BÀN LUẬN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC LẶC THANH HÓA (Trang 66 - 69)

4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện

Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ đã sử dụng kháng sinh chiếm 21,9% ở viêm phổi và viêm phổi nặng, cả 10 bệnh nhân viêm phổi rất nặng đều chưa sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân là 83,2% [19], Trần Thị Anh Thơ 33,1% [16] có thể do Ngọc Lặc là huyện miền núi việc mua thuốc kháng sinh cho trẻ chưa dễ dàng các hiệu thuốc bán lẻ chưa nhiều như ở thành phố lớn.

Việc tự ý mua sử dụng kháng sinh sẽ làm tăng hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu và lãng phí nhiều chi phí tiền thuốc do sử dụng thuốc không phù hợp thuốc, nhất là khi người nhà bệnh nhân không nhớ đã dùng thuốc gì trước đó để bác sĩ có chỉ định lựa chọn kháng sinh thích hợp. Vì thế việc tuyên truyền, giáo dục về sử dụng kháng sinh như kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc là rất quan trọng.

4.2.2. Các kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện

Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 10 kháng sinh được sử dụng để điều

trị viêm phổi tại bệnh viện, gồm 3 nhóm kháng sinh: Cephalosporin sử dụng ở cả 3 thế hệ, penicilin được sử dụng dưới dạng phối hợp với chất ức chế betalactamse, aminoglycosid, marcrolid. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền Lương nhóm KS được sử dụng thuộc 3 nhóm : beta- lactam, aminosid và macrolid, nhiều nhất là cephalosporin chiếm 73,24%, đứng thứ 2 là aminosid 11,97%[11]. Trần Thị Anh Thơ các kháng sinh đã sử dụng cơ bản thuộc 3 nhóm : beta-lactam (84,50%) được sử dụng nhiều nhất, tiếp đó là aminosid (13,07%) [16]. Theo nghiên cứu của chúng tôi kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là các Cephalosporin thế hệ 3 chiếm 38,16%, và Aminosid chiếm 37,44%, có trong danh mục điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới, các hướng dẫn điều trị của BTS và IDSA [32][23][4] đa số các kháng sinh được sử dụng sản xuất trong nước, chỉ có một số thuốc nhập ngoại Ấn Độ, Bungari. Các thuốc chủ yếu được kê theo tên biệt dược chiếm 57,57%, và 42,43% theo tên quốc tế, chỉ những thuốc có tên biệt dược trùng với tên quốc tế mới được kê theo tên quốc tế.

4.2.3. Các phác đồ điều trị ban đầu

Kết quả cho thấy có có 11 phác đồ ban đầu sử dụng để điều trị viêm phổi tại bệnh viện, trong đó 6 phác đồ kháng sinh đơn độc và 5 phác đồ phối hợp. Phác đồ đơn độc được sử dụng làm phác đồ ban đầu khi bệnh nhân mới nhập viện (chiếm 68,60%) nhiều hơn phác đồ phối hợp (chiếm 31,40%). Phác đồ đơn độc là các cephalosporin ở cả 3 thế hệ, và marcrolid, các penicilin kết hợp với chất ức chế betalactamase, phác đồ phối hợp gồm cephalosprin phối hợp với gentamicin và chất ức chế betalactamse, trong đó các cephalosporin thế hệ ba được sử dụng nhiều. Hầu hết các hướng dẫn đều sử dụng amoxicilin là đầu tay khi kháng với penicilin không cao [32][23][4][3][25][26]

bệnh viện chưa có nghiên cứu về dịch tễ vi khuẩn kháng thuốc, nhưng với tình trạng kháng thuốc chung hiện nay tỷ lệ nhạy cảm với penicilin giảm, điều này phù hợp với các hướng dẫn[1][4][32].

Tuy nhiên phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng khá giống nhau các cephalosporin thế hệ 3 đều chiếm tỷ lệ cao nhất, ở nhóm viêm phổi là 16,12%, nhóm viêm phổi nặng là 19.01%.

4.2.4. Các phác đồ thay đổi trong quá trình điều trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 96/242 (chiếm 39,67%) trường hợp thay đổi phác đồ điều trị, khi dùng thuốc 1-2 ngày bệnh nhân tiến triển chậm bác sĩ sẽ thay đổi phác đồ để mở rộng hoạt phổ kháng sinh, các trường hợp thay đổi phác đồ chủ yếu là phối hợp thêm gentamicin, đổi từ penicilin hay cephalosporin thế hệ 2 sang cephalosporin thế hệ 3. Một số trường hợp đổi tử cephalosporin thế hệ 3 sang 2 do bệnh viện hết thuốc nên phải chuyển sang thuốckhác đang có.

Kết quả của chúng tôi cao hơn Nguyễn Thị Thanh Xuân có 18,18%

bệnh nhân thay KS 2 lần và 1,19% bệnh nhân thay KS 3 lần[19], theo Nguyễn Thị Mai Hòa tỷ lệ này là 13,27% [7]

Tỷ lệ phải thay đổi phác đồ khá cao nguyên nhân có thể do phác đồ điều trị ban đầu chưa có sự khác biệt giữa bệnh viêm phổi và viêm phổi nặng do đó với tỷ lệ bệnh nhân nặng cao(40,91%) nên các bác sĩ phải thay đổi từ phác đồ đơn độc sang phối hợp để tăng hiệu quả điều trị. Vì vậy cần chú ý đến chẩn đoán lựa chọn phác đồ ban đầu phù hợp ngay cho trẻ khi mới nhập viện.

4.2.5. Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh và hiệu quả điều trị

Kết quả của nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 7,43 ± 0.108 ngày. Thời gian điều trị tăng theo mức độ nặng dài nhất là viêm phổi rất nặng (8,00 ± 0.667 ngày) và ngắn nhất là viêm phổi (7,12 ± 0.127 ngày).Điều này phù hợp với thời gian sử dụng cho kháng sinh có tác dụng là 5-10 ngày, và mức độ bệnh tăng thì việc điều trị cũng kéo dài hơn, hiệu quả điều trị viêm phổi ở bệnh viện là rất cao ( Tỷ lệ khỏi là 90,9%). Trong đó viêm phổi có tỷ lệ khỏi cao nhất (96,24%).Tỷ lệ khỏi của viêm phổi rất nặng

là 90%, và viêm phổi nặng là 83,84%, nguyên nhân có thể do cả 10 trẻ mắc viêm phổi rất nặng đều chưa sử dụng kháng sinh trước khi vào bệnh viện nên vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với kháng sinh, và do bệnh viện Ngọc Lặc là bệnh viện tuyến 2, bệnh nhân tử vong hoặc tiên lượng rất nặng điều trị không tiến triển tốt được đều được chuyển tuyến, điều này nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC LẶC THANH HÓA (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)