4.2.1.1. Tuổi và giới
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 174 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn lựa chọn được nêu ở chương 2 mục 2.1.1. Trong đó, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 149 bệnh nhân để thực hiện mục tiêu 1 và mục tiêu 2. Nhóm đối t−ợng này có tuổi thấp nhất là 34, cao nhất 79, tuổi trung bình 54,8 ± 10,1; Nam có 68 bệnh nhân (45,6%) và nữ có 81 bệnh nhân ( 54,4%) ( biểu đồ 3.3).
Khi so sánh nhóm ĐTĐ với nhóm chứng gồm 96 ng−ời “bình th−ờng”
chúng tôi không thấy sự khác biệt về độ tuổi (p > 0,05) cũng nh− tỷ lệ nam, nữ
(p >0,05) (bảng 3.5). Điều này đảm bảo cho sự so sánh về chỉ số FMD(%) giữa hai nhóm đ−ợc chính xác và khoa học.
4.2.1.2. Nhóm tuổi
Nhóm tuổi của các bệnh nhân ĐTĐ cũng đ−ợc chia làm 4 nhóm t−ơng tự cách phân nhóm với nhóm chứng chúng tôi có kết quả biểu diễn ở bảng 3.4.
65
Qua bảng này chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi < 50 có 51 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 34,2%, nhóm tuổi 50 – 59 có 53 bệnh nhân và chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6 %, nhóm tuổi từ 60 – 69 có 30 bệnh nhân chiếm 20,1%, thấp nhất là độ tuổi ≥ 70 có 15 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 10,1%. Sự phân bố về tuổi này theo chúng tôi là hợp lý với mục đích nghiên cứu đ−ợc thực hiện trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
4.2.1.3. Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có các yếu tố nguy cơ tim mạch th−ờng gặp bao gồm THA, RLCH lipid, hút thuốc lá, thừa cân
Tất cả các bệnh nhân của chúng tôi đều đ−ợc thăm khám kỹ về lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết nh− điện tim, sinh hoá máu để xác
định các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ như
THA, RLCH lipid, hút thuốc lá, quá cân. Kết quả d−ợc trình bày tại biểu đồ 3.4.
Trong số 149 bệnh nhân của chúng tôi thì có 36 bệnh nhân có THA với tỷ lệ là 24,2%, 113 bệnh nhân không THA chiếm tỷ lệ 75,8%. Tỷ lệ bệnh nhân THA ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp so với các nghiên cứu khác có thể do các bệnh nhân của chúng tôi là những ng−ời mới phát hiện bệnh.
Số bệnh nhân có RLCH lipid là 85 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 57%, không RLCH lipid là 65 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 43%. Tỷ lệ RLCH lipid này là hợp lý vì
đây là một rối loạn th−ờng gặp ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
Số bệnh hút thuốc lá là 25 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 16,8%, không hút thuốc lá là 124 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 83,2%.
Số bệnh nhân có BMI ≥ 23 là 53 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 35,6%, số bệnh nhân có BMI < 23 là 96 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 64,4%. Tỷ lệ bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 thừa cân là không lớn, điều này là phù hợp với đặc điểm của bệnh
ĐTĐ týp 2 ở Việt nam.
66
Trên đây là một số yếu tố nguy cơ tim mạch th−ờng gặp ở bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 chúng tôi đ−a ra nhằm để tìm hiểu xem liệu những yếu tố này có làm nặng thêm tình trạng RLCNNM hay không?
4.2.2. Chỉ số FMD(%) ở nhóm ĐTĐ týp 2
Để đánh giá chức năng nội mạc thông qua chỉ số FMD(%) ở nhóm bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 chúng tôi cũng tiến hành t−ơng tự nh− với nhóm người “bình thường” là đo đường kính động mạch cánh tay của các bệnh nhân tại
cả hai thời điểm trước và sau khi làm nghiệm pháp gây xung huyết. Từ đó xác
định chỉ số FMD(%).
4.2.2.1. Chỉ số FMD(%) theo giới tính
Chỉ số FMD(%) của hai giới nam và nữ đ−ợc trình bày bảng 3.6. Cũng nh−
ở đối tượng người “bình thường”, chỉ số FMD(%) không có sự khác biệt giữa hai giíi (p >0,05).
Như vậy, giới tính không có ảnh hưởng đến chỉ số FMD(%) của cả hai nhóm ng−ời “bình th−ờng” và nhóm ĐTĐ.
4.2.2.2. Chỉ số FMD(%) và nhóm tuổi
Chúng tôi chia bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thành bốn nhóm tuổi nh− đã trình bày ở trên sau đó xem xét liệu chỉ số FMD(%) có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi hay không? Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.5. Từ những kết quả này chúng tôi nhận thấy khác với nhóm ng−ời “bình th−ờng”, chỉ số FMD(%) không có sự khác biệt đ−ợc ghi nhận giữa các nhóm tuổi ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2. Điều này cho thấy sự rối loạn chuyển hoá trong ĐTĐ týp 2 đã tác
động mạnh đến chức năng nội mạc do vậy tác động của tuổi lên chỉ số FMD(%) giảm đi rất nhiều.
67