Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (1 tiết)

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm GDCD10 (3 cột) (Trang 36 - 40)

VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

Tiết 11 Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (1 tiết)

a. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng.

b. Về kĩ năng:

- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

- Mô tả được hình xoắn ốc của sự phát triển.

c. Về thái độ:

- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.

- Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

a. Giáo viên: SGK, sách giáo viên, tài liệu Triết học,những tài liệu có liên quan;

PPDH: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm ...

b. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc và tìm hiểu bài ở nhà.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ: Không;

* Giới thiệu bài mới:

Chúng ta đã nghiên cứu bài 4 và bài 5 về qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Những qui luật đó phản ánh một phương diện của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Và chúng ta cũng đã biết khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất là phát triển. Vậy, khuynh hướng phát triển của thế giới vật chất diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 6.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Cho ví dụ chiếu trên máy

chiếu:

- Trứng gà nở ra con gà→con gà phủ định trứng gà.

- Gió bão làm đổ sập nhà→ Căn nhà bị phủ định.

- Hạt thóc nảy mầm thành cây lúa→cây lúa phủ định hạt thóc.

- Hoá chất độc hại là cá chết→ con cá bị phủ định.

? Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết phủ định là gì?

Cho học sinh so sánh 2 ví dụ:

- Trứng gà nở ra con gà→

trứng bị phủ định.

- Đập trứng chiên ăn→

trứng bị phủ định.

Ở vd 1 gọi là phủ định biện chứng, ở vd 2 gọi là phủ định siêu hình.

? Cho biết phủ định biện chứng là gì? Phủ định siêu hình là gì?

? Trong các ví dụ trên, chỉ

TL: Dựa và SGK để trả lời.

TL: Cả 2 vd đều nói về quả trứng bị phủ định.

Nhưng

-Ở vd 1: trong quá trình phát triển, tự bản thân quả trứng bị phủ định.

-Ở vd 2: quả trứng cũng bị phủ định nhưng do tác động của tác nhân bên ngoài.

1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình:

- Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.

- Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài làm cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

- Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản

ra đâu là phủ định biện chứng, đâu là phủ định siêu hình?

Mỗi tổ lấy 1 vd về PĐ biện chứng và 1 vd về PĐ siêu hình?

? Phủ định biện chứng có đặc điểm gì? Lấy vd minh hoạ cho từng đặc điểm?

Nhận xét, rút ra kết luận.

Chuyển ý: Như ta đã biết khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất là phát triển.

? Vậy, phát triển là gì?

? Cho biết khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là như thế nào?

Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật, hiện tượng cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định.

Lấy vd để chứng minh nhận định trên.

VD: Hạt thóc → Cây lúa

TL: Dựa và SGK để trả lời.

TL: - PĐ biện chứng: vd 1, 3

- PĐ siêu hình: vd 2, 4.

TL: Đại diện từng tổ trình bày.

TL: Dựa và SGK trả lời ý kiến cá nhân.

Cả lớp trao đổi ý kiến.

TL: Phát triển là vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

TL: Dựa và SGK để trả lời.

thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới.

* Đặc điểm của phủ định biện chứng:

- Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.

- Tính kế thừa: gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, nhưng vẫn giữ những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới.

2. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng:

- Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cá cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn và hoàn thiện hơn.

- Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng được diễn ra sau hai lần phủ định, tức là sự phủ định của phủ định.

Sơ đồ phủ định của phủ định:

Mới Mới hơn

→ Hạt thóc (Engels)

Gọi học sinh lấy ví dụ khác.

Qua bài này, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân?

- HS lấy các VD

TL: Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới, đồng thời giúp chúng ta vững tin vào sự tất thắng của cái mới để có hướng phấn đấu ngày càng hoàn thiện hơn.

- Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng theo hướng xoáy trôn ốc.

* Bài học kinh nghiệm:

- Nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới.

- Tôn trọng quá khứ.

- Tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.

- Tránh ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới.

c. Củng cố: Cho học sinh làm bài tập nhanh (SGK).

d. Hướng dẫn làm bài tập ở nhà: - Về nhà làm bài tập SGK.

- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về sự phủ định biện chứng.

- Đọc trước bài 7.

Ngày soạn: 10/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy: 10A

Ngày dạy: Lớp dạy: 10B

Ngày dạy: Lớp dạy: 10C

Ngày dạy: Lớp dạy: 10D

Ngày dạy: Lớp dạy: 10E

Ngày dạy: Lớp dạy: 10G

Ngày dạy: Lớp dạy: 10H

Ngày dạy: Lớp dạy: 10I

Ngày dạy: Lớp dạy: 10K

Ngày dạy: Lớp dạy: 10M

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm GDCD10 (3 cột) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w