4.1 Bàn luận
4.1.1. Về kết quả nghiên cứu
- Quy trình chiết xuất trước đây chỉ dừng ở công đoạn điều chỉnh độ cồn để loại bỏ tạp, cô thu hồi bớt dung môi, thu được dung dịch nước đậm đặc để pha chế thành thuốc xịt mũi ngũ sắc. Sản phẩm Sp3 đã đ−ợc loại bỏ tạp triệt để hơn, hiệu suất chiết xuất 4% so với d−ợc liệu khô, có màu nâu sáng, đẹp, dễ bảo quản trong sản xuất lớn và vẫn giữ các nhóm chất cơ bản so với d−ợc liệu (sắc kí đồ hình 1 )
- Do trước đây dùng dung dịch chiết nước đậm đặc để pha chế, giai đoạn lọc trong rất khó khăn, thường phải để lắng 72 giờ, lọc chậm. Màu của dung dịch thuốc pha chế thường có màu xanh đậm, khi bệnh nhân nhỏ hoặc xịt vào 2 bên hốc mũi để lại màu đen, khó chịu. Thuốc xịt mũi Agerhinin đi từ bột khô SP3 có mầu nâu sáng, khi pha chế chỉ còn lại mầu vàng rất nhạt, dễ lọc và đã hoàn toàn cải thiện đ−ợc độ trong.
- Độ xót của thuốc ngũ sắc trước đây cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân phản ánh và góp ý, có thể do công đoạn thu hồi ch−a triệt để, vẫn còn một l−ợng cồn nhất định trong dung dịch đậm đặc dùng để pha chế. Hơn nữa trong d−ợc liệu ngũ sắc cũng chứa một hàm l−ợng nhất định các acid hữu cơ. Nay đ−a về dạng bột khô
Sp3 nên về cơ bản đã giải quyết đ−ợc độ xót của thuốc Agerhinin.
- Trong quá trình khảo sát nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lâu dài, chúng tôi nhận thấy nguồn nguyên liệu hoang dại ở Việt Nam là rất lớn, có thể khai thác hàng nghìn tấn/năm. Chúng tôi tập trung đánh giá chất l−ợng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ H−ng Yên và Bắc Giang và nhận thấy nguyên liệu thu hái từ 2
địa phương trên đều đạt tiêu chuẩn. Nguồn dược liệu Hưng Yên cho hiệu suất chiết SP3 là 4,95% cao hơn d−ợc liệu Bắc Giang (4,50%). Các phân đoạn khác nh− chất tan trong n-hexan, ethylaxetat và n-butanol cũng cao hơn.
- Khi thẩm định tác dụng d−ợc lý, chúng tôi nhận thấy bột Sp3 có tác dụng kháng histamin ở các nồng độ thử khác nhau. ở nồng độ 2,5% trở lên có tác dụng ức chế hoàn toàn co thắt gây ra do histamin, ở nồng độ 0,5% (nồng độ loãng bằng 1/10 dung dịch thuốc xịt mũi Agerhinin) có tác dụng kháng histamin t−ơng đ−ơng với tác dụng kháng histamin của DHP ở nồng độ 0,025mg/10ml.
- Qua đánh giá ảnh hưởng của thuốc lên niêm mạc mũi thỏ, của thuốc Agerhinin (dung dịch 5% SP3) và dung dịch 10% SP3 (đặc gấp 2 lần so với thuốc)
66
đều nhận thấy, niêm mạc mũi thỏ ở cả 2 lô đều bình thường, không bị xung huyết, không thấy dị ứng mẩn đỏ.
- Về tác dụng chống viêm của ngũ sắc và Sp3: Các tác giả ở Viện D−ợc liệu trước đây đã chứng minh cây ngũ sắc có tác dụng ức chế gây phù thực nghiệm, gây tiết dịch màng phổi và gây u hạt thực nghiệm t−ơng đ−ơng Hydrocortison. Bột SP3 cũng đã nghiên cứu tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm bằng dung dịch carragenin của Documun và CS và nhận thấy ở liều t−ơng đ−ơng 15g d−ợc liệu/ kg thể trọng có khả năng ức chế làm giảm độ phù là 32,54%. Khi nghiên cứu tác dụng của bột SP3 về tác dụng chống tiết dịch rỉ màng phổi gây ra do Terebentin cũng nhận thấy, lô chuột uống bột SP3 có tác dụng làm giảm 28,35% l−ợng dịch rỉ màng phổi so với lô đối chứng.
