. M Tả Dự Án SX Phân Compost.

STT Khoản mục Số l ợng

1 Vốn vay 4.985.312 USD

2 Vốn từ ngân sách thành phố 1.428.330 USD

3 Nguồn nguyên liệu sản xuất Thành phần rác hữu cơ

4 Công suất nhà máy 120.000 tấn/ ngày

5 Thời gian hoàn vốn 18 năm 5 tháng

6 Tổng hiện giá thu hồi thuần 2.510.056 USD

7 Tồng hiện giá vốn đấu tư thuần 2.392.784 USD

Nguồn tin: thu thập và tổng hợp

Số liệu ở bảng 4.16 chỉ tính mỗi mục tiêu là xác định hiệu quả đầu tư cho nhà máy, chưa tính đến các vấn đề hiệu quả xã hội và môi trường. Vì vậy đề tài sử dụng tiếp tục tính những lợi ích kinh tế về môi trường như sau:

Hiệu quả kinh tế (chi phí giảm đi đồng nghĩa với lợi ích thu được)

Tiết kiệm được diện tích chôn lấp cho bãi chứa rác (bãi chôn lấp mới với đầu tư 2,7 triệu USD, diện tích 50ha, thời gian hoạt động 15 – 20 năm)

2.700.000/7300 = 369.863 USD/ ngày 50/20 = 2.5 ha/ năm = 0.0069 ha/ ngày Với 440 tấn cần 0.0056ha / ngày

Vậy chi phí bãi chôn lấp tính bình quân trong 1 ngày cho 440 tấn rác hữu cơ là 300.1718 (khoảng 300USD)

Tận dụng lượng rác thải hữu cơ để sản xuất phân Compost, giảm lượng nhập khẩu phân bón hằng năm (khi mà giá phân bón nhập khẩu đang tiếp tục tăng cao), góp phần phát triển nông nghiệp. Vì vậy lượng phân bón này sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới.

Theo kết quả từ bảng thống kê khối lượng nhập khẩu phân bón 11 tháng đầu năm 2006 (xem phần phụ lục 3), ta thấy lượng phân nhập khẩu từ trung Quốc chiếm một lượng cao nhất 1.134.126 tấn, trị giá 273.704.401 USD như vậy theo ước tính bình quân thì phân nhập khẩu với giá 241,335 USD/ tấn.

Theo ước tính thì mỗi năm trung bình nhà máy có thể sản xuất 52.022 tấn/năm (xem phụ lục 7)

Như vậy với lượng phân Compost nay có thể góp phần làm giảm lượng nhập khẩu điều này đồng nghĩa sẽ giảm đi một khoản ngoại tệ đáng kể cho việc nhập khẩu. Vậy nếu lượng phân Compost có thể thay thế cho lượng phân Ure này thì chi phí nhập khẩu sẽ giảm bớt là 52.022 tấn * 241 USD/tấn = 12.537.302 USD/năm = 34.348 USD/ngày.

Giảm chi phí xử lý (chôn lấp) rác hữu cơ nói riêng: chi phí giảm đi cũng chính là một phần lợi ích thu được gần 36 triệu đồng/ngày = 2.250 USD/ngày.

Bảng 4.17. Tổng Hợp Chi Phí Xử Lý Rác Thải

Thành phần rác Tỷ lệ (%)

Khối l ợng (tấn/ngày) Chi phí xử lý ( triệu đồng /ngày)

Hữu cơ 79.9 440 36.

Vô cơ 13 72 5.9

Các loại khác 7.1 38 3.1

Tổng 100 550 45

Nguồn tin: tính toán và tổng hợp Với:

Chi phí rác thải = chi phí thu gom và vận chuyển + chi phí xử lý

= 39.212.300 đ/ngày + 5.500.000 đ/ngày = 44.712.300 đ/ngày Chi phí xử lý = 10.000 đ/tấn (cố định, do ngân sách của thành phố cấp) = 10.000*550 = 5.500.000/ ngày

Chi phí thu gom = 14.312.489.677 đ/năm

Vậy tổng chi phí tính trên một ngày xấp xĩ là 45.000.000 đ/ngày (chưa tính đến chi phí đầu tư bãi chôn lấp)

Ngoài việc mang tính chất xã hội phục vụ công ích cho cộng đồng, dự án này còn có tính khả thi về kinh tế, dự án có khả năng thu hồi được nguồn tài chính từ sản phẩm của nhà máy để bù đắp chi phí vận hành dự án và trả một phần vốn và lãi vay: Với t lệ thu hồi từ chất thải 45%, đơn giá 10 USD/tấn, sản lượng trung bình 52.022 tấn/ năm, vậy lợi ích trung bình là 520.228 USD/ năm = 1.425 USD/ngày.

