GIÁO DỤC CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THUẾ

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm GDCD10 (3 cột) (Trang 131 - 142)

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Tiết 33: GIÁO DỤC CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THUẾ

a, Kiến thức

- HS nắm được 1 số nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật thuế - Phân biệt được thuế trực thu và thuế gián thu

- HS hiểu được khái niệm các loại thuế và phân biệt được các loại thuế b, Kỹ năng

- HS biết phân loại các loại thuế ở nước ta, hiểu được tại sao phải đóng thuế c, Thái độ

- Biết tham gia tuyên truyền pháp luật thuế phù hợp với lứa tuổi. Ủng hộ chính sách pháp luật thuế ở Việt Nam.

2, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a, Chuẩn bị của giáo viên

Ngày soạn : Ngày dạy : Lớp dạy : 10A

Ngày dạy : 10B

Ngày dạy : 10C

Ngày dạy : 10D

Ngày dạy : 10E

Ngày dạy : 10G

Ngày dạy : 10H

Ngày dạy : 10I

Ngày dạy : 10K

Ngày dạy : 10M

- Giáo án

- Tài liệu tuyên truyền chính sách pháp luật thuế trong trường THPT.

- Các thông tin, số liệu liên quan đến nội dung bài học - Bút dạ, giấy Ao,..., tranh ảnh...

b, Chuẩn bị của học sinh

- Sách tuyên truyền chính sách pháp luật thuế - Đọc trước nội dung bài ở nhà.

3, Tiến trình bài dạy

a, Kiển tra bài cũ ( Không kiểm tra ) b, Nội dung bài mới ( 1’ )

* Giới thiệu bài mới: Như các em đã biết thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, nhà nước thu thuế là nhằm mục đích xây dựng và phát triển đất nước.

Vậy nhà nước ta đã đưa ra hệ thống pháp luật thuế như thế nào, gồm các loại thuế gì, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nội dung bài học Hoạt động 1

- GV đặt vấn đề: Trước khi tìm hiểu pháp luật về thuế, em hãy nhắc lại thuế là gì?

- GV đặt câu hỏi: Theo em thuế là gì?

- GV nhận xét và đưa ra khái niệm thuế để HS ghi nhớ.

- GV đặt câu hỏi: Vậy theo em tiền thuế để làm gì?

- GV bổ sung: Tiền thuế dùng để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức, chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng, xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, làm đường giao thông...Mọi người dân đều được hưởng lợi từ tiền thuế.

- GV hỏi tiếp: Tại sao nhà nước lại thu nhiều loại thuế như vậy?

- GV bổ sung: Nhà nước thu nhiều loại thuế, tại vì: Tùy theo hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc thu nhập của từng cá nhân mà nhà nước phải quy định những loại thuế khác nhau cho phù hợp để đảm bảo huy động đầy đủ và công bằng đối với các khoản thu nhập. Bên cạnh việc quy định các loại thuế để tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhà nước căn cứ vào tình hình của đất nước ở từng thời kỳ, giai đoạn mà đưa ra chính sách thuế cho phù

- HS phát biểu ý kiến cá nhân.

- HS trả lời: Dùng để chi tiêu chung

- HS trả lời: Nhà nước thu nhiều loại thuế là nhằm huy động nhiều nguồn vốn

1, Pháp luật về thuế ( 10’ )

- Khái niệm: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho nhà nước theo quy định của pháp luật, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.

- Tiền thuế dùng để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức, chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng, xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, làm đường giao thông...Mọi người dân đều được hưởng lợi từ tiền thuế.

- Tùy theo hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc thu nhập của từng cá nhân mà nhà nước phải quy định những loại thuế khác nhau cho phù hợp để đảm bảo huy động đầy đủ và công bằng đối với các khoản thu nhập. Bên cạnh việc quy định các loại thuế để tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhà nước căn cứ vào tình hình của đất nước ở từng thời kỳ, giai đoạn mà đưa ra chính sách thuế cho phù hợp.

c, Củng cố và luyện tập ( 8’ )

- Mọi công dân phải nộp thuế cho nhà nước vì nộp thuế là đóng góp vào ngân sách nhà nước, nộp thuế là nghĩa vụ của công dân

- GV hỏi: Em hãy tìm những ví dụ về các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng phải nộp loại thuế trực thu và gián thu?

d, Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà ( 1’ ) - Đọc thêm các sách tham khảo về thuế

- Ôn lại kiến thức đã học để chuẩn bị cho tiết ôn tập

e. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

………..

………

………

………

………

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dung

Trực thu Gián thu

Tiết : 34 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK II

1- Mục tiêu * Về kiến thức

Củng cố lại những kiến thức đã học về các vấn đề :

- Quan niệm về đạo đức, một số phạm trù cơ bản của đạo đức học : Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc.

- Các giá trị đạo đức, thể hiện trong ba mối quan hệ của con người, đó là: Quan hệ với bản thân, với người khác và với cộng đồng.

* Về kỹ năng

Phát triển năng lực tư duy, củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức.

* Về thái độ

Hình thành cho học sinh một hệ tiêu chuẩn giá trị phù hợp với thời đại và cả những quan điểm, tư tưởng , thái độ của con người đối với thế giới xung quanh.

2- Chuẩn bị của GV và HS a. Giáo viên :

Bài soạn, SGK, sách GV GDCD 10 , TLTK2.

b.Học sinh :

Đọc trước nội dung bài học 3- Tiến trình dạy học

a) Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp quá trình hướng dẫn ôn tập )

* Giới thiệu bài mới b) Dạy bài mới

( Hệ thống lại những bài đã học ) Bài 10: Quan niệm về đạo đức

1- Quan niệm về đạo đức

Ngày soạn : Ngày dạy : Lớp dạy : 10A

Ngày dạy : 10B

Ngày dạy : 10C

Ngày dạy : 10D

Ngày dạy : 10E

Ngày dạy : 10G

Ngày dạy : 10H

Ngày dạy : 10I

Ngày dạy : 10K

Ngày dạy : 10M

Đạo đức là gì ? Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người

2- Vai trò của đạo đức trong sự phát triển cá nhân, gia đình và xã hội Đối với cá nhân. Đối với gia đình. Đối với xã hội

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 1- Nghĩa vụ

Nghĩa vụ là gì ? Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay 2- Lương tâm

Lương tâm là gì ? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm ? 3- Nhân phẩm và danh dự

Nhân phẩm. Danh dự 4- Hạnh phúc

Hạnh phúc là gì ?. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình 1- Tình yêu

Tình yêu là gì. Thế nào là một tình yêu chân chính. Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên

2- Hôn nhân

Hôn nhân là gì ?. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

3- Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên

Gia đình là gì. Chức năng của gia đình. Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên

Bài 13: Công dân với cộng đồng

1- Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người Cộng đồng là gì ? Vai trò của cộng đồng đối với đời sống của con người.

2- Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng Nhân nghĩa. Hoà nhập. Hợp tác

Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1- Lòng yêu nước

Lòng yêu nước là gì. Tuyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 2- Trách nhiệm xây dựng tổ quốc

3- Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc

Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

1- Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường Ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường 2- Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số

Sự bùng nổ dân số. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số

Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

- Thế nào là tự nhận thức về bản thân - Tự hoàn thiện bản thân

Thế nào là tự hoàn thiện bản thân ? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân ? - Tự hoàn thiện bản thân như thế nào

c) Củng cố, luyện tập d) Hướng dẫn HS học bài ở nhà

- GV yêu cầu HS về nhà xem lại các BT đã làm trong SGK từ bài 9, tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan đến bài học.

e) Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn: 07/5/2014 Ngày dạy: 13/5/2014 Lớp dạy: Khối 10

Tiết 35. KIỂM TRA HỌC KÌ II 1- Mục tiêu

* Về kiến thức:

- Quan niệm về đạo đức, một số phạm trù cơ bản của đạo đức học : Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc.

