Lựa chọn hư hỏng và lên phương án sửa chữa

Một phần của tài liệu Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa động cơ 6N160PN cấp trung tu (Trang 78 - 80)

4.2.4.1 Với trục khuỷu bị ăn mòn, côn, ôvan

− Phương án 1: Phun kim loại

o Phun phủ một lớp kim loại mỏng lên những chỗ bị mài mòn trên cổ trục, cổ biên sau đó tiến hành mài tròn

o Phương pháp này tốn kém, phức tạp, hiệu quả kinh tế không cao, không đảm bảo được cơ tính của trục khuỷu.

− Phương án 2: Phương pháp hạ cốt

o Sử dụng máy mài để mài lại cổ trục cổ biên

o Phương pháp này đơn giản dễ tiến hành tại các phân xưởng, cho hiệu quả kinh tế cao, trục khuỷu sau khi dùng phương pháp sữa chữa này vẫn đảm bảo cơ tính

4.2.4.2 Trục khuỷu bị cào xước, bị những vết cháy nhỏ trên bề mặt cổ trục, cổ biên

− Mài ra bằng tay sử dụng bột rà và giấy giáp.

o Phương pháp đơn giản có thể tiến hành ở bất kỳ phân xưởng nào, nhanh chóng, giá thành hạ, nhưng đòi hỏi trình độ tay nghề người thợ cao.

− Phương án 2 : Mài rà lại trục khuỷu bằng máy công cụ

o Tiến hành mài rà lại cổ trục cổ biên bằng máy công cụ

o Phương pháp này phức tạp khó làm hơn, cho độ chính xác cao hơn, khắc phục được cả độ côn độ ôvan, nhưng giá thành đắt hơn so với phương án 1

− Vậy chọn phương án 1 làm phương án sữa chữa.

4.2.4.3 Trục khuỷu bị cong.

− Phương pháp 1: Nắn trục khuỷu.

o Thường áp dụng đại trà tại các phân xưởng sữa chữa và đóng mới tàu biển ở nước ta, dễ làm, đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao.

− Phương án 2: Thay mới.

o Phương pháp này tốn kém thường chỉ áp dụng khi không thể tiến hành nắn trục khuỷu được.

− Vậy chọn phương án 1 làm phương án sữa chữa.

4.2.4.4 Trục khuỷu bị nứt gãy.

− Phương án 1: Tiến hành hàn lại trục khuỷu

o Với phương pháp này : Cắt trục tại chỗ nứt gãy, sau đó khoan rồi tiến hành đóng chốt vào trong lõi sau tiến hành hàn xung quanh trục

o Phương pháp này chỉ mang tính tạm thời khi tàu hành trình trên biển, không có trục để thay thế, Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng không đảm bảo cơ tính của trục khi làm việc

− Phương án 2: Thay mới

o Phương pháp này nhanh dễ làm cho hiệu quả kinh tế cao, động cơ sau khi thay trục khuỷu mới hoạt động tin cậy ổn định.

4.2.4.5 Trục khuỷu bị lỏng các mối ghép.

− Phương án 1:

o Chế tạo cổ trục hoặc cổ biên mới phù hợp với đường kính lỗ ( tiến hành thay thế mối ghép ).

o Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện được ở các nhà máy sữa chữa tàu biển, mối ghép sau khi thay mới đảm bảo đủ cơ tính hoạt động an toàn tin cậy.

− Phương án 2:

o Thực hiện việc lắp nóng lại các cổ trục, cổ biên bị lỏng.

o Phương pháp này khó khăn hơn, cho hiệu quả kinh tế không cao như phương án 1, độ hoạt động tin cậy ở các mối ghép không đảm bảo như phương án 1.

− Vậy chọn phương án 1

4.2.4.6 Bảng nguyên công sơ bộ

No Tên nguyên công Dụng cụthiết bị Địa điểm Ghi chú

1 Mài cổ trục Máy mài Bệ đỡ ( bạc giả ) Mâm cặp Má cặp Phân xưởng 2 Mài cổ biên Đĩa gá lệch tâm Máy mài Đối trọng Mâm cặp Tăng đơ Má cặp Phân xưởng 3 Đánh bóng cổ trục, cổ biên để khử vết xước, tạo độ bóng ∇ = 9. Khử đồng thời độ côn, độ ôvan của

trục khuỷu

Giấy giáp Bột rà Máy boa Đồ gá các loại Panme đo ngoài

Phân xưởng

Bảng 4.21: Bảng nguyên công sơ bộ sửa chữa trục khuỷu

Một phần của tài liệu Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa động cơ 6N160PN cấp trung tu (Trang 78 - 80)