Điểm lại một số nghiên cứu về FMD(%) ở bệnh nhân đái thái đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy bằng siêu âm động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đ ờng týp 2 (Trang 36 - 40)

týp 1 và nhóm chứng không có ĐTĐ. Các đối t−ợng này đ−ợc đánh giá chức năng nội mạc bằng đo chỉ số FMD. Kết quả: chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm ĐTĐ so với nhóm chứng: 5,0 ± 3,7% và 9,3 ± 3,8% với

33

p<0,001. Nghiên cứu còn cho thấy có mối t−ơng quan nghịch biến giữa chỉ số FMD và thời gian bị bệnh (r = - 0.26, p < 0.05) cũng nh− với nồng độ LDL–c (r = -0.38, p < 0.005) [34].

Lambert và cộng sự (1996) nghiên cứu sự đáp ứng giãn mạch ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 1 không có microalbumin niệu so sánh với nhóm chứng nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm bệnh và nhóm chứng [58].

Lekakis J và cộng sự (1997) nghiên cứu sự rối loạn chức năng nội mạc tại những động mạch lớn của những bệnh nhân ĐTĐ týp 1 không có microalbumin niệu. Kết quả cho thấy chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa ở nhóm không có

microalbumin niệu (5,8 ± 7%) cũng nh− nhóm có microalbumin niệu (0,75 ± 2,5%) so với nhóm chứng (11 ± 7%) với p = 0,01 và p = 0,003 t−ơng ứng

với mỗi nhóm [60].

Anstasiou (1998) nghiên cứu những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai nghén (chia làm 2 nhóm: nhóm không béo và nhóm béo phì) và nhóm chứng gồm 19 ng−ời khoẻ mạnh, không béo. Kết quả cho thấy chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa và t−ơng tự trong cả 2 nhóm phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai nghén so với nhóm chứng: 1,6 ± 3,7% (nhóm không béo) và 1,6 ± 2,5% (nhóm béo phì) so với 10,3 ± 4,4% (nhóm chứng) với p <0,001 [18].

Caballero và cộng sự (1999) nghiên cứu 4 nhóm đối tượng: Nhóm người khoẻ mạnh là nhóm có đường máu bình thường và không có tiền sử gia đình có bệnh ĐTĐ; Nhóm 2 gồm những đối tượng có đường máu bình thường nhưng có tiền sử bố hoặc mẹ bị ĐTĐ; Nhóm 3 là nhóm đối t−ợng có giảm dung nạp glucose và nhóm 4 gồm những bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Kết quả là chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa ở cả 3 nhóm so với nhóm chứng (với p < 0,01 khi so

34

sánh cả 3 nhóm so với nhóm chứng). Trong đó, chỉ số FMD(%) ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 8,4 ± 5,0% so với nhóm chứng 13,7 ± 6,1% (p < 0,01) [27].

Kawano H và cộng sự (1999) thực hiện nghiệm pháp tăng đ−ờng huyết ở 3 nhóm đối tượng: nhóm người bình thường, nhóm bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose và nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Các đối t−ợng này đ−ợc đánh giá chức năng nội mạc thông qua chỉ số FMD(%) tại 3 thời điểm: tr−ớc nghiệm pháp, sau nghiệm pháp 1 giờ và sau 2 giờ. Kết quả là chỉ số FMD(%) ở nhóm ng−ời bình th−ờng không có sự khác biệt khi so sánh tại các thời điểm khác nhau; Nhóm bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose có sự suy giảm có ý nghĩa về chỉ số FMD(%) khi so sánh tại thời điểm tr−ớc nghiệm pháp (6,5 ± 0,48%) với sau nghiệm pháp 1 giờ (1,4 ± 0,41%) và sau nghiệm pháp 2 giờ (4 ± 0,47%) với p t−ơng ứng là < 0,005 và < 0,01; Nhóm bệnh nhân ĐTĐ cũng cho kết quả t−ơng tự: chỉ số FMD(%) suy giảm có ý nghĩa khi so sánh tại thời điểm tr−ớc nghiệm pháp (4,77 ± 0,37%) với sau nghiệm pháp 1 giờ (1,35 ± 0,38%) và sau nghiệm pháp 2 giờ (1,29 ± 0,29%) với p < 0,005 cho các cập so sánh. Nghiên cứu này đã