Bảng 4.18. Tổng Lợi Ích Đạt Đ ợc.

ĐVT: USD/ngày

STT Khoản mục Lợi ích thu đ ợc

1 Tiết kiệm chi phí cho diện tích bãi chôn lấp 300 2 Giảm chi phí nhập khẩu phân bón hàng năm 34.348

3 Giảm chi phí xử lý (rác hữu cơ) 2.250

4 Nguồn tài chính thu hồi từ sản phẩm 1.425

5 Tổng 38.323

Ghi chú: T giá 1USD = 16.000 VNĐ Nguồn tin: tính toán và tổng hợp Vậy lợ ích thu đựơc là rất lớn hơn 38 ngàn USD/ngày.

Hiệu quả xã hội:

Xử lý hiệu quả lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sạch đẹp và tạo mỹ quan cho đô thị, bảo vệ sức khoẻ con người.

Thay đổi những thói quen xấu, chưa ý thức trong cộng đồng dân cư về vấn đề bảo vệ môi trường và môi sinh của thành phố.

Tạo công ăn việc làm cho người địa phương, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho thành phố.

Bảo đảm duy trì trật tự, mỹ quan công cộng, không còn tình trạng nhặt rác vô tổ chức trên bãi rác.

- Giải pháp 3 (giải pháp phụ): Áp dụng hệ thống Ký Quỹ Hoàn Trả cho các Sản Phẩm Bao Bì (vật đựng đồ uống, hộp cactông, v.v).

Giải pháp chỉ có thể áp dụng và thực hiện bởi cơ quan Chính Phủ trung ương, và khi được áp dụng phổ biến sẽ tạo nên những tác động và ảnh hưởng tích cực trong việc thu hồi rác thải vô cơ tại TP Đà Nẵng.

Sự cần thiết của việc tái sử dụng nguồn nguyên liệu từ rác thải

Theo đà phát triển kinh tế của xã hội, nguồn nguyên liệu và năng lượng tiêu hao mỗi ngày một gia tăng để có thể đáp ứng cho nhu cầu của con người. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là nguồn tài nguyên không thể tái tạo như các quặng kim loại, m dầu, than, v.v ) bị khai thác quá mức trong tình trạng kém ý thức và không có điều kiện bảo vệ, các hình thức sỡ hữu chưa rõ ràng, hợp lý, cùng với hiện nay khi tốc độ công nghiệp hóa đang tăng nhanh vì vậy nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên cũng tăng theo, điều này đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn vật phế thải sẽ tăng lên. Để giải quyết hậu quả đó các quốc gia đã phải tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng. Vì vậy việc “giảm thiểu và tái sử dụng” đang là xu hướng giải quyết các vấn đề về rác thải hiện nay.

Để thực hiện tốt vấn đề trên thì cần phải có biện pháp thu hồi các vật liệu thải có khả năng tái sử dụng (như bao bì các loại đố uống, v.v) thông qua cơ chế giá cả thị trường.

Thí dụ: đối với các chai đựng đồ uống, ở Mỹ, 10 bang đã thực hiện ký quỹ bắt buộc đối với các bao bì nước giải khát và bia. Theo Moore và cộng sự (1989), các bang áp dụng các hệ thống ký quỹ - hoàn trả này (còn gọi là ký quỹ chai) báo cáo rằng 80 – 95%

các bao bì ký quỹ, đã được tự nguyện hoàn trả để tái chế. Sự kích thích kinh tế (5 – 10 cent được trả lại cho một bao bì) đủ để tạo ra được các hành vi mong muốn. Ở Đan Mạch – Bộ Trưởng môi trường đã ban hành một lệnh bắt buộc, cho phép bán bia và nước ngọt trong các chai có thể tái sử dụng mà người dùng phải nộp tiền ký quỹ. Ở Phần Lan, các hệ thống ký quỹ - hoàn trả đối với bao bì đồ uống rất thành công: số bao bì được hoàn trả lại là khoảng 90%. Ở Thụy Điển, việc tăng tiền ký quỹ các can bia nhôm gấp đôi, đã làm tăng t lệ can được trả lại từ 70% đến hơn 80% (OECD 1989).

Hiện nay, tại Việt Nam thì cũng có một số áp dụng hệ thống ký thác hoàn trả trong quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường: Ngày 22/10/1999 Liên Bộ Tài chính – Công nghiệp – Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành thông tư số 126/1999/TTLB- BTC-BCN-BKHCNMT hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Và các văn bản pháp luật cũng được áp dụng: Nghị định số 81/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại tp đà nẵng (Trang 59 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)