Ảnh hưởng của những yếu tố thuộc về công thức bào chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano paclitaxel và artesunat sử dụng polyme mang thuốc poly (acid lacticcoglycolic) (Trang 70 - 83)

4.3 Về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bào chế hệ tiểu phân nano PTX-ART

4.3.2 Ảnh hưởng của những yếu tố thuộc về công thức bào chế

Trong quá trình bào chế, trong giai đoạn đầu phân tán cần một lượng chất diện hoạt dư thừa để bao phủ nhanh chóng lên bề mặt tiểu phân nano mới được tạo ra trong quá trình siêu âm. Nếu lượng chất điện hoạt không đủ sẽ đẫn tới bề mặt các

61

tiểu phân nano không được bao phủ một cách đầy đủ làm cho các tiểu phân được tạo ra sẽ bị kết tụ lại ngay dẫn đến không thể hình thành tiểu phân nano. Thời gian cần để phối hợp tạo tiểu phân nano giữa các chất diện hoạt khác nhau là khác nhau.

Thông thường các chất diện hoạt có khối lượng phân tử thấp sẽ cần ít thời gian để phân bố lại [49].

Nghiên cứu đã chỉ ra các loại chất diện hoạt khác nhau sẽ có ảnh hưởng mạnh đến đặc tính của hệ, cụ thể PVA cho hệ với kích thước tiểu phân lớn nhất với kích thước 242,6nm tiếp theo là Cremophor RH40 với kích thước của hệ là 202,2nm tương đương với kích thước của hệ khi sử dụng Tween 80. Nhưng Tween 80 cho chỉ số đa phân tán tốt nhất so với PVA và Cremophor RH40.

Kết quả nghiên cứu này cũng khá tương đồng và phù hợp với nghiên cứu của Swati A. Guhagarkar và cộng sự đã bào chế tiểu phân nano sử dụng polyme Polyethylene Sebacate với một số chất diện hoạt như Tween 80, PVA và Poloxamer 188 với các nồng độ 0,1%, 0,5% và 4% nghiên cứu thu được với hệ nano sử dụng Tween 80 là cho kích thước tiểu phân nhỏ nhất và độ nhớt thấp nhất [58].

Hình 4.3. Ảnh hưởng của loại chất diện hoạt lên kích thước tiểu phân và độ nhớt của hệ nano [58].

Trong nghiên cứu khác Yosra SR Elnaggar và cộng sự khi sử dụng các chất diện hoạt Tween 80 0,6%, Cremophor RH40 0,6% trong quá trình bào chế hệ tiểu phân

62

nano piperin kết quả thu được với công thức sử dụng Tween 80 cho KTTP 190,00 ± 54,80nm; PDI 0.34 ± 0,04 và thế zeta khoảng −26,62 ± 0,21mV. Đối với Cremophor RH40 cho KTTP 245,30 ± 14,38; PDI 0,41 ± 0,06 và thế zeta −21,29 ± 1,95mV [74]. Kết quả của Yosra SR Elnaggar và cộng sự cho thấy xu hướng khi sử dụng chất diện hoạt là Tween 80 sẽ cho kích thước tiểu phân, PDI và giá trị tuyệt đối của thế zeta tốt hơn so với Cremophor RH40.

Do đó lựa chọn Tween 80 là chất diện hoạt trong pha nước để bào chế hệ tiểu phân nano PTX-ART là phù hợp nhất.

4.3.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ chất diện hoạt

Nồng độ chất diện hoạt ảnh hưởng lớn đến kích thước tiểu phân, tăng nồng độ chất diện hoạt giúp giảm sức căng bề mặt, giảm kết tụ tiểu phân trong quá trình đồng nhất hai pha, dẫn đến giảm kích thước tiểu phân.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả phù hợp với nhận định trên trong khoảng nồng độ Tween 80 từ 1% đến 3% giúp kích thước giảm từ 309,1 nm xuống 142,6 nm, tiếp tục tăng nồng độ Tween 80 lên 4% không giúp giảm được kích thước tiểu phân xuống thấp hơn nữa trái lại còn làm kích thước tiểu phân tăng và PDI cao hơn. Việc tăng nồng độ Tween 80 trong pha nước giúp tăng giá trị tuyệt đối của thế zeta lên cao, giúp hệ tiểu phân có tính ổn định cao hơn.

