3.6.9.1 Kiểm tra hệ thống khởi động
− Yêu cầu:
o Phải thực hiện đầy đủ các công việc sau:
Kiểm tra van khởi động chính.
Kiểm tra xupap khởi động.
Kiểm tra van ngăn kéo.
o Các công việc khác được thực hiẹn khi đã hoàn thành việc lắp ráp.
− Dụng cụ:
o Chai gió, dụng cụ cầm tay, giẻ lau.
o Kiểm tra hệ thống gió thấp áp và các đường phản hồi xem có bị tắc và rò rỉ không.
o Kiểm tra van khởi động chính.
o Mở 4 bu lông bắt trên lắp van, nhấc lò xo ra ngoài, kiểm tra độ đàn hồi của lò xo đại trên mặt bàn và nén xuống, thấy lò xo bật mạnh trở lại là được .
o Lau sạch, gò làm kín giữa van và mặt tựa, kiểm tra độ kín khít bằng cách vạch vài mặt chì lên mặt tựa. Xoay van vài vòng rồi bỏ ra quan sát thấy các vết chì mờ đều là được.
o Kiểm tra xupap khởi động.
o Tháo vít định vị sau đó tháo bulông điều chỉnh lõ xo đàn hồi, kiểm tra độ đàn hồi của lò xo giống như trên sau đó kiểm tra độ kín khít của đế xupap và mặt tựa của nó.
o Kiểm tra việc đóng mở của van ngăn kéo.
o Kiểm tra bơm cao áp.
o Vòi phun.
3.6.9.2 Kiểm tra độ kín khít của bơm cao áp.
− Yêu cầu kỹ thuật:
o Bơm phải dược vệ sinh sạch sẽ.
o Công chất thử: Dầu D.O.
o Kiểm tra kỹ áp suất của bơm cao áp, các lỗ dầu đo với yêu cầu xác định cao.
o Kiểm tra kỹ chế độ lắp ghép của cặp Piston lông zơ.
− Dụng cụ kiểm tra.
o Dùng một cơ cấu đòn bẩy chuyên dùng để bơm thử cao áp.
o Đồng hồ đo áp lực nén của dầu.
− Trình tự tiến hành.
o Kiểm tra độ kín khít của bơm cao áp bằng tay.
o Kiểm tra sơ bộ:
o Đưa bơm cao áp ra bên ngoài kiểm tra sạch sẽ. Dùng tay bịt kín lỗ thoát của dầu trên bơm cao áp. Kéo Piston lông zơ ra một đoạn dài của phần làm việc. Thả cẩu của Piston lông zơ, nhờ độ chân không bên trong, bơm đưa Piston lông zơ về vị trí gần với vị trí khi kéo thì bơm cao áp sơ bộ đã đảm bảo độ kín khít.
o Kiểm tra độ kín khít của bơm cao áp ngay trực tiếp trên máy:
o Trước khi tháo máy người ta ngắt đường ống dẫn cấp vào trong vòi phun và đặt vào nơi đó một áp kế .
o Đọc áp suất chỉ của áp kế tại bơm cao áp kiểm tra với áp suất tiêu chuẩn.
o Lần lượt thử cho từng bơm cao áp ta biết được độ kín của chúng.
3.6.9.3 Kiểm tra vòi phun.
− Yêu cầu kỹ thuật.
o Vòi phun phải được vệ sinh sạch sẽ, cặp kim phun phải được rửa trong dầu, lau khô bằng giẻ sạch.
o Các lỗ phun được thông sạch các cán muội bám .
o Lắp ráp đúng với chế độ như cũ do nhà máy chế tạo.
− Dụng cụ kiểm tra:
o Dùng thiết bị thử chuyên dùng.
− Trình tự tiến hành.
o Kiểm tra áp lực vòi phun.
o Sau khi thông lỗ vòi phun xong lắp vòi phun lên thiết bị kiểm tra.
o Mở van bơm dầu vào vòi phun.
o Theo dõi áp suất trên đồng hồ.
o Nếu áp suất phun khác với áp suất phun tiêu chuẩn, thì phải xếp lại thông qua áp suất chuẩn mà chỉnh lại vít điều chỉnh tác dụng trực tiếp lên lò xo làm thay đổi áp suất phun.
o Quá trình kiểm tra này có thể kiểm tra ngay trên máy kiểm tra nhờ đã kiểm tra xong áp suất nén của bơm cao áp, từ đó ta sẽ điều chỉnh áp lực phun thông qua vít điều chỉnh trên kim phun.
o Kiểm tra chất lượng phun và góc phun của kim phun.
o Đặt một tờ giấy cách vòi phun 150 200mm thẳng góc với đường tâm của vòi phun.
o Cho thiết bị làm việc cho kim phun nhiên liệu.
o Chùm tia phun thu được trên tờ giấy.
o Quan sát bằng mắt thường trên tờ giấy, căn cứ vào các hạt dầu trên tờ giấy nếu hạt nhỏ đều thì chất lượng phun đảm bảo sự phun chất lượng.
o Có thể so sánh chất lượng phun và góc phun của kim phun kiểm tra qua một kim phun mới hoặc kim phun mẫu.
o Người ta có thể kiểm tra kim phun ngay trên máy bằng cách đưa kim phun của xilanh ra bên ngoài xilanh đó coi như được đánh chết lúc này ta không dùng giấy để kiểm tra mà quan sát sự phun của kim phun mà đưa ra kết luận.
o Kiểm tra khả năng dứt phun của kim phun.
o Lau sạch miệng và phun trứơc khi thử.
o Tiến hành thử vòi phun.
o Dùng tay khô dặt lên miệng kim phun.
o Nếu tay ướt thì khả năng dứt phun kém.
o Khi kiểm tra trên tàu thì sau một thời gian thử, khi ngắt vòi phun ướt nhiều thì coi như khả năng dứt phun kém.
o Kiểm tra góc phun.
o Ta biết góc phun của động cơ là 210 trước ĐCT nên via trục khuỷu theo chiều tiến của máy lên gần ĐCT đến khi nhìn vào bánh đà thấy gần bằng 250 trước ĐCT thì ta dừng và tiến hành via từ từ. Khi mà ta nhìn thấy dầu nhú trên ống zắcco thì cho thấy đó chính là góc phun sớm của động cơ và nhìn vào bánh đà cho ta biết kết quả. Nếu góc phun sớm của động cơ nhỏ hoặc lớn hơn 210 thì ta phải chỉnh lại.
Hình 3.36: Kiểm tra vòi phun
1. Thiết bị chứa nhiên liệu 2. Bơm cao áp
3. Vòi phun 4. Đồng hồ đo áp suất 5. Cần bơm
3.6.9.4 Kiểm tra hệ thống làm mát.
− Kiểm tra bơm li tâm.
o Tháo bơm kiểm tra và vệ sinh.
o Xem bánh cánh có bị xước, rỗ, xâm thực hay không.
o Kiểm xem lưu lượng cột áp có đảm bảo hay không.
− Kiểm tra các đường ống của hệ thống.
o Kiểm tra các chỗ nối.
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH SỬA CHỮA MỘT SỐ CHI TIẾT CƠ BẢN