cho thấy sự tăng đường huyết nhanh chóng đã ngăn chặn đáp ứng giãn mạch phụ thuộc nội mạc. Nguyên nhân của hiện t−ợng này có thể do sự tăng sản xuất các gốc tự do có nguốn gốc từ oxy. Nghiên cứu cũng gợi ý sự tăng đ−ờng máu mạnh mẽ và kéo dài sau ăn đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của XV§M [55].

Bagg và cộng sự (2001) nghiên cứu ảnh h−ởng của sự cái thiện đ−ờng máu với chức năng nội mạc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu thực hiện trên các

đối t−ợng có chỉ số HbA1c > 8,9%. Các đối t−ợng này đ−ợc đánh giá chỉ số FMD(%) tr−ớc và sau điều trị. Kết quả là chỉ số FMD(%) không có sự khác biệt giữa trước và sau điều trị. Nghiên cứu này đã cho thấy sự giảm HbA1c trong một thời gian ngắn không cải thiện đ−ợc chức năng nội mạc nếu bệnh nhân đã có một thời gian dài không đ−ợc kiểm soát đ−ờng máu [23].

35

Lining và cộng sự (2001) đánh giá tác động lẫn nhau của THA và ĐTĐ

týp 2 trong sự suy giảm chức năng nội mạc. Kết quả cho thấy chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (5,74 ± 3,23% với p < 0,05) , nhóm bệnh nhân THA (4,14 ± 2,39%, p < 0,01) và nhóm bệnh nhân có cả ĐTĐ

và THA (2,78 ± 2,08%, p < 0,001) so với nhóm chứng (9,45 ± 3,88%). Nghiên cứu này đã cho thấy sự tương tác giữa ĐTĐ týp 2 và THA làm trầm trọng thêm tình trạng RLCNNM [63].

Wiltshire(2002) so sánh chỉ số FMD(%) giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và nhóm chứng nhận thấy có sự suy giảm chức năng nội mạc ở nhóm bệnh nhân

ĐTĐ (5,2 ± 4,7 %) so với nhóm chứng (9.1± 4.0%) với p = 0,002 [94].

Toledo và cộng sự (2004) đánh giá chức năng nội mạc ở 4 nhóm: nhóm ng−ời “bình th−ờng”, nhóm hút thuốc lá nặng, nhóm ĐTĐ týp 2 không đ−ợc kiểm soát đường huyết và nhóm THA vô căn không kiểm soát. Các đối tượng này

đ−ợc đo chỉ số FMD(%), định l−ợng nitrit/nitrat trong máu và các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng nội mạc. Kết quả cho thấy chỉ số FMD(%) ở các đối t−ợng hút thuốc lá nặng, ĐTĐ týp 2 không đ−ợc kiểm soát đ−ờng huyết và tăng huyết áp vô căn không kiểm soát đều giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng:

8,0 ± 2,5%, 5,8 ± 2,7% và 7,2 ± 3,3% t−ơng ứng với mỗi nhóm so với nhóm ng−ời bình th−ờng là 12,6 ± 3,6% với p < 0,01 cho tất cả các nhóm. Tuy nhiên, chỉ có ở nhóm ĐTĐ týp 2 có tăng nitrit/nitrat, gợi ý rằng có liên quan với sự sản xuất quá mức và/ hoặc sự bất hoạt NO ở nhóm đối t−ợng này [85].

Kết luận: Qua các nghiên cứu về chức năng nội mạc mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường đã nêu ở trên, chúng tôi nhận thấy đái tháo đường là một bệnh lý tác động mạnh đến hệ thống nội mạc và tổn thương nội mạc này có thể

đánh giá đ−ợc thông qua chỉ số FMD(%).

36

Ch−ơng 2

Đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy bằng siêu âm động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đ ờng týp 2 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)