Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.1. Phương pháp chuẩn bị dịch tạo bọt
13 Poloxamer 188 Trung Quốc USP 38-NF33
14 Poloxamer 407 Trung quốc USP 38-NF33
15 Polyethylen glycol 1500 Trung Quốc USP 38-NF33 16 Tween 80 (Polysorbat-80) Trung Quốc USP 38-NF33
17 Span 80 Trung Quốc USP 38-NF33
26
Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây, dịch tạo bọt được chuẩn bị theo các phương pháp sau đây
Phương pháp 1: Khuấy từ, siêu âm phân tán
Cân chính xác một lượng phospholipid (nồng độ 1mg ml) vào nước cất rồi đem khuấy từ ở nhiệt độ phòng (khoảng 250C) cho tới khi dịch đồng nhất, không còn tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường. Thêm chất diện hoạt, đem siêu âm phân tán.
Phương pháp 2: Đun nóng, siêu âm phân tán
Cân chính xác một lượng phospholipid (nồng độ 1mg/ml) vào nước cất rồi đem đun nóng cách thủy (nhiệt độ dịch khoảng 650C) tới khi dịch đồng nhất, không còn tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường. Thêm chất diện hoạt, đem siêu âm phân tán.
Phương pháp 3: Hydrat hóa tạo màng phim
Phospholipid được phân tán vào hỗn hợp chloroform: methanol (1:1 tt tt), sau đó đem bay hơi dung môi ở điều kiện chân không tới khi không còn dung môi. Thêm dung dịch chất diện hoạt vừa đủ để nồng độ phospholipid 1mg/ml, cất quay tạo màng phim ở nhiệt độ 650C trong 30 phút.
2.3.1.2. Phương pháp siêu âm tạo bọt
- Chỉnh máy siêu âm với các thông số công suất, nhịp phát xung, thời gian siêu âm thích hợp.
- Lấy 2 ml dịch tạo bọt rồi cho vào ống nghiệm đường kính 1,8cm.
- Sục khí nitrogen để bão hoà khí nitrogen trong và ngoài dịch tạo bọt.
Cố định lưu lượng khí nitrogen.
Sục sâu trong dịch tạo bọt trong 15 giây.
Sau đó sục khí đuổi không khí bên ngoài bề mặt dịch tạo bọt.
- Siêu âm bề mặt dịch tạo bọt để hình thành vi bọt mong muốn.
- Làm nguội dịch sau tạo bọt.
27
- Chuyển phần dịch sau tạo bọt vào ống nghiệm khác có đường kính 1,4 cm, sau đó pha loãng bằng dung dịch salin đệm phosphat pH 7,4 để thực hiện việc đánh giá.
2.3.2. Phương pháp thu vi ọt ở khoảng k ch thước th ch hợp
Trong cột bọt, bọt sẽ nổi lên phía trên do trọng lực, bọt càng to càng nhanh nổi lên trên. Phân đoạn vi bọt theo kích thước được thực hiện như sau:
dịch sau khi tạo bọt, được pha loãng bằng dung dịch salin đệm phosphat pH 7,4 vào ống đong 100ml, để bọt nổi tự nhiên, những bọt to sẽ nổi lên trước, bọt nhỏ nổi sau. Thu bọt tại các thời điểm khác nhau được các kích thước khác nhau.
2.3.3. Phương pháp đánh giá một số đặc t nh của các ịch tạo bọt và vi bọt
2.3.3.1. Đánh giá một số đ c tính của dịch tạo bọt
Kích thước và phân bố kích thước tiểu phân: sử dụng máy đo kích thước tiểu phân Zetasizer nano ZS90.
Đo sức căng bề mặt của các dịch tạo bọt:
Chuẩn bị các dịch tạo bọt với các nồng độ khác nhau, đem điều nhiệt tới các nhiệt độ yêu cầu trong bể điều nhiệt. Đem đo khối lượng riêng và đo hệ số sức căng bề mặt như sau:
Đo khối lượng riêng: sử dụng phương pháp dùng lọ picnomet.
