Sự khác biệt của chỉ số FMD(%) trung bình giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy bằng siêu âm động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đ ờng týp 2 (Trang 71 - 76)

4.3.1. Sự khác biệt của chỉ số FMD(%) giữa nhóm ĐTĐ nói chung và nhóm chứng

Khi so sánh chỉ số FMD(%) giữa nhóm ĐTĐ nói chung và nhóm chứng theo từng nhóm tuổi chúng tôi thu đ−ợc kết quả ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.6. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy chỉ số FMD(%) thấp hơn rõ rệt ở nhóm ng−ời ĐTĐ

so với nhóm chứng t−ơng ứng với mỗi nhóm tuổi (p < 0,001 khi so sánh ở nhóm tuổi < 50; p = 0,001 khi so sánh ở nhóm tuổi 50 – 59 ; p < 0,05 khi so sánh ở mỗi nhóm tuổi 60 – 69 và ≥ 70).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng t−ơng tự với kết quả của Toledo và cộng sự [85]. Các tác giả này cũng nhận thấy chỉ số FMD(%) ở nhóm bệnh nhân

ĐTĐ týp 2 giảm có ý nghĩa so với nhóm ng−ời “bình th−ờng” (5,8 ± 2,7% so với 12,6 ± 3,6% ) víi p < 0,01.

Nghiên cứu của Caballero và cộng sự [27] cũng cho kết quả t−ơng tự.

Các tác giả đã đ−a ra kết luận chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa các nhóm bệnh nhân có đường máu bình thường nhưng có tiền sử bố hoặc mẹ bị ĐTĐ, nhóm đối t−ợng có rối loạn dung nạp glucose và bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng với p < 0,01 (khi so sánh cả 3 nhóm với nhóm chứng). Trong đó, chỉ số FMD(%) ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 8,4 ± 5,0% so với nhóm chứng 13,7 ± 6,1%

(p < 0,01). Mặt khác, các nhóm đối t−ợng này cũng đ−ợc định l−ợng các chỉ số sinh hoá đ−ợc xem là các marker của hoạt động nội mạc gồm có: ET-1, vWF, sICAM, sVCAM và cũng thu được kết quả tương tự: nồng độ ET-1 cao hơn có ý nghĩa ở cả 3 nhóm; nồng độ vWF cao hơn chỉ ở nhóm ĐTĐ, nồng độ sICAM cao hơn ở nhóm ĐTĐ và nhóm rối loạn dung nạp glucose, nồng độ sVCAM cao hơn

68

chỉ ở nhóm ĐTĐ so với mỗi nhóm chứng t−ơng ứng (p < 0,05). Nghiên cứu này

đã cho thấy tình trạng RLCNNM ở bệnh nhân ĐTĐ và cả những nhóm có nguy cơ phát triển thành ĐTĐ týp 2, gợi ý có hiện t−ợng kháng insulin tham gia vào các rối loạn này.

Nghiên cứu của Veigh và cộng sự [87] khi đánh giá chức năng nội mạc tại

động mạch cánh tay bằng phương pháp xâm nhập dùng acetylcholin ở 29 bệnh nhân ĐTĐ và 21 ng−ời “bình th−ờng” làm nhóm chứng cũng đ−a ra kết luận tương tự là dòng chảy tại động mạch cánh tay với mỗi liều acetylcholin đều tăng hơn có ý nghĩa ở nhóm chứng so với nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (p < 0,01).

Nghiên cứu của Hogikyan và cộng sự [51] đánh giá dòng chảy tại động mạch cánh tay khi tiêm acetylcholin cũng thấy có sự suy giảm ở nhóm bệnh nhân

ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng (p < 0,02).

Nghiên cứu của Wen và cộng sự [90] đánh giá chức năng của tế bào nội mạc bằng các chỉ số sinh hoá sICAM và sVCAM. Kết quả cho thấy ở nhóm bệnh

nhân ĐTĐ có chỉ số sICAM và sVCAM tăng hơn so với nhóm chứng với p < 0,05 ( khi so sánh chỉ số sICAM) và p < 0,01( khi so sánh chỉ số sVCAM).

