1. Mục đích, yêu cầu:
a. Về kiến thức:
- Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử.
- Hiểu được con người là mục tiêu phát triển của xã hội, sự phát triển của xã hội phải vì hạnh phúc con người.
b. Về kĩ năng:
Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra.
c. Về thái độ:
Đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, nhân loại.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên: - SGK, sách giáo viên, tài liệu Triết học,những tài liệu có liên quan.
- Sơ đồ phương thức sản xuất, biểu đồ về các cấp độ của ý thức xã hội;
b. Học sinh: Đọc trước bài 9; Tìm hiểu các kiến thức lịch sử liên quan tới xã hội loài người.
3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi: Vì sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý? Ví dụ.
- Gợi ý trả lời: Chỉ kiểm tra được tính đúng đắn hoặc sai lầm của tri thức khi áp dụng vào thực tiến ...
* Giới thiệu vào bài mới: Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà triết học duy tâm tôn giáo thường cho rằng thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Triết học duy vật khẳng định: Con người là chủ thể của lịch sử.
Vậy, quan điểm nào đúng, sai – Chúng ta cùng nghiên cứu bài 9.
b . Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Nội dung
? Con người là chủ thể của lịch sử được thể hiện ở những điểm nào?
Giới thiệu 1 vài quan điểm khác nhau về lịch sử loài người như: Thiên chúa giáo, phật giáo…
? Nhưng theo khoa học chứng minh thì lịch sử loài người là do ai tạo ra?
? Lịch sử loài người được hình thành từ khi nào?
? Từ khi nào con người biết chế tạo ra công cụ lao động?
Nói sơ nét về các giai đoạn và các chế độ xã hội.
Chuyển ý.
? Kể 1 vài giá trị vật chất do con người tạo ra?
TL: Dựa vào SGK để trả lời.
TL: Lịch sử loài người là do con người tạo ra.
TL: Dựa vào SGK để trả lời.
TL: Từ khi mới hình thành ( vượn cổ tiến hoá thành con người) và người đầu tiên gọi là người tối cổ
TL: Lương thực, thực phẩm, nhà cửa…
1. Con người là chủ thể của lịch sử:
Vai trò chủ thể lịch sử của con người được thể hiện qua các điểm sau:
a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình:
Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động.
b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Gọi học sinh kể 1 vài di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ở nước ta?
? Kể 1 vài giá trị tinh thần?
? Kể 1 vài di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận ở nước ta?
Chuyển ý.
Tại sao nói con người là động lực của cuộc cach mạng xã hội? Muốn trả lời câu hỏi này ta phải quay lại tìm nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh tự tìm hiểu và nắm kiến thức.
? Cho biết ý nghĩa của cuộc cách mạng xã hội.
TL: phố cổ Hội An, Cố đô Huế…
TL: Thơ văn, hội hoạ…
TL: Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên…
TL: Cuộc cách mạng xã hội có ý nghĩa thay đổi chế độ xã hội(= thay đổi PTSX)
- Giá trị vật chất: nhà, các công trình kiến trúc…
- Giá trị tinh thần: văn thơ, nghệ thuật…
c. Con người là động lực của cuộc cách mạng xã hội.
Chế độ xã hội mới ra đời = phương thức sản xuất mới ra đời→ do QHSX mới ra đời
→ do LLSX phát triển ><
QHSX lỗi thời đòi hỏi phải giải quyết = đấu tranh giai cấp ( CMXH), có >< là do LLSX phát triển nhanh chóng
→ do LLSX gồm 2 yếu tố người lao động và TLSX, mà trình độ người lao động phát triển không ngừng.
c. Củng cố: Khẳng định lại nội dung bài học.Gọi học sinh kể tên 7 kì quan thế giới.
d. Dặn dò: Về nhà học bài và xem phần tiếp theo.
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về vai trò của nhận thức đối với thực tiễn.
- Chuẩn bị bài tiếp theo, bài 9.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
- Về thời gian : ………
- Nội dung : ……….
- Nhược điểm cần khắc phục : ………
Ngày soạn: 17/11/2013 Ngày dạy: Lớp dạy: 10A
Ngày dạy: Lớp dạy: 10B
Ngày dạy: Lớp dạy: 10C
Ngày dạy: Lớp dạy: 10D
Ngày dạy: Lớp dạy: 10E
Ngày dạy: Lớp dạy: 10G
Ngày dạy: Lớp dạy: 10H
Ngày dạy: Lớp dạy: 10I
Ngày dạy: Lớp dạy: 10K
Ngày dạy: Lớp dạy: 10M