Đo hệ số sức căng bề mặt: sử dụng phương pháp đếm giọt.
Cách thực hiện phương pháp đếm giọt:
o Tra bảng hệ số sức căng mặt ngoài của nước ở những nhiệt độ khác nhau và khối lượng nước ở những nhiệt độ khác nhau (theo phòng thí nghiệm) ta được các giá trị αo và Do.
o Hút chất lỏng vào trong ống, xác định số vạch ứng với mỗi giọt chất lỏng.
28
o Đếm số giọt (kể cả số l ) ứng với thể tích V. Ta được giá trị n giọt. Tiến hành 3 lần, ta có ̅.
o Hút nước cất vào trong ống trên, tiến hành tương tự như trên ta có n giọt. Làm 3 lần, ta có ̅̅̅.
Sau khi có các giá trị αo,Do, ̅̅̅, D và ̅ (αo,Do tra từ bảng số liệu), ta tính hệ số sức căng mặt ngoài theo công thức:
α = αo.
2.3.3.2. Đánh giá một số đ c tính của vi bọt
Hình thức vi bọt: quan sát vi bọt trong tiêu bản qua kính hiển vi.
Quan sát dịch bọt sau pha loãng: quan sát bằng mắt thường.
Thời gian phân lớp của dịch bọt sau pha loãng: quan sát thời gian từ sau khi pha loãng và lắc đều dịch bọt tới lúc cột bọt trong ống nghiệm phân làm 2 lớp.
Số lượng vi bọt trên một vi trường: hút tại một vị trí cố định dịch bọt sau pha loãng và lắc đều, làm tiêu bản, đem soi trên kính hiển vi và đếm số lượng vi bọt trên 3 vi trường khác nhau của tiêu bản, tính số lượng bọt trung bình trên một vi trường bằng phần mềm Image J. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, sau đó tính trung bình và độ lệch chuẩn.
Đồ thị phân bố kích thước của vi bọt
- Chuẩn bị mẫu: Sau khi bọt được pha loãng và lắc đều, hút dịch chứa bọt tại một vị trí cố định đã chọn trong ống nghiệm rồi nhỏ lên tiêu bản, đem soi trên kính hiển vi kết nối camera ở vật kính 40, chụp và lưu hình ảnh.
- Xử lý hình ảnh: sử dụng phần mềm hỗ trợ Image J.
- Xử lý thống kê dữ liệu về đường kính của vi bọt trong ảnh.
- Vẽ đồ thị phân bố kích thước vi bọt dựa trên đường kính vi bọt.
Đánh giá độ bền của vi bọt trên tiêu bản
29
- Chuẩn bị mẫu: hút dịch chứa bọt tại một vị trí cố định đã chọn trong ống nghiệm rồi làm tiêu bản.
- Đem soi trên kính hiển vi kết nối camera ở vật kính 40, giữ nguyên tại một vi trường cố định.
- Chụp ảnh vi trường tại các thời điểm cố định và xử lý hình ảnh đã ghi bằng phần mềm Image J.
Đánh giá:
- Xác định thời gian tất cả vi bọt trên một vi trường vỡ hết.
- Xác định sự thay đổi số lượng và phân bố kích thước của vi bọt trên một vi trường theo thời gian.
2.3.4. Phương pháp ử lý hình ảnh bằng phần mềm Image J
Phần mềm Image J có khả năng đếm tất cả số điểm ảnh trên hình ảnh và tính được diện tích mỗi điểm ảnh đó. Với hình ảnh chụp được trên kính hiển vi, mỗi điểm ảnh là 1 vi bọt. Từ diện tích của mỗi vi bọt sẽ tính được đường kính của vi bọt theo công thức:
d=√ ×2×0,17 Trong đó: s là diện tích vi bọt (pixel)
d là đường kính vi bọt (μm)
0,17 là hệ số quy đổi: 1pixel= 0,17μm
30
Chương 3. KẾT QUẢ