Nghiên cứu của Bagg và cộng sự [22] đánh giá chức năng nội mạc bằng các chỉ số sinh hoá: vWF, PAI-1, tPA, E-selectin, ICAM-1, VCAM-1, ET-1 và NO giữa hai nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và nhóm chứng. Kết quả là các chỉ số sinh hoá này (trừ NO giảm có ý nghĩa, p < 0,002) đều tăng có ý nghĩa ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng với p < 0,02.

Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả t−ơng tự nh− các phương pháp đánh giá chức năng nội mạc khác nhau đều chỉ ra rằng có sự rối loạn chức năng nội mạc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng, điều này cũng phù hợp với cơ chế bệnh sinh và các rối loạn chuyển hoá ở các đối t−ợng

§T§ týp 2.

69

4.3.2. Bệnh nhân ĐTĐ có THA

Tăng huyết áp là yếu tố kinh điển gây XVĐM. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã xác nhận THA làm suy giảm chức năng nội mạc.

Khi nghiên cứu vấn đề này thì chúng tôi thu đ−ợc kết quả trình bày ở bảng 3.9. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy chỉ số FMD(%) ở nhóm bệnh nhân

ĐTĐ có THA (5,37 ± 2,83%) giảm có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ không THA (7,45 ± 4,76%) víi p < 0,005.

Nghiên cứu của Toledo và cộng sự [85] cho thấy chỉ số FMD(%) của nhóm THA là 7,2 ± 3,3% giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng là 12,6 ± 3,6%

(p < 0.01).

Nghiên cứu của Muiesan và cộng sự [67] khi điều trị huyết áp của bệnh nhân từ 162±24/102±13 mmHg xuống 141±12/89±6 mmHg trong sáu tháng thì

chỉ số FMD(%) cũng tăng từ 3,1±3% lên 6,5±4,5% với p < 0,001.

Nghiên cứu của Lining và cộng sự [63] về “T−ơng tác giữa tăng huyết áp và đái tháo đường trong sự suy giảm chức năng nội mạc”. Kết quả thu được

nh− sau: chỉ số FMD(%) nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có kèm theo THA (2,78 ± 2,08%) giảm có ý nghĩa so với nhóm ĐTĐ týp 2 đơn thuần (5,74% ± 3,2%) víi p < 0,01

Nh− vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả t−ơng tự nh−

các tác giả nước ngoài, đều nhận thấy chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa ở nhóm có THA so với nhóm không THA ở cả bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và không kèm theo

§T§

4.3.3. Bệnh nhân ĐTĐ có rối loạn chuyển hoá lipid

Nghiên cứu ảnh h−ởng của RLCH lipid lên chức năng nội mạc chúng tôi

tiến hành định l−ợng các thành phần cholesterol toàn phần (CT),

70

triglycerid (TG), HDL-C cho tất cả các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong nhóm nghiên cứu, từ đó tính chỉ số LDL-c. Sau đó chúng tôi chia làm 2 nhóm: có RLCH lipid và nhóm không RLCH lipid. Trong số 149 bệnh nhân ĐTĐ có 85 đối t−ợng RLCH lipid (chiếm 57%) và 64 đối t−ợng không RLCH lipid (chiếm 43%) (biểu

đồ 4). Chỉ số FMD(%) của từng nhóm đ−ợc trình bày ở bảng 3.10. Từ kết quả

này chúng tôi nhận thấy ở nhóm bệnh nhân có RLCH lipid thì cũng có chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa so với nhóm không RLCH lipid. Tuy nhiên, theo chúng tôi kết quả này chỉ có giá trị tương đối vì tỷ lệ THA của hai nhóm là như

nhau (p > 0,05) nh−ng tỷ lệ đối t−ợng có HbA1c ≤ 7,5% ở nhóm không RLCH lipid (57,8%) nhiều hơn hẳn so với tỷ lệ này ở nhóm có RLCH lipid (35,3%) với p = 0,006.

Về ảnh hưởng của RLCH lipid đến chức năng nội mạc cũng đã được nhiều tác giả quan tâm đến. Bằng các phương pháp đánh giá chức năng nội mạc khác nhau Clarkson [34], Creager [38], Steinberg[83], Watt [89] thực hiện những nghiên cứu khác nhau đều đi đến kết luận RLCH các thành phần lipid máu khác nhau đều có ảnh hưởng đến chức năng nội mạc.

