Nghĩa vụ a) Nghĩa vụ là gì?

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm GDCD10 (3 cột) (Trang 60 - 65)

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Bài 11 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

1. Nghĩa vụ a) Nghĩa vụ là gì?

* Khái niệm: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

Ví dụ: Con cái có trách nhiệm yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời, nuôi dưỡng cha mẹ…

riêng chỉ có ở con người, trong khi đó con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Nghĩa vụ bao hàm: nghĩa vụ pháp lýnghĩa vụ đạo đức. Để đảm bảo hài hoà những nhu cầu, lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra yêu cầu chung là làm theo quy định của đạo lýluật pháp.

Một hành vi được xem là thực hiện nghĩa vụ đạo đức phải đặt trên cơ sở: tự giác (chủ thể hiểu rõ việc mình làm và mong muốn được làm với tất cả tình cảm chân thành, không quản gian khổ); vì cái thiện, cái tốt đẹp; và được tự do (hành vi được diễn ra trong điều kiện chủ thể hoàn toàn được tự do lựa chọn, không phụ thuộc vào hoàn cảnh bị ép buộc từ bên ngoài hoặc những động cơ vụ lợi từ bên trong). Thực hiện nghĩa vụ đạo đức cao cả là lẽ sống cao đẹp.

- Trong thực tế, nhu cầu và lợi ích của cá nhân không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn:

Ví dụ: Phải chặt bỏ đi một cây lưu niệm của nhà mình để xây dựng cột điện, kéo dây về làng; phải dọn nhà đi nơi khác để thành phố mở rộng đường; Tổ quốc bị xâm lăng, trong khi đó bản thân phải nuôi mẹ già, con nhỏ, cầm súng lên đường

* Các yêu cầu của nghĩa vụ đạo đức:

hay ở nhà…

Khi đó, sự kết hợp hài hoà đòi hỏi (như phần nội dung):

- Theo các em, hiện nay thanh niên Việt Nam nói chung và bản thân các em nói riêng cần thực hiện những nghĩa vụ nào?

- Nhận xét, chốt lại.

+ Phải luôn có ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân (rèn luyện những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam trong thời đại mới), học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chống lại cái xấu, cái ác trong xã hội như: trộm cướp, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chủ nghĩa cá nhân…

Xây dựng xã hội mới tốt đẹp là xây dựng thắng lợi CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Trước mắt, thực hiện mục tiêu của xã hội ta hiện nay: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

+ Phải xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn để giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

+ Thái độ đúng đắn trong lao động hiện nay là một trong những thước đo để đánh giá nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa.

yêu quê hương, đất nước.

- Trả lời.

- Ghi bài

+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên; phải biết hy sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì quyền lợi chung (những giá trị cao).

+ Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.

b) Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay (đọc thêm)

- Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân, sống nhân ái, chan hòa với mọi người, chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, góp phần xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.

- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa…

- Tự giác, tích cực, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

c. Luyện tập củng cố (10 phút)

- GV: Cho học sinh làm các bài tập:

Bài tập 1: Phân tích trạng thái lương tâm của tình huống sau và nói rõ thái độ của em như thế nào?

Tại ngã tư, một cụ già chống gậy qua đường nhưng bị ngã. Cùng lúc đó có ba em học sinh: An, Bảo, Bình cũng qua đường. An thấy thế nhưng bỏ đi thẳng qua đường và nghĩ “Không biết bà cụ ấy có sao không? Phải chi lúc nảy mình dừng lại, đỡ bà cụ lên và đưa bà cụ qua đường thì tốt rồi!”. Bảo thì dừng lại và đỡ bà cụ đứng lên rồi đưa bà qua đường. Bình thấy thế liền chế nhạo Bảo: “Đồ dư hơi, ai mượn mà làm,…”, nhưng Bảo vẫn vui vẻ trả lời: “Tôi thấy mình đâu có mất bao nhiêu thời gian, công sức mà lại thấy vui vì được giúp đỡ người khác”.

- HS: Trả lời:

+ An có biểu hiện hối hận vì không giúp đỡ bà cụ, chứng tỏ An đang ở trong trạng thái bị cắn rứt lương tâm. Thái độ của em: thấy cách xử sự của An như vậy là chưa đúng, còn có lối sống ích kỷ, cá nhân, không giúp đỡ người khác, cần phải thay đổi, nhưng cũng thông cảm, mừng vì bạn còn có lương tâm.

+ Bảo thì luôn giúp đỡ người khác, làm việc tốt, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, nên trạng thái lương tâm của bạn luôn thanh thản, trong sáng.

Thái độ của em: ủng hộ, khen ngợi và nhận thấy mình cần phải học tập theo gương của bạn Bảo.

+ Bình thì thờ ơ, vô cảm, không quan tâm, giúp đỡ người khác, có tư tưởng

sống chết mặc bay”, cũng không biết hối hận về lời nói, hành vi, cách cư xử của mình, nên đó là người vô lương tâm, đáng chê trách.

Bài 2: Sắp xếp thứ tự các yếu tố ở cột A và cột B:

A B

1. Trẻ em đi học a. Đóng thuế

2. Kinh doanh hàng hóa b. Trường học và giáo viên 3. Sống tự do và hạnh phúc c. Cha mẹ nuôi con

4. Chăm sóc, yêu thương d. Bảo vệ Tổ quốc - HS: Trả lời: 1-b; 2-a;3-d;4-c

- GV: Cho học sinh làm bài tập 1, 2, sách giáo khoa trang 75.

- HS: Trả lời:

d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm việc ở nhà (2 phút) - Học bài, xem phần còn lại của bài.

- Trả lời một số câu hỏi sau:

+ Nhân phẩm và danh dự là gì? Nhân phẩm và danh dự có vai trò thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

+ Hãy phân biệt tự trọng với tự ái.

e. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ...

...

...

Ngày soạn: Ngày dạy: 20/01/2014 Lớp dạy: 10A

Ngày dạy: 25/01/2014 Lớp dạy: 10B

Ngày dạy: 12/02/2014 Lớp dạy: 10C Ngày dạy: 12/02/2014 Lớp dạy: 10D Ngày dạy: 21/01/2014 Lớp dạy: 10E Ngày dạy: 25/01/2014 Lớp dạy: 10G Ngày dạy: 20/01/2014 Lớp dạy: 10H Ngày dạy: 22/01/2014 Lớp dạy: 10I Ngày dạy: 12/02/2014 Lớp dạy: 10K Ngày dạy: 24/01/2014 Lớp dạy: 10M

Tiết 22

Bài 11

MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC 1. Mục tiêu bài học

Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

a. Về kiến thức

Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

b. Về kỹ năng

- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội.

c. Về thái độ

- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Giáo dục công dân 10.

b. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước phần 1 bài 11; Tìm một số câu tục ngữ, ca dao về nghĩa vụ.

3. Tiến trình dạy học

a. Kiểm tra kiến thức đã học (5 phút)

Câu 1. Thế nào là Nghĩa vụ? Hãy lấy một vài ví dụ về những chuẩn mực nghĩa vụ mà em biết. (4 điểm)

Câu 2: Hãy nêu vai trò của nghĩa vụ trong sự phát triển của cá nhân (6 điểm)

* Giới thiệu bài mới (2 phút)

Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu “Quan niệm về đạo đức”. Ở tiết này và tiết sắp tới, chúng ta sẽ tìm hiểu về “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” (bài 11).

b. Giảng bài mới (26 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động

học sinh Nội dung

.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phạm trù “lương tâm”.

- Mục tiêu: học sinh nắm được

2) Lương tâm

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm GDCD10 (3 cột) (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w