Hiện nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu về vi bọt vỏ lipid. Hoàng Phương Hảo đã tiến hành một số nghiên cứu ban đầu về bào chế vi bọt sử dụng các chất diện hoạt Cremophor A25, Poloxamer 188 và glycerol monostearat [1].
Quan sát vi bọt tạo thành từ các chất diện hoạt này trên tiêu bản thấy số lượng vi bọt giảm nhanh trong 60 phút đầu và từ 60 phút đến 240 phút thì số lượng vi bọt thay đổi không kể. Tuy nhiên những chất diện hoạt này không sử dụng cho thuốc tiêm được. Trịnh Phương Thảo đã đánh giá khả năng tạo bọt giữa phương pháp khuấy cơ và phương pháp siêu âm cho thấy phương pháp siêu âm tạo bọt bền và ổn định hơn [2].
Feshitan và cộng sự đã sử dụng phương pháp ly tâm để phân đoạn kích thước vi bọt tạo thành bằng phương pháp siêu âm. Vi bọt có vỏ là phospholipid được chuẩn bị như sau: phospholipid DSPC được hòa tan trong cloroform, bay hơi dung môi dưới dòng nitrogen đều đặn và lắc nhẹ 10 phút, sau đó bay hơi vài giờ ở áp suất môi trường. Dung dịch salin 0.01M được thêm vào để hydrat hóa màng phim sau đó trộn với dung dịch PEG40S (25mg ml) để được nồng độ cuối cùng lipid chất diện hoạt 1mg ml. Dịch được siêu âm đầu titan ở tần số 20kHz (Model 250A, Branson Ultrasonics, Danbury, CT) ở công suất 30% để làm nóng trước tạo bọt trên nhiệt độ chuyển pha của phospholipid (khoảng 55oC đối với DSPC) và phân tán sự kết tụ của lipid thành liposome bán lamellar. Khí PFB được sục trên bề mặt hỗn dịch lipid. Sau đó được siêu âm ở công suất 100% trong 10 giây. Để khảo sát đo dòng tế bào và thí nghiệm kính hiển vi huỳnh quanh, dung dịch Dil được thêm vào trước khi siêu âm tạo bọt ở nồng độ 1 g 1mg hỗn hợp lipid. Bọt sau khi tạo thành được đem ly tõm, chọn ra hai khoảng kớch thước 1-2àm và 4-
21
5 m quan sỏt độ ổn định đều bền hơn 2 ngày. Bọt kớch thước 4-5àm sau 2 tuần nhỏ lại tới kớch thước 1-2àm bền vững [21].
Rossi và cộng sự tạo vi bọt vỏ DMPC, lõi khí PFB bằng cách phân tán DMPC vào đệm Isoton II hoặc HEPES bằng khuấy từ trong 3-6 giờ theo kinh nghiệm. Sau đó thêm poloxamer 108 vào và tạo bọt ( tỷ lệ mol 10:1).
ấy 1ml dịch vào ống nghiệm đường kính 2cm đem siêu âm đầu titan dưới không khí ở công suất thấp 40% trong 30 giây ở 25oC, sau đó được siêu âm 15 giây dưới nitrogen hoặc nitrogen trộn lẫn PFB. Vi bọt tạo thành được pha loãng với đệm, sau đó quan sát thời gian phân lớp, lấy bọt tại một vị trí cố định sau khoảng thời gian cố định để quan sát. Kết quả cho thấy đệm Isoton II và HEPES không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và độ bền của bọt. Thời gian để vỡ đi một nửa số bọt của những bọt cú kớch thước nhỏ (1,6-2,1 àm) dài hơn so với bọt cú kớch thước lớn hơn (5-6 àm). cả hai đệm, kết quả quan sát độ ổn định cho thấy kích thước trung bình của nhóm bọt lớn tăng lên theo thời gian còn của nhóm bọt nhỏ giảm nhẹ ở đệm Isoton II và giữ hằng định ở đệm HEPES. Điều này cho thấy cơ chế hòa tan của bọt lớn và bọt nhỏ là khác nhau [52].
Swanson và cộng sự đã nghiên cứu bào chế vi bọt phospholipid làm thuốc tiêm để vận chuyển khí oxy. Phospholipid sử dụng là DPPC và DSPC, được trộn đều với PEG 40S (tỷ lệ mol 9:1) trong dung dịch salin tới nồng độ 5mg ml. Hỗn hợp được làm nóng trong bể điều nhiệt trên 5oC so với nhiệt độ chuyển pha và được phân tán bằng siêu âm đầu titan Branson 450A Sonifier 20-50% công suất, tới khi dịch trong suốt, sau đó được để chân không trong tủ lạnh. Bọt được tạo thành trong một thiết bị gồm có đầu siêu âm bên trong và bên ngoài là hệ thống làm lạnh. Oxy và dung dịch phospholipid được đưa vào thiết bị trên để tạo bọt và bọt tạo thành được chuyển qua một cột thủy tinh để phân đoạn kích thước bọt dựa vào sự nổi tự nhiên của bọt. Độ dài mạch acyl của phospholipid không ảnh hưởng tới phân bố kích thước của vi
22
bọt nhưng ảnh hưởng độ bền vi bọt. Vi bọt vỏ DPPC bị phân hủy sau hơn 3 tuần trong khi vi bọt vỏ DSPC vẫn còn một nửa số bọt [59].