- Các giá trị đạo đức về tình yêu, hôn nhân,và gia đình.

* Về kỹ năng : Biết vận dụng những kiến thức đã học để đánh giá, nhìn nhận thực tiễn một cách khách quan.

* Về thái độ: Có ý thức đấu tranh với những biểu hiện trái với truyền thống đạđức, pháp luật trong đời sống xã hội

2. Ma trận đề kiểm tra

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

sáng tạo Cộng

Công dân với cộng đồng

- Nêu đượckhái niệm nhân nghĩa

-Làm rõ các biểu hiện của nhân nghĩa

Nêu được tráchnhiệm của người HS nhằm phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

ẵ 2.5 25%

ẵ 1.5 15%

1 4 40%

Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

Nêu đượcđiểm khác biệt cơ bản giữa chế độ hôn nhân hiện nay với chế độ hôn nhân thời Phong kiến

Phân tích để làm rõ ưu điểm của chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng so với chế độ hôn nhân thờiPhong kiến

Sụ́ cõu: ẵ ẵ 1

Số điểm:

Tỉ lệ:

1 10 %

2 20%

3 30%

Một số phạm trù cơ bản củaĐạo đức học

Nắm được thế nào làlương tâm, trạng thái tồn tại của lương tâm

Liên hệ bản thân vềý thức rèn luyện, phấn đấu để trở thành người có lương tâm Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

ẵ 1.5 15%

ẵ 1.5 15%

1 3 30%

T.Số câu:

T.Số điểm:

Tỉ lệ:

1.5 5 50%

2 20%

1.5 15%

1.5 15%

3 10 100%

3. Đề kiểm tra 3.1. ĐỀ CHẴN

Câu 1: Thế nào là nhân nghĩa? Trình bày những biểu hiện của lòng nhân nghĩa? Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta? (4 điểm)

Câu 2: Em hãy phân tích điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay so với chế độ hôn nhân thời phong kiến? (3 điểm)

Câu 3: Lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở những trạng thái nào? Để trở thành người có lương tâm, em sẽ phải làm gì? (3 điểm)

3.2. ĐỀ LẺ

Câu 1: Thế nào là sống hoà nhập? Sống hoà nhập có ý nghĩa như thế nào?

Học sinh cần làm gì để sống hoà nhập với tập thể lớp học, trường học và cộng đồng nơi cư trú? (4 điểm)

Câu 2: Em hãy phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam? (3 điểm)

Câu 3: Hạnh phúc là gì? Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội? Theo em, hạnh phúc của một học sinh phổ thông là gì? (3 điểm)

4. Đáp án ĐỀ CHẴN

Câu 1(4 điểm):

- Nêu được khái niệm Nhân nghĩa: Nhân là lòng thương người, Nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. (1 điểm)

- Biểu hiện của lòng nhân nghĩa (1,5 điểm):

+ Nhân nghĩa thể hiện ở sự nhân ái, sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn, không đắn đo tính toán;

+ Nhân nghĩa còn thể hiệnở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc ấm no;

+ Lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với những người có lỗi lầm, đối xử khoan hồng đối với cả tù binh và hàng binh chiến tranh;

+ Các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta, mỗi học sinh chúng ta cần (1,5 điểm):

+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà;

+ Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, trước hết là những người thân trong gia đình;

+ Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn;

+ Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Câu 2(3 điểm):

- Điểm khác biệt cơ bản lớn nhất của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay với các chế độ hôn nhân trước đây nói chung và trong chế độ phong kiến nói riêng là hôn nhân tự nguyện, là quan hệ vợ chồng bình đẳng. (1 điểm)

- Hôn nhân tự nguyện: xây dựng trên cơ sở của tình yêu chân chính giữa nam và nữ, không bị chi phối bởi các tính toán vật chất, không do cha mẹ sắp đặt (Phong kiến) và hoàn toàn có sự tự do li hôn (đảm bảo về mặt pháp lý). (1 điểm)

- Vợ chồng bình đẳng: hôn nhân một vợ, một chồng là để xoá bỏ chế độ nhiều vợ (đa thê) trong chế độ phong kiến, coi rẻ phụ nữ và gây đau khổ cho người phụ nữ.