- Nghiên cứu về độc tính bán trường diễn của bột SP3, đã nhận thấy không gây
ảnh hưởng đến chức năng tạo máu cũng như trọng lượng của các lô thỏ thí nghiệm.
Hoạt độ men GOT, GPT và tỉ lệ protein, các thông số cơ bản phản ánh chức năng gan đều không có sự khác nhau giữa lô chứng và lô dùng thuốc. Hàm l−ợng ure và creatinin, biểu thị tình trạng hoạt động của thận cũng không có sự khác biệt. Kết quả mô bệnh học tế bào gan, thận và th−ợng thận cũng cho thấy các tổn th−ơng thoái hoá gan và viêm ở khoang cửa là những tổn th−ơng nhẹ, có thể thấy ở những thỏ bình th−ờng không thí nghiệm, không thấy tổn th−ơng ở tế bào th−ợng thận, tế bào ống thận. Từ các kết quả trên, Bộ môn giải phẫu bệnh, Đại học y Hà Nội đã kết luận "Bột SP3 khi cho thỏ uống với liều 0,25g/kg/ngày và 0,5g/kg/ngày và uống kéo dài 30 ngày không có biểu hiện độc với chức năng gan, thận, tạo máu và tế bào gan, thận, th−ợng thận".
- Về tác dụng của thuốc trên lâm sàng: giai đoạn tr−ớc dự án, với thuốc nhỏ mũi ngũ sắc đã đ−ợc bệnh viện Hai Bà Tr−ng và Việt Nam - CuBa thử trên 79 bệnh nhân và kết luận, thuốc có tác dụng tốt trên bệnh nhân viêm mũi, viêm xoang mạn và viêm mũi, viêm xoang dị ứng, giảm ngạt mũi, giảm viêm, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi sổ mũi, nhức đầu. Trong điều trị viêm xoang dị ứng, ngũ sắc có khả năng thay thế cortison. Ngũ sắc không có tác dụng phụ.
Khi thử nghiệm và ứng dụng lâm sàng thuốc nhỏ mũi Agerhinin, tại bệnh viện tai mũi họng trung −ơng, các tác giả nhận thấy sau 1 tuần điều trị đối với viêm mũi xoang cấp kết quả tốt là 70,59% trên triêu chứng cơ năng và 94,12% có dấu hiệu thực thể tốt và khá. Trên 31bệnh nhân mạn tính, kết quả chụp phim sau 1 tuần
điều trị cho thấy 80,65% không còn tổn th−ơng.
67
Sau 2 tuần điều trị: trên triệu chứng cơ năng 82,35% có kết quả tốt, 94,11%
nhóm bệnh nhân viêm mũi, viêm xoang cấp có tiến triển thực thể khá và tốt. Kết quả chụp X-quang 87,1% bệnh nhân có kết quả tốt và 6,45% kết quả khá, còn 6,45%
không có kết quả.
Sau 1 tháng điều trị viêm mũi xoang cấp có kết quả tốt là 91,18%, còn viêm mũi xoang mạn có kết quả tốt là 67,74%. Trên triệu chứng thực thể 97,06% nhóm viêm mũi xoang cấp có tác dụng khá và tốt. Kết quả chụp X-quang cho thấy 93,35%
bệnh nhân có tác dụng tốt.
Thuốc Agerhinin là thuốc xịt tương đối an toàn. Tuy vẫn còn một vài khó chịu nh− xót, cay trong mũi, nh−ng hầu hết các bệnh nhận đều sử dụng đ−ợc không có tác dụng không mong muốn nào phải ngừng điều trị.
Khi nghiên cứu trên lâm sàng về tác dụng co mạch, các tác giả đã nhận thấy 31/32 bệnh nhân có tác dụng thông thoáng mũi sau đặt thuốc Agerhinin sau 2 phút chỉ có 1 trường hợp không có tác dụng co mạch, độ thông thoáng không rõ, là bệnh nhân viêm mũi quá phát đã hơn 2 năm.
So sánh với Coldy B, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy sau 2 phút đặt thuốc, Agerhinin tác dụng kém hơn (62,5%), ColdyB (87,5%). Nh−ng sau 5phút cả 2 nhóm này có tác dụng t−ơng đ−ợng (87,5%).
Về tác dụng chống dị ứng: 7/10 trường hợp có thay đổi lượng tế bào eosinophile trong dịch mũi. Nh− vậy, phần lớn bệnh nhân có giảm kích ứng niêm mạc mũi xoang sau khi đặt bông thấm Agerhinin.
