3.6.3.1 Kiểm tra mặt gương xilanh.
− Mục đích.
o Xác định độ mài mòn của mặt gương xilanh tại một số tiết diện sau một thời gian làm việc.
− Yêu cầu.
o Mặt gương phải được vệ sinh sạch sẽ.
o Không làm xây xước mặt gương xilanh.
− Dụng cụ.
o Bàn kiểm tra.
o Panme đo trong hoặc đồng hồ so.
− Cách tiến hành.
o Đặt xilanh lên bàn kiểm tra (Đặt đứng).
1 – Xilanh 2 - Đồng hồ so
o Đưa panme đo vào trong mặt gương như hình vẽ.
o Đo tại tại 3 thiết diện thẳng góc với đường tâm xilanh, trong mỗi tiết diện phải đo ít nhất là hai kích thước: kích thước thứ nhất nằm trong mặt phẳng đi qua tâm của trục khuỷu và tâm của xilanh còn kích thước thứ hai nằm trong mặt phẳng thẳng góc với tâm trục trong mặt phẳng quay của trục khuỷu.
o Kết quả đo được ghi vào phiếu kiểm tra. Phiếu kiểm tra
Đường kính danh nghĩa. Đơn vị đo mm. Hướng đo Hướng đo Xylanh No1 No2 No3 No4 No5 No6 I - I 1 2 3 4 5 II - II 1 2 3 4 5
Bảng 3.9: Kiểm tra mặt gương xi lanh
3.6.3.2 Thử thuỷ lực xilanh.
− Mục đích.
o Kiểm tra các vết nứt, độ bền của xilanh.
− Yêu cầu.
o Không cho phép các vết xước rỗ, nứt có chiều sâu lớn hơn 0.2(mm). Các vết xước không được dọc theo phương hướng kính.
o Phải có thiết bị thử chuyên dùng.
o Trong quá trình thử không được dùng vật cứng gõ vào thân xilanh.
o Thời gian thử khoảng 3÷5 (ph).
− Cách thực hiện.
o Đặt xi lanh lên bàn máp và lắp một nắp giả lên phần trên xi lanh cố định xi lanh với bàn máp nhờ các thiết bị kẹp chặt
o Dùng bơm thủy lực bơm dầu vào trong xi lanh,sau đó điều chỉnh áp suất tới áp suất thử là P=9,5 kg/cm2
o Kết quả kiểm tra ghi vào phiếu theo dõi. Để một thời gian thấy áp suất trong xi lanh không thay đổi điều đó chứng tỏ rằng xi lanh không bị nứt. Ngược lại nếu bị giảm áp suất dần thì kết luận xi lanh bị nứt
o Do khoang làm mát tiếp xúc với nước gây lên hiện tượng ăn mòn và đóng cáu cặn. Do đó ta chỉ cần vệ sinh bằng phương pháp thủ công và quan sát bằng mắt thường là được.
Hình 3.21: Thử thuỷ lực xilanh 1 Vòng đệm 4 Đường ống dẫn dầu 7 Piston thủy lực
2 Xilanh. 5 Giá nâng 8 Dầu hồi 3 Piston 6 Van 9 Két dầu