Đây là sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Bình đẳng trong chế độ hôn nhân hiện nay thể hiện ở chỗ: vợ chồng có nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. (1 điểm)

Câu 3 (3 điểm):

- Khái niệm lương tâm và trạng thái tồn tại:(1,5 điểm)

+ Lương tâm là năng lực tựđánh giá vàđiều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

+ Lương tâm tồn tạiở hai trạng thái: trạng thái thanh thản và trạng thái cắn rứt lương tâm.

- Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần(HS có thể trả lời theo các phương án khác nhau, tuy nhiên phải nêu bật được theo các ý dưới đây):(1,5 điểm)

+ Thường xuyên rèn luyện đạo đức cá nhân theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức;

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một người công dân tốt, một người có ích cho xã hội;

+ Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ với người mọi người xung quanh.

ĐỀ LẺ

Câu 1(4 điểm):

- Khái niệmSống hoà nhập: Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác; cóý thức tham gia vào những hoạt động chung của cộng đồng. (1 điểm)

- Ý nghĩa của Sống hoà nhập: Sống hoà nhập thể hiện ở sự tiếp xúc, hoà hợp, liên kết, hiểu biết lẫn nhau, cùng hoạt động vì lợi ích chung. Khi sống hoà nhập con người ta sẽ có mối quan hệ tốt, có thêm niềm vui và sức mạnh trong cuộc sống.

Ngược lại, những người sống tách khỏi cộng đồng sẽ luôn cảm thấy cô đơn, buồn tẻ và cuộc sống kém ý nghĩa. (1,5 điểm)

- Để sống hoà nhập với cộng đồng lớp học, trường học và cộng đồng nơi cư trú, học sinh cần:

+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hoà với thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh; không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn với người khác;

+ Tích cực tham gia các hoạt động chung (hoạt độngĐoàn, Ngoại khoá, vệ sinh … ở trường, lớp…), đồng thời vận động mọi người cùng tham gia. (1,5 điểm)

Câu 2(3 điểm):

- HS nắm được những biểu hiện của lòng yêu nước(1 điểm):

+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước;

+ Tình yêu thương đối với giống nòi, đồng bào, dân tộc;

+ Lòng tự hào dân tộc chínhđáng;

+Tình đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền, tự do cho Tổ quốc;

+ Cần cù, sáng tạo trong lao động.

- HS phân tích theo cácbiểu hiện của lòng yêu nước bằng sự hiểu biết của mình vềtruyền thống lịch sử đấu tranh của dân tộc tađể làm rõ được lòng yêu nước sâu sắc của dân tộc qua truyền thống và lịch sửđó. (2 điểm)

Câu 3(3 điểm):

- Hạnh phúc, mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc xã hội(1,5 điểm):

+ Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi đượcđápứng, thoả mãn những nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

+ Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội: hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có quan hệ mật thiết: hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội và khi được sống trong một xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầyđủđiều kiện phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Hạnh phúc xã hội không thể có được khi mỗi cá nhân chỉ biết thu vén cho hạnh phúc riêng của mình.

- Hạnh phúc của một học sinh Trung học phổ thông bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, mỗi học sinh có thể trả lời theo nhữngý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản, hạnh phúc của một học sinh là được gia đình, nhà trường tạo mọiđiều kiện vật chất và tinh thần để học tốt, được thầy cô quý mến và bạn bè tin yêu. (1,5 điểm) 5. Nhận xét sau khi chấm

- Về nắm kiến thức :………..………..

- Kỹ năng vận dụng của học sinh :………..

- Cách trình bày :………..

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm GDCD10 (3 cột) (Trang 131 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w