4.1.2. Đóng góp về công tác đào tạo:
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai, dự án đã góp phần đào tạo 1 học viên cao học là Vũ Đức Chính với luận văn thạc sỹ hoá học”. Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây Ngũ sắc (Ageratum conyzoides L.)”, đã
bảo vệ tốt nghiệp năm 2004.
4.1.3. Về hiệu quả kinh tế - xã hội:
Theo hợp đồng đã ký, dự án sản xuất 600.000lọ thuốc xịt mũi Agerhinin. Hiện nay đã sản xuất được 296.746 lọ cung cấp trên thị trường và phục vụ người bệnh.
Giá bán sản phẩm dự kiến trong dự án là 7000đ/lọ, thực tế giá bán là 5.500đ/lọ. Nh− vậy, giá bán đã giảm đ−ợc 1.500đ/lọ. Nếu so sánh với một số thuốc
điều trị t−ơng ứng nh− ColdyB, giá của Agerhinin chỉ sấp xỉ bằng 50%.
Dự án đã ký độc quyền phân phối với công ty TNHH AN Pơ. Trong năm 2006 sẽ cung cấp 300.000lọ thuốc xịt mũi Agerhinin
68
Dự án đã góp phần tăng thu nhập cho nhân dân ở các vùng nông thôn, miền núi nơi có ngũ sắc mọc hoang dại, góp phần vào việc cải thiện đời sống cho một bộ phận ng−ời dân ở nông thôn, miền núi. Trong thòi gian thực hiện Dự án, chúng tôi
đã mua 15 tấn cây ngũ sắc, với giá 10.000đ/kg. Tổng số tiền 150.000.000 đồng nhân dân ở các vùng nông thôn đ−ợc h−ởng.
4.2. KÕt luËn:
Dự án đã hoàn thành các mục tiêu và nội dung ghi trong đề cương nghiên cứu.
- Đã hoàn thiện qui trình chiết xuất bán thành phẩm SP3 từ cây ngũ sắc (Ageratum conyzoides L.) với qui mô 200kg d−ợc liệu/mẻ, đạt hiệu suất 4%. SP3 là bột khô có màu nâu sáng, chất l−ợng ổn định đã tạo thuận lợi để khắc phục các thiếu sót trước đây của thuốc nhỏ mũi Ngũ sắc như độ xót, độ trong, màu đen để lại trong mũi mỗi khi sử dụng thuốc.
- Đã hoàn thiện qui trình pha chế với qui mô 30.000lọ/mẻ. Dung dịch thuốc pha chế rất dễ lọc, dễ bảo quản. Thuốc đạt độ trong của D−ợc Điển Việt Nam III qui
định.
- Đã nâng cấp tiêu chuẩn chất l−ợng của thuốc xịt mũi Agerhinin. Đã theo dõi
độ ổn định của thuốc trong 24 tháng, kết quả cho thấy thuốc xịt mũi Agerhinin vẫn
đạt tiêu chuẩn chất l−ợng, do đó chúng tôi đề nghị nâng hạn dùng của thuốc lên 18 tháng thay cho 12 tháng tr−ớc đây.
- Đã thẩm định lại tác dụng dược lý, độc tính bán trường diễn của bột SP3, cho thấy có tác dụng kháng histamin, có tác dụng chống viêm trên cả hai mô hình gây viêm bằng carragenin của Documun và mô hình chống tiết dịch rỉ màng phổi gây ra bởi Terebentin. Độc tính bán tr−ờng diễn của SP3 cho thỏ uống dài ngày không có biểu hiện độc trên các chức năng gan, thận, tạo máu và mô bệnh học.
- Khi thử nghiệm và ứng dụng trên lâm sàng thuốc Agerhinin có tác dụng tương đương với ColdyB và tương đối an toàn.
- Đã sản xuất 296.746 lọ và 390kg bột SP3, tiêu thụ trên thị tr−ờng cả n−ớc, góp phần phục vụ điều trị cho bệnh nhân viêm mũi, xoang dị ứng. Thuốc có giá
thành thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của đại bộ phận người dân Việt Nam.
- Kết quả của Dự án đã cho phép khai thác một cây thuốc hoang dại, có trữ
l−ợng lớn trong n−ớc, chế tạo thành thuốc phục vụ phòng và chữa bệnh.
69