Krupka và cộng sự nghiên cứu bào chế nano bọt với vỏ là các phospholipid và poloxamer. Nghiên cứu sử dụng 3 loại phospholipid là DPPC, DPPA và DPPE. Chúng được hòa tan trong cloroform, sau đó làm bay hơi dung môi và hydrat với dung dịch đệm salin có chứa glycerol ở tốc độ 120 vòng/phút trong 60 phút ở 370C. Poloxamer các loại được thêm vào dung dịch chloroform hoặc trong khi tạo màng phim. Sau khi hydrat hóa dịch được cho vào ống nhỏ đã rút hết không khí, chỉ chứa khí PFB rồi được khuấy lắc 45 giây để tạo bọt. Bọt tạo xong được đặt trong nước đá ngay lập tức và bảo quản cho phân tích sau đó. Kết quả cho thấy tương tác giữa Poloxamer và lipid làm giảm đáng kể kích thước bọt. Trong 5 Poloxamer sử dụng (L31, L61, L81, L64 và P85) thì bọt tạo từ công thức có Poloxamer L61 có kích thước trung bình nhỏ nhất 207,9 ± 74,7 nm so với bọt chỉ chứa phospholipid là 406,8 ± 21,0 nm. Ảnh hưởng của Poloxamer tới kích thước bọt phụ thuộc vào khối lượng phân tử, độ thân dầu và chiều dài nhóm polyoxy. Kích thước bọt giảm dần khi tăng nồng độ Poloxamer. Tuy nhiên, độ ổn định và khả năng phản xạ âm không tốt hơn khi kích thước bọt giảm [37].
Kim D.H. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần màng phospholipid và tốc độ làm mát dịch sau tạo bọt tới một số đặc tính của vi bọt. Các phospholipid có mạch acyl từ 18 đến 24 carbon được lựa chọn để đánh giá. Phospholipid ban đầu được phân tán trong dung dịch đệm salin, ủ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt chuyển pha Tm của phospholipid khoảng 10oC, sau đó tạo bọt nhờ lực siêu âm. Dịch sau tạo bọt được làm nguội theo nhiều cách khác nhau để đánh giá chất lượng vi bọt: (1) Đặt mẫu trong một bình giữ nhiệt, làm nguội từ từ xuống nhiệt độ phòng trong vòng 20-30 phút (tốc độ làm làm nguội 2-3oC phút). (2) Đặt mẫu trong môi trường nước ở nhiệt độ phòng, mẫu sẽ nguội tự nhiên trong 5-10 phút (tốc độ làm nguội 6-
23
12oC phút). (3) Đặt mẫu trong bể nước lạnh tuần hoàn ở nhiệt độ 5oC, mẫu nguội nhanh trong 30-40s (tốc độ làm nguội là 100-120oC phút). (4) Đặt mẫu trong nước đá (tốc độ làm nguội 2200oC/phút). Tất cả các mẫu sau đó được quan sát trên kính hiển vi (kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử truyền qua); đồng thời được đánh giá về độ bền màng (khả năng giữ khí bên trong của phospholipid và khả năng chống lại những tác động bên ngoài).
Các tác giả đã nhận thấy rằng, tốc độ làm nguội dịch sau tạo bọt càng chậm, các vi bọt càng có xu hướng giữ kích thước lớn. Đồng thời, vi bọt cấu tạo từ lipid mạch dài, nhờ khả năng cản trở không gian và lực liên kết lớn hơn, nên bền vững hơn trước những tác động cơ học từ bên ngoài [33].
Cho và cộng sự nghiên cứu sức căng bề mặt động học của vi bọt không khí được bào chế bằng cách đông khô dung dịch hỗn hợp chất diện hoạt và lipid. Vi bọt được chuẩn bị như sau: hòa tan 55g DPPC DCP (tỷ lệ mol là 10:1) trong 20ml chloroform rồi cho bay hơi trong bình cầu 50ml. Hydrat hóa màng phim với 50ml dung dịch Tyloxapol (Tyloxapol được hòa tan trong dung dịch salin phosphat pH 7.4, 5mg ml, lọc qua màng 0.2 m). Sau đó lấy 10ml dịch đem được siêu âm bằng máy siêu âm Bransonic 1510R- DTH với tần số 42kHz, 70W ở 50oC rồi ủ 2 giờ ở 60oC (trên nhiệt độ chuyển pha của phospholipid) được dung dịch A. Tiếp đó, đông khô dung dịch A trong 72 giờ, bột đông khô sẽ được phân tán vào dung dịch đệm sử dụng máy lắc. Tạo bọt với cả 2 dịch trên sử dụng siêu âm đầu titan. Mẫu không được đông khô sau tạo bọt chứa chủ yếu liposome kích thước nano còn mẫu đông khô có khả năng tạo vi bọt. Kết quả nghiên cứu sức căng bề mặt cho thấy Tyloxapol đóng vai trò quyết định trong sự hấp thu lên bề mặt tự do.
Tyloxapol trong liposome biểu hiện nhiều đặc tính động học khác khi trong vi bọt [15].
24