O'Brien SF và cộng sự [69] nghiên cứu “Kích thước của LDL, nồng độ HDL và rối loạn chức năng nội mạc ở bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin”. Kết quả cho thấy sự tăng LDL nhỏ đặc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 liên quan đến sự bất thường trong giải phóng NO nội sinh. Như vậy, sự tăng bất th−ờng LDL-c trong ĐTĐ týp 2 góp phần vào sự phát triển RLCNNM và bệnh mạch máu ĐTĐ.

Nh− vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nh− của các tác giả khác

đều cho thấy rối loạn chuyển hoá lipid là một yếu tố góp phần vào sự suy giảm chức năng tế bào nội mạc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

71

4.3.4. Bệnh nhân ĐTĐ có hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm suy giảm chức năng nội mạc đã đ−ợc nhiều nghiên cứu xác nhận. Chúng tôi đ−a ra vấn đề này nhằm hy vọng phát hiện yếu tố hút thuốc lá góp phần làm suy giảm chức năng nội mạc ở các bệnh nhân ĐTĐ.

Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều đ−ợc hỏi về tiền sử hay hiện tại có hút thuốc lá hay không. Sau đó chia làm 2 nhóm có hút thuốc lá và không hút thuốc lá. Kết quả so sánh chỉ số FMD(%) giữa hai nhóm đ−ợc trình bày ở bảng 3.11. Kết quả này cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có hút thuốc và không hút thuốc với p > 0,05.

Các tác giả Celermajer [29],[30], Toledo [85] thực hiện các nghiên cứu độc lập và đều nhận thấy chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa ở nhóm có hút thuốc lá so với nhóm không hút thuốc lá. Các tác giả này còn nhận thấy sự suy giảm của chỉ số FMD(%) còn liên quan đến mức độ hút thuốc.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số l−ợng bệnh nhân có hút thuốc lá quá ít vì vậy chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về các thói quen hút thuốc nh− thời gian hút thuốc, mức độ hút...

4.3.5. Bệnh nhân ĐTĐ có BMI 23

Trong số 149 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 của chúng tôi có 96 bệnh nhân có cân nặng bình th−ờng (BMI < 23) chiếm 64,4% và 53 bệnh nhân thừa cân (BMI ≥ 23) chiếm 35,6%. Chúng tôi tiến hành so sánh chỉ số FMD(%) ở hai nhóm này và thu

đ−ợc kết quả ở bảng 3.12. Chúng tôi nhận thấy chỉ số FMD(%) không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05).

Nghiên cứu của Hamdy và cộng sự [50] đ−ợc tiến hành tại Mỹ nhận thấy khi giảm 6,6 ± 0,99% trọng l−ợng cơ thể ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có béo phì sẽ

72

cải thiện chức năng nội mạc biểu hiện bằng tăng chỉ số FMD(%) (7,9 ± 1,0% so víi 13,0 ± 1,2% víi p < 0,001).

Theo Raitakari [72] khi thực hiện chế độ ăn giảm năng l−ợng ở những bệnh nhân béo phì sau 6 tuần cũng làm tăng chỉ số FMD(%) (từ 5,5 ± 3,7% lên 8,8 ± 3,7%) víi p <0,0001.

Nghiên cứu này của chúng tôi không có kết quả nh− các nghiên cứu đã

đ−ợc công bố. Chúng tôi cho rằng sự khác biệt này là do các bệnh nhân trong nghiên cứu của Hamdy và Raitakari không có bệnh ĐTĐ kèm theo. Trong khi

đó, các bệnh nhân của chúng tôi là các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, có lẽ vì vậy nên chỉ số FMD(%) trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt giữa nhóm có cân nặng bình thường và nhóm thừa cân. Điều này một lần nữa đã cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ tình trạng RLCNNM bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Tóm lại, khi tìm hiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch th−ờng gặp ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chúng tôi nhận thấy:

- Tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipid là hai yếu tố góp phần làm suy giảm chức năng nội mạc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

- Chúng tôi không nhận thấy ảnh h−ởng của hút thuốc lá và tình trạng thừa cân đến chức năng nội mạc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy bằng siêu âm động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đ ờng týp 2 (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)