Theo nghiên cứu của Preeti Wavikar và cộng sự bào chế tiểu phân nano sử dụng nồng độ Tween 80 từ 1% - 4%, thu được công thức tối ưu với nồng độ Tween 80 3,0% với kích thước tiểu phân 148,6 ± 0,305 nm, với thế zeta −20,4 ± 1,2 mV.

Do đó lựa chọn Tween 80 với nồng độ 3% là phù hợp để bào chế hệ tiểu phân nano PTX-ART.

4.3.2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ polyme

Polyme có vai trò cự kỳ quan trọng trong việc hình thành nên các tiểu phân nano.

Polyme có nhiện vụ cuộn và bao bọc các phân tử dược chất kết hợp chất diện hoạt dưới tác động của năng lượng siêu âm tạo thành hệ tiểu phân nano. Do đó lượng polyme phải đảm bảo đủ để có thể nạp đa số các phân tử dược chất tạo thành một hệ tiểu phân nano ổn định.

63

Qua quá trình nghiên cứu: Với tỷ lệ polyme/dược chất là 0,5 hệ có chỉ số đa phân tán cao PDI = 0,553, khi tăng tỷ lệ polyme/dược chất 1,0 lên 2,5 kích thước tiểu phân không thay nhiều với kích thước nằm trong khoảng 120 – 145 nm việc thay đổi kích thước tiểu phân trong một khoảng hẹp không có ý nghĩa. Giảm tỷ lệ PLGA giúp tăng khả năng nạp thuốc (loading capacity – LC) của hệ nano, nhưng có xu hướng làm giảm EE của hệ tiểu phân nano PTX-ART.

Theo nghiên cứu của Mohammed Halayqa và cộng sự với tỷ lệ PLGA từ 0,8 đến 1,6% thì kích thước tiểu phân của hệ thay đổi không nhiều từ 340,5 ± 17,8nm lên 382,5 ± 36,5 và PDI biến đổi trong một khoảng hẹp. Ảnh hưởng lớn nhất của PLGA là hiệu suất tạo nano EE và khả năng nạp thuốc LC khi Mohammed Halayqa và cộng sự tiến hành thay đổi tỷ lệ PLGA từ 0,8 đến 1,6% thì %EE biến đổi tăng từ 46,6% lên 71,6 và %LC biến đổi từ 10,2% lên 25,5% [47].

Mặt khác tỷ lệ PLGA/dược chất thấp sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ tiểu phân nano, để đảm bảo độ ổn định của tiểu phân nano và khả năng nạp thuốc tốt chúng tôi lựa chọn PLGA/dược chất = 1,5 là tốt nhất cho hệ tiểu phân nano PTX- ART.

64

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN:

Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau.

1. Đã xây dựng được công thức bào chế hệ tiểu phân nano PTX-ART/PLGA Đã xây dụng được công thức tốt nhất thông qua quá trình khảo sát một số thông số ảnh hưởng, công thức cụ thể như sau:

- Pha dầu:

+ Artesunat 10mg + Paclitaxel 10mg + PLGA 30mg

Dung môi pha dầu 5ml DCM

- Pha nước

+ Tween 80 với nồng độ 3% trong 50ml nước

- Năng lượng siêu âm 200W với tần số 20000Hz, ở nhiệt độ 40C, tốc độ phối hợp pha dầu vào pha nước là 2,5 ml/phút và thời gian siêu âm 5 phút. Thời gian bốc hơi dung môi trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng.

2. Đánh giá được một số đặc tính của hệ tiểu phân nano bào chế được

- Kích thước tiểu phân và chỉ số đa phân tán của hệ nano PTX-ART/PLGA: Thu được hệ tiểu phân nano có kích thước khoảng 120 – 140nm với chỉ số đa phân tán PDI hẹp < 0,3.

- Thế zeta khoảng – 30mV, các tiểu phân tích điện âm trái dấu giảm sự kết tụ.

- Hiệu suất tạo nano đối với hai dược chất rất là cao, artesunat > 84,0% và paclitaxel > 99,0%.

- Đánh giá được độ ổn định của hệ tiểu phân nano PTX-ART/PLGA trong điều kiện khắc nghiệt và các điều kiện ly tâm khác nhau.

ĐỀ XUẤT:

Để tiếp tục hướng nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

+ Thực hiện quá trình đông khô thu hồi sản phẩm, sau đó phân tán lại, nghiên cứu cứu đặc tính của hệ nano PTX-ART và thử đặc tính trên tế bào ung thư so sánh với hệ nano PTX đơn được bào chế với quy trình tương tự. Để xác định chỉ số hiệp đồng của ART và PTX.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Mai Anh, Trịnh Văn Lẩu, Nguyễn Văn Long (2014), Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng hỗn dịch nano piroxicam dùng cho nhãn khoa, Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội.

2. Trần Trọng Biên, Hồ Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Chiến (2015), Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano artesunat sử dụng poly(lactic-co-glycolic) acid và chitosan, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn Bào Chế (2009), Sinh Dược Học Bào Chế, Nhà Xuất Bản Y Học, tr.7 - 32.

4. Bộ Y Tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học.

5. Bộ Y Tế (2012), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

6. Phạm Gia Điền (2009 - 2010), Nghiên cứu chế tạo polyme sinh học chitosan cấu trúc nano ứng dụng làm chất mang thuốc, Viện Hoá Học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

7. Nguyễn Thị Hằng, Dương Thị Hồng Ánh (2010), Nghiên cứu bào chế nanocapsules artemisinin, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội.

8. Trần Vĩnh Hoàngvà cộng sự (2011), "Nghiên cứu chế tạo và thử hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch nano bạc sử dụng chitosan làm chất khử/chất ổn định", Tạp chí khoa học và công nghệ - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam. 49(6).

9. Trần Đại Lâm, Nguyễn Thị Thuý Nga, Vũ Đinh Hoàng (2006), "Nghiên cứu sự phân hủy sinh học và quá trình giải phóng thuốc in vitro từ chất mang nano chitosan gắn hoạt chất artesunat", Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học.

11(1), tr. 73 - 80.

10. Lê Thị Lành, Nguyễn Thị Thanh Hải, Trần Thái Hòa (2012), "Tổng hợp nano vàng sử dụng chitosan tan trong nước làm chất khử và chất ổn định", Tạp chí khoa học - Đại học Huế. 74A(5), tr. 65 - 75.

66

11. Khưu Mỹ Lệvà cộng sự (2014), "Khảo sát thành phần công thức và thông số điều chế hệ phân tán nano artemisinin bằng phương pháp đồng nhất hóa dưới áp suất cao", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 18(2), tr. 295 - 302.

12. Võ Xuân Minh, Phạm Thị Minh Huệ (2013), Kỹ thuật nano và liposome ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm, Trường Đại Học Dược Hà Nội, tr.1 - 49.

13. Nguyễn Phương Nam, Đỗ Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thanh Bình (2015), Nghiên cứu tổng hợp tiểu phân nano chứa bạc, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại Học Dược Hà Nội.

14. Ngô Thị Thu Trang, Nguyễn Trần Linh (2013), "Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano lipid rắn chứa vitamin K1", Nghiên cứu dược Thông tin thuốc(3), tr. 93 - 96.

15. Dương Thị Ánh Tuyết và cộng sự (2011), "Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano chitosan làm chất hấp phụ protein ứng dụng trong dẫn truyền thuốc", Tạp chí phát triển KH & CN – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. 14(6), tr. 54 - 61.

Tài liệu tiếng Anh

16. A. Grửnroos, et al (2001), "Ultrasonic depolymerization of aqueous polyvinyl alcohol", Ultrasonics Sonochemistry. 8(3), pp. 259 – 264.

17. Aws Alshamsan (2014), "Nanoprecipitation is more efficient than emulsion solvent evaporation method to encapsulate cucurbitacin I in PLGA nanoparticles", Saudi Pharmaceutical Journal. 22(3), pp. 219 - 222.

18. Archana Swami, et al (2012), "Nanoparticles for Targeted and Temporally Controlled Drug Delivery", Springer, pp. 9 - 29.

19. Avnesh Kumari, Sudesh Kumar Yadav, Subhash C. Yadav (2010),

"Biodegradable polymeric nanoparticles based drug delivery systems", Colloids and Surfaces B: Biointerfaces. 75(1), pp. 1 - 18.

20. Carrie A Morris, et al (2011), "Review of the clinical pharmacokinetics of artesunate and its active metabolite dihydroartemisinin following intravenous, intramuscular, oral or rectal administration", Malaria Journal.

10(263), pp. 1 - 17.

67

21. British Pharmacopoeia Commission (2013), British Pharmacopoeia 2013, TSO (The Stationery Office).

22. FDA Briefing Document for the Anti-Infective Drugs Advisory Committee (2010), "Artesunate Rectal Suppository", World Heath Organization Global Health Malaria Program.

23. Danhier F, et al (2012), "PLGA-based nanoparticles: An overview of biomedical applications", Journal of Controlled Release. 161(2), pp. 505 – 522.

24. Fabienne Danhier;, et al (2009), "Paclitaxel-loaded PEGylated PLGA-based nanoparticles: In vitro and in vivo evaluation", Journal of Controlled Release. 133(1), pp. 11 - 17.

25. Di Bei, Jianing Meng, Bi-Botti C Youan (2010), "Engineering Nanomedicines for Improved Melanoma Therapy: Progress and Promises", Nanomedicine. 5(9), pp. 1385-1399.

26. Cecily V. DiPiro (2009), "Oncologic disorders", in Barbara Wells, Joseph DiPiro, Terry Schwinghammer, et al., Editors, Pharmacotherapy Handbook, McGraw-Hill Companies, Inc, pp. 679 - 718.

27. Ross C. Donehower (1996), "The clinical development of paclitaxel: a successful collaboration of academia, industry and the National Cancer Institute", Stem Cells. 14(1), pp. 25 - 28.

28. Duc Trung Bui, et al (2013), "Polymer Prodrug Nanoparticles Based on Naturally Occurring Isoprenoid for Anticancer Therapy", Biomacromolecules. 14(8), pp. 2837 – 2847.

29. Edith A. Perez, et al (2001), "Multicenter phase II trial of weekly paclitaxel in women with metastatic breast cancer", Journal of clinical oncology.

19(22), pp. 4216 - 4223.

30. Egbert F. Smit, et al (2003), "Three-Arm Randomized Study of Two Cisplatin-Based Regimens and Paclitaxel Plus Gemcitabine in Advanced Non–Small-Cell Lung Cancer: A Phase III Trial of the European

68

Organization for Research and Treatment of Cancer Lung Cancer Group—

EORTC 08975", Journal of Clinical Oncology. 21(21), pp. 3909 - 3917.

31. Fernando Henrique Andrade Nogueira, et al (2013), "Development and validation of an HPLC method for the simultaneous determination of artesunate and mefloquine hydrochloride in fixed-dose combination tablets", Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences. 49(4), pp. 837 - 843.

32. G. P. Stathopoulos, et al (2004), "Front-line paclitaxel–vinorelbine versus paclitaxel–carboplatin in patients with advanced non-small-cell lung cancer:

a randomized phase III trial", Annals of Oncology. 15(7), pp. 1048 – 1055.

33. Hanh Thuy Nguyen, et al (2015), "Enhancing the in vitro anti-cancer efficacy of artesunate by loading into poly-D, L-lactide-co-glycolide (PLGA) nanoparticles", Archives of Pharmacal Research. 38(5), pp. 716 - 724.

34. Hirenkumar K. Makadia, Steven J. Siegel (2011), "Poly Lactic-co-Glycolic Acid (PLGA) as Biodegradable Controlled Drug Delivery Carrier", Polymers (Basel). 3(3), pp. 1377 – 1397.

35. Hui-Jun Zhou , et al (2010), "Dihydroartemisinin improves the efficiency of chemotherapeutics in lung carcinomas in vivo and inhibits murine Lewis lung carcinoma cell line growth in vitro", Cancer Chemotherapy and Pharmacology. 66(1), pp. 21 - 29.

36. Jeffrey D. Clogston, Anil K. Patri (2011), "Zeta Potential Measurement", in Scott E. McNeil, Editor, Characterization of Nanoparticles Intended for Drug Delivery, Humana Press, pp. 63 - 70.

37. Shihua Jin, et al (2014), "Transferrin-modified PLGA nanoparticles significantly increase the cytotoxicity of paclitaxel in bladder cancer cells by increasing intracellular retention", Journal of Nanoparticle Research. 16(10).

38. Josue Addiel Venegas-Sanchez, Motohiro Tagaya, Takaomi Kobayashi (2013), "Effect of ultrasound on the aqueous viscosity of several water- soluble polymers", Polymer Journal. 45, pp. 1224 – 1233.

39. Junmei Hou, et al (2008), "Experimental Therapy of Hepatoma with Artemisinin and Its Derivatives: In vitro and In vivo Activity,

69

Chemosensitization, and Mechanisms of Action", Clinical Cancer Research.

14(17), pp. 5519 – 5530.

40. Kelly K, et al (2001), "Randomized Phase III Trial of Paclitaxel Plus Carboplatin Versus Vinorelbine Plus Cisplatin in the Treatment of Patients With Advanced Non–Small-Cell Lung Cancer: A Southwest Oncology Group Trial", Journal of clinical oncology. 19(13), pp. 3210 - 3218.

41. Khodaverdi Elham, et al (2013), "Preparation and characterisation of PLGA- PEG-PLGA nanospheres prepared with a new thermogelling method for insulin delivery", Journal of Chemical and Pharmaceutical Research. 5(10), pp. 311 - 319.

42. Lai HC, Singh NP, Sasaki T (2013), "Development of artemisinin compounds for cancer treatment", Investigational New Drugs. 31(1), pp. 230 - 246.

43. M. L. Houchin, E. M. Topp (2009), "Physical Properties of PLGA Films During Polymer Degradation", Journal of Applied Polymer Science. 114(5), pp. 2848 – 2854.

44. Maria P. Crespo-Ortiz, Ming Q. Wei (2012), "Antitumor Activity of Artemisinin and Its Derivatives: From a Well-Known Antimalarial Agent to a Potential Anticancer Drug", Journal of Biomedicine and Biotechnology.

2012(2012), pp. 1 -18.

45. Marian E Gindy, Robert K Prud’homme (2009), "Multifunctional nanoparticles for imaging, delivery and targeting in cancer therapy", Expert Opinion on Drug Delivery. 6(8), pp. 865 - 878.

46. Melgardt M. de Villiers, Pornanong Aramwit, Glen S. Kwon (2009), Nanotechnology in Drug Delivery, Springer Science & Business Media.

47. Mohammed Halayqa, Urszula Domańska (2014), "PLGA Biodegradable Nanoparticles Containing Perphenazine or Chlorpromazine Hydrochloride:

Effect of Formulation and Release", International Journal of Molecular Sciences. 15(12), pp. 23909 - 23923.

70

48. Nava Shterman, Batya Kupfer, Chaya Moroz (1991), "Comparison of transferrin receptors, iron content and isoferritin profile in normal and malignant human breast cell lines", Pathobiology. 59(1), pp. 19 - 25.

49. Neha Yadav, Sunil Khatak, Udai Vir Singh Sara (2013), "Soild Lipid Nanoparticles - A Review", International Journal of Applied Pharmaceutics.

5(2).

50. Piergiorgio Gentile, et al (2014), "An Overview of Poly(lactic-co-glycolic) Acid (PLGA)-Based Biomaterials for Bone Tissue Engineering", International Journal of Molecular Sciences. 15(3), pp. 3640 - 3659.

51. Prashant Kesarwani, Rakesh K. Tekade, N. K. Jain (2011),

"Spectrophotometric estimation of paclitaxel", International Journal of Advances in Pharmaceutical Sciences. 2, pp. 29 - 32.

52. Ram B. Gupta, Uday B. Kompella (2006), Nanoparticle Technology for Drug Delivery, CRC Press.

53. Josué Addiel Venegas Sanchez (2013), Effect of Ultrasound on Hydrogen Bond Breaking Appeared in Aqueous Polymers, Energy and Environmental Science Nagaoka University of Technology.

54. Sarbari Acharya, Sanjeeb K. Sahoo (2011), "PLGA nanoparticles containing various anticancer agents and tumour delivery by EPR effect", Advanced Drug Delivery Reviews. 63(3), pp. 170 – 183.

55. Schiller JH, et al (2002), "Comparison of four chemotherapy regimens for advanced non-small-cell lung cancer", The New England Journal of Medicine. 346(2), pp. 92 -98.

56. Shahryar Shakeri, et al (2015), "Preparation of protein-loaded PLGA-PVP blend nanoparticles by nanoprecipitation method: entrapment, Initial burst and drug release kinetic studies", Nanomedicine Journal. 2(3), pp. 176 - 190.

57. Suphiya Parveen, Sanjeeb K. Sahoo (2011), "Long circulating chitosan/PEG blended PLGA nanoparticle for tumor drug delivery", European Journal of Pharmacology. 670(2 -3), pp. 372 – 383.

71

58. Swati A. Guhagarkar, Vinod C. Malshe, Padma V. Devarajan (2009),

"Nanoparticles of Polyethylene Sebacate: A New Biodegradable Polymer", AAPS PharmSciTech. 10(3), pp. 935 – 942.

59. Sean C Sweetman (2009), Martindale: The Complete Drug Reference, 36, Pharmaceutical Press.

60. Tahereh Sadat Jafarzadeh Kashi, et al (2012), "Improved drug loading and antibacterial activity of minocycline-loaded PLGA nanoparticles prepared by solid/oil/water ion pairing method", International Journal of Nanomedicine.

7, pp. 221 - 234.

61. Tao Chen, et al (2009), "Dihydroartemisinin induces apoptosis and sensitizes human ovarian cancer cells to carboplatin therapy", Journal of Cellular and Molecular Medicine. 13(7), pp. 1358 - 1370.

62. N.K. Tolochko, "History of nanotechnology", Nanoscience and nanotechnologies.

63. Tooru Ooya, Jaehwi Lee, Kinam Park (2003), "Effects of ethylene glycol- based graft, star-shaped, and dendritic polymers on solubilization and controlled release of paclitaxel", Journal of Controlled Release. 93, pp. 121 – 127.

64. Tuan Hiep Tran , et al (2016), "Targeted and controlled drug delivery system loading artersunate for effective chemotherapy on CD44 overexpressing cancer cells", Archives of Pharmacal Research, pp. 1 - 8.

65. USP (2010), "Artesunate", USP 's Non-US Monographs Guideline.

66. USP (2013), United States Pharmacopeia 36 - National Formulary 31, Tập 3, United Book Press, Inc.

67. Virginia Zabaleta, et al (2012), "Oral administration of paclitaxel with pegylated poly(anhydride) nanoparticles: Permeability and pharmacokinetic study", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics. 81(13), pp. 514 - 523.

68. Wai M. Liu, Andrew M. Gravett, Angus G. Dalgleish (2011), "The antimalarial agent artesunate possesses anticancer properties that can be

72

enhanced by combination strategies", International Journal of Cancer.

128(6), pp. 1471 - 1480.

69. Wang SJ, et al (2010), "Experimental study of the function and mechanism combining dihydroartemisinin and gemcitabine in treating pancreatic cancer", Zhonghua wai ke za zhi [Chinese Journal of Surgery. 48(7), pp. 530 - 534.

70. Muzamil Yaqub Want, et al (2014), "A new approach for the delivery of artemisinin: Formulation, characterization, and ex-vivo antileishmanial studies", Journal of Colloid and Interface Science. 432, pp. 258 - 269.

71. WHO (2013), WHO Model List of Essential Medicines - 18th.

72. WHO (2014), The International Pharmacopoeia 4th Supplemen.

73. Yi Chen, et al (2014), "Abstract 470: Artemisinin derivatives synergize with paclitaxel by targeting FOXM1 through Raf/MEK/MAPK signaling pathway in ovarian cancer", Cancer Research. 74.

74. Yosra SR Elnaggar, et al (2015), "Novel piperine-loaded Tween-integrated monoolein cubosomes as brain-targeted oral nanomedicine in Alzheimer’s disease: pharmaceutical, biological, and toxicological studies", International Journal of Nanomedicine. 10(1), pp. 5459 - 5473.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano paclitaxel và artesunat sử dụng polyme mang thuốc poly (acid lacticcoglycolic) (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)