Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy

Yếu tố sự quyết tâm cai nghiện của chính người nghiện; Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống, ai cũng đều có những nan đề riêng của mình tuy nhiên bất cứ thay đổi nào diễn ra trong cuộc đời mỗi người thì đều phải bắt đầu từ chính họ, với những cố gắng của chính họ. Những người nghiện ma túy cũng vậy, muốn cai

25

nghiện thành công thì trước tiên phải bắt đầu từ những cố gắng của chính họ mà không ai có thể làm thay họ.

Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện là rất cần thiết. Bởi vì trong quá trình cai nghiện, từ cắt cơn cho đến điều trị tái nghiện, họ đều phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách – từ sự đau đớn về mặt thể chất do hội chứng cai trong quá trình cắt cơn cho đến những rào cản tâm lý trong quá trình chống tái nghiện (vượt qua được sự thèm nhớ ma túy, sự lôi kéo của bạn nghiện…) mà để vượt qua tất cả những vấn đề này đòi hỏi ở họ có sự quyết tâm lớn, đấu tranh bền bỉ hàng ngày. Nếu người nghiện không quyết tâm thì gia đình, trung tâm cai nghiện có nỗ lực bao nhiêu cũng là vô ích.

1.3.2. Yếu tố thuộc về đặc điểm nhân viên công tác xã hội

Nhân viên CTXH là những người có kiến thức, kỹ năng. Họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội và là người có trách nhiệm kết nối với việc làm của các phòng ban có liên hệ với đối tượng có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng. Chính vì thế, nhân viên xã hội có vai trò to lớn trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giáo dục, kết nối nguồn lực cho đối lượng. Nhân viên CTXH còn có các kỹ năng ghi chép, hệ thống hóa, tư liệu hóa số liệu.

Trình độ chuyên môn luôn ảnh hưởng tới các hoạt động CTXH. Khi có trình độ chuyên môn cao, nhân viên CTXH có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình như kết nối nguồn lực, tư vấn, tham vấn cho học viên, từ đó, có thể trợ giúp cho học viên một cách có hiệu quả. Nếu trình độ chuyên môn chưa cao, chưa sâu, có thể khiến đối tượng không tin tưởng và không cần sự trợ giúp của mình. Từ đó hạn chế hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ người cai nghiện. Họ có thể đưa ra định hướng can thiệp (y tế, tâm lý), hay phương pháp cai nghiện phù hợp cho học viên. Trong một số trường hợp, dù người nghiện có quyết tâm cai nghiện cao và được sự hỗ trợ của gia đình mà thiếu đi một phướng pháp cai nghiện đúng đắn thì quá trình cai nghiện sẽ rất khó đi đến thành công.

26 1.3.3. Yếu tố gia đình

Qua thực tế điều trị cho người nghiện ma túy, khẳng định sự hỗ trợ và giáo dục của gia đình là yếu tố quan trọng dẫn đến cai nghiện thành công. Sự hỗ trợ từ gia đình cần ngay từ khi khuyên người nghiện đi cai nghiện, hỗ trợ trong giai đoạn cắt cơn cũng như quá trình chống tái nghiện cho người nghiện. Bởi vì, đa số các thân nhân người nghiện khi biết tin đều rất hoang mang, lo sợ, dẫn đến việc mất bình tĩnh rồi quyết định sai lầm trong việc chữa trị cho thân nhân của mình. Có nhiều trường hợp do nóng vội không xác định tình trạng nghiện của thân nhân mình đã vội đưa họ đến các trung tâm. Điều kiện cơ sở vật chất của một số trung tâm hiện nay còn hạn chế cộng thêm việc người cai nghiện ở chung với những trường hợp không tốt sẽ khiến họ học hỏi, hoặc dấn sâu hơn vào những thói hư tật xấu, hay tình trạng càng thêm nghiêm trọng. Đặc biệt là quá trình chống tái nghiện nếu gia đình cam kết thực hiện theo sự hướng dẫn của chuyên gia: khi học viên trở về nhà nên cho họ ở những nơi sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, không gặp gỡ, tự tập với bạn bè cũng nghiện ma túy, hỗ trợ tìm kiếm việc làm… thì đã loại trừ được nhiều nguy cơ dẫn đến tái nghiện cho người nghiện. Bên cạnh đó cần động viên, gần gũi chia sẻ với người nghiện để họ có thêm động lực và quyết tâm cai nghiện.

1.3.4. Yếu tố về quan điểm của người quản lý, lãnh đạo trung tâm

“Hiện nay, mô hình cai nghiện tự nguyện đang trở thành xu thế chính, trong đó lấy học viên là trung tâm, do vậy phải chú trọng nhiều hơn đến thái độ phục vụ, nếu không phục vụ chu đáo, không trân trọng học viên thì sẽ không có ai tìm đến”. Từ nhận thức đúng đắn ấy, mỗi cán bộ Trung tâm vừa là người thầy tận tình trong chữa bệnh, giáo dục, rèn luyện, vừa là người bạn lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của học viên. Đối với gia đình học viên, thấu hiểu nỗi đau và áp lực khi có người thân nghiện ma túy, cán bộ, nhân viên Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện, làm thủ tục ra, vào thăm hỏi nhanh chóng, hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình, giúp các gia đình tin tưởng, yên tâm.

1.3.5. Yếu tố về kinh phí

Theo đề án thí điểm, UBND TP hỗ trợ toàn bộ tiền ăn (20.000 đồng/người/ngày), tiền đồ dùng cá nhân, tiền thuốc cắt cơn, điều trị bệnh thông

27

thường, kinh phí điện nước, vệ sinh, sát trùng, văn hóa, thể dục thể thao… Đại diện lãnh đạo trung tâm cho biết, để tạo thuận lợi cho người dân, Trung tâm số V đã thành lập tổ tiếp nhận làm việc 24/24 giờ đảm bảo tiếp nhận người nghiện mọi lúc, với thủ tục đơn giản nhất (bản sao CMND, hộ khẩu và đơn cai nghiện tự nguyện).

Những gia đình có khó khăn về kinh tế đều có thể yên tâm vì đã được hỗ trợ mọi kinh phí khi cai nghiện tự nguyện tại trung tâm.

1.3.6. Yếu tổ cơ sở vật chất

Hiện nay tại nhiều trung tâm cai nghiện dù tự nguyện hay bắt buộc nếu việc cai nghiện cho người nghiện không giải quyết được những sự lệ thuộc của người nghiện vào ma túy một cách triệt để sẽ khiến họ càng trầm cảm, chấp nhận hiện tại đợi cho hết thời gian cai nghiện và sau khi ra khỏi trung tâm họ sẽ rất dễ tái nghiện nhanh. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với thực tế cai nghiện, đội ngũ cán bộ, chuyên gia còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng dẫn đến tỉ lệ tái nghiện của nước ta vẫn ngày càng gia tăng. Vì ở hầu hết các trung tâm cai nghiện chủ yếu tập trung vào giải quyết sự lệ thuộc về thể chất vào ma túy cho người nghiện còn sự lệ thuộc về mặt tâm lý vào ma túy vẫn còn đó. Trong khi sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy chính là một trong những nguyên dẫn đến tái nghiện ở người nghiện.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)