Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy ở trung tâm

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 40 - 58)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN

2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy ở trung tâm

Quy trình hỗ trợ tại trung tâm gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn tiếp nhận, phân loại, bao gồm:

Tư vấn cho người nghiện ma túy tự nguyện ( gọi tắt là học viên), gia đình học viên

Khám, đánh giá tình trạng tổng quát sức khỏe ban đầu, phát hiện những bệnh lý của học viên và lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định theo Thông tư này.

Kiểm tra đồ dùng cá nhân của học viên, loại trừ các chất ma túy kể cả chất gây nghiện các thuốc có dẫn suất từ ma túy, nhóm chất dạng thuốc nghiện ,những vật dụng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho học viên trong quá trình cai nghiện và những vật dụng khác theo nội quy của Trung tâm .

Xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sỹ, như là siêu âm, điện tim, điện não …

Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, các kết quả xét nghiệm và các tài liệu khác có liên quan, cán bộ tiếp nhận phân loại đối tượng theo mức độ nghiện và loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe để tiếp nhận và bố trí vào các khu điều trị.

Lập kế hoạch cai nghiên cho từng người nghiện ma túy dựa trên các căn cứ vào loại ma túy sử dụng, thời gian sử dụng ma túy, nguyên nhân nghiện ma túy và các rối loạn tâm lý của người nghiện ma túy.

- Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Học viên được chuyển vào khu vực riêng tại Trung tâm để điều trị cắt cơn giải độc và điều trị các nhiễm trùng cơ hội.

Trung tâm áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành và Hướng dẫn điều trị hỗ trợ cắt cơn hoặc hướng dẫn điều trị cai nghiên ma túy đã được Bộ Y tế ban hành để thực hiện việc cắt cơn giải độc cho học viên .

36

Phối hợp với các biện pháp điều trị khác như biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho học viên bớt lo âu làm giảm hội chứng cai.

Tuân thủ các quy định của Bộ Y tế trong thời gian điều trị cắt cơn giải độc. Giai đoạn điều trị cắt cơn giải độc, kéo dài khoảng từ 10 – 20 ngày tùy theo sức khỏe, tình trạng nghiện của học viên sau đó tổ chức xét nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì tiếp tục điều trị cho đến khi xét nghiệm là âm tính.

Tổ chức đăng kí điều trị cho người nghiện ma tuý nhiễm HIV hoặc bị bệnh lao tại tuyến y tế huyện, thành phố hoặc những nơi có thẩm quyền điều trị (nếu có).

Điều trị các bệnh khác theo đúng phác đồ do Bộ Y tế quy định.

Trong thời gian này hạn chế việc thăm viếng, tiếp xúc thân nhân và bạn bè để tập trung cho việc cắt cơn giải độc đạt hiệu quả tốt. Đảm bảo dinh dưỡng tốt để phục hồi thể lực cho học viên

- Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi nhân cách.

Thực hiện liệu pháp tâm lí tập thể như tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ về các bệnh nhiễm trùng cơ hội HIV/AIDS và các bệnh, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho học viên.

Tư vấn cho học viên về điều trị nghiện ma tuý, giúp họ có cơ hội tìm hiểu về tác hại của ma tuý và hậu quả của việc sử dụng ma tuý

Nói chuyện chuyên đề về đạo đức, trách nhiệm với gia đình và xã hội về tác hại của nghiện ma tuý.

Tổ chức cho học viên học tập về đạo đức, lối sống, học văn hoá học tập về quyền và nghĩa vụ công dân tìm hiểu luật phòng chống ma tuý và các văn bản pháp luật khác, rèn luyện, tác phong, lối sống lành mạnh không ma tuý.

Thực hiện liệu pháp tâm lí nhóm : tổ chức người nghiện ma tuý thành từng nhóm: nhóm cùng hoàn cảnh, nhóm cùng tiến bộ.

Các hoạt động này được duy trì thường xuyên hàng ngày hàng tuần hàng tháng và do các chuyên gia có kinh nghiệm hợp tác.

37

Thực hiện liệu pháp tâm lí cá nhân: tổ chức hoạt động tư vấn cá nhân giúp người nghiện ma tuý tháo gỡ những vướng mắc về gia đình, sức khoẻ, bệnh tật.

Thực hiện liệu pháp lao động: tổ chức cho người nghiện ma tuý tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như dọn vệ sinh giường, màn cá nhân, chăm sóc cây trồng cây các hoạt động lao động khác nhằm giúp học viên hiểu được giá trị của sức lao động và phục hôi sức khỏe .

Liệu pháp thể dục - thể thao, vui chơi giải trí thông qua các hoạt động như : bóng đá, bóng chuyền, văn hóa - văn nghệ, xem ti vi và các loại hình thể thao, giải trí khác. Những hoạt động trị liệu trên được lặp lại hàng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì hàng ngày từ 6 tới 22 giờ ( trừ giờ nghỉ trưa, ăn trưa, ăn tối ).

Trong giai đoàn này trở đi việc ăn uống dinh dưỡng của học viên tương

tự như người bình thường, những người có bệnh lí đặc biệt như tim, thận, huyết áp, tiều đường sẽ có chế độ ăn phù hợp.

Thời gian thăm viếng tiếp khách và gia đình theo quy định của trung tâm mỗi tuần 1 lần, hoặc theo nhