4.4.1. Chỉ số FMD(%) và các nhóm HbA1c khác nhau
Để tìm hiểu tác động của đường máu lên chức năng nội mạc thông qua chỉ số FMD(%), chúng tôi tiến hành đánh giá chỉ số HbA1c cho tất cả 149 bệnh nhân ĐTĐ. Sau đó, chúng tôi chia mức độ quản lý đường máu thông qua chỉ số HbA1c theo chỉ tiêu kiểm soát đ−ờng máu của TCYTTG.
Các bệnh nhân ĐTĐ đ−ợc chia làm hai nhóm: Nhóm đ−ờng máu đ−ợc
73
kiểm soát là nhóm có HbA1c ≤ 7,5% gồm 67 bệnh nhân, chiếm 45% và nhóm
đ−ờng máu không đ−ợc kiểm soát là nhóm có HbA1c > 7,5% gồm 82 bệnh nhân chiếm 55%. Chỉ số HbA1c trung bình đ−ợc đánh giá cả ở hai nhóm và chúng tôi nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số này trong hai nhóm (6,4 ± 0,6% ở nhóm đ−ờng huyết đ−ợc kiểm soát so với 9,95 ± 1,9% ở nhóm đ−ờng huyết không đ−ợc kiểm soát; p < 0,001)
Kết quả so sánh chỉ số FMD(%) giữa hai nhóm HbA1c ≤ 7,5% và HbA1c > 7,5% đ−ợc trình bày ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.7. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm: nhóm có chỉ số HbA1c ≤ 7,5% có chỉ
số FMD(%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có chỉ số HbA1c > 7,5%
(p < 0,001).
Nh− vậy, có sự suy giảm chức năng nội mạc rõ rệt giữa nhóm bệnh nhân
ĐTĐ không đ−ợc kiểm soát đ−ờng máu so với bệnh nhân ĐTĐ đ−ợc kiểm soát
đ−ờng máu. Chúng tôi cho rằng kết quả này là hợp lý vì khi đ−ờng máu đ−ợc kiểm soát tốt sẽ cải thiện các tình trạng rối loạn chuyển hoá từ đó chức năng nội mạc sẽ đ−ợc cải thiện.
Có một vài nghiên cứu về ảnh h−ởng trực tiếp của đ−ờng máu hay gián tiếp qua chỉ số HbA1c. Tuy nhiên kết quả còn ch−a thống nhất.
Nghiên cứu của Sorensen và cộng sự [76] trên những bệnh nhân ĐTĐ gồm hai nhóm: nhóm có mức đ−ờng máu trung bình là 5,9 mmol/l (4,4 – 6,8) và nhóm khác có mức đ−ờng máu trung bình là 16,4 mmol/l (11 – 17). Kết quả cho thấy chỉ số FMD(%) giảm có ý nghĩa ở nhóm có mức đ−ờng máu trung bình cao (16,4 mmol/l) so với nhóm có đ−ờng máu trung bình thấp hơn (5,9 mmol/l) (10,2% ( 9,44 – 11,08) so víi 11,4% (9,96 – 11,85)) víi p < 0,05.
Ng−ợc lại, trong nghiên cứu của Bagg và cộng sự [23], các tác giả này đã
nghiên cứu trên những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có HbA1c trung bình là
74
10,8 ± 0,29%, các đối tượng này được can thiệp giảm đường máu. Sau 20 tuần
điều trị, HbA1c là 8,02 ± 0,25%, chỉ số HbA1c giảm có ý nghĩa so với tr−ớc điều trị (p < 0,0001). Tuy nhiên, chỉ số FMD(%) không có sự khác biệt khi so sánh tr−ớc và sau điều trị (5,1 ± 0,56% so với 4,9 ± 0,52%) với p > 0,05.
Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng trong nghiên cứu của Bagg so với nghiên cứu của chúng tôi là: trong nghiên cứu của Bagg cả hai nhóm so sánh
đều có mức HbA1c khá cao. Do vậy, mặc dù chỉ số HbA1c có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm nh−ng chỉ số FMD(%) không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Bên cạnh đó, những bệnh nhân của chúng tôi là các bệnh nhân mới đ−ợc chẩn đoán còn những bệnh nhân của Bagg có thời gian phát hiện bệnh trung bình là 7,9 ± 4,5 năm. Một thời gian dài đường máu không được kiểm soát đã được xác định là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình rối loạn chức năng tế bào nội mạc.
4.4.2. Tìm hiểu mối t−ơng quan tuyến tính giữa chỉ số FMD(%) và chỉ số HbA1c ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ
Khi tìm hiểu mối t−ơng quan giữa chỉ số FMD(%) và chỉ số HbA1c chúng
tôi nhận thấy có mối t−ơng quan tuyến tính với r = - 0,43; p < 0,001 (biểu đồ 3.8).
Nh− vậy, từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy chỉ số FMD(%) khác biệt có ý nghĩa giữa các mức kiểm soát đ−ờng máu khác nhau. Nói một cách khác, khi đ−ờng máu đ−ợc kiểm soát tốt sẽ cải thiện chức năng tế bào nội mạc.
Chúng tôi cũng nhận thấy có mối t−ơng quan nghịch biến giữa chỉ số HbA1c và chỉ số FMD(%), khi đ−ờng máu càng đ−ợc kiểm soát biểu hiện bằng mức HbA1c giảm xuống thì chức năng nội mạc càng đ−ợc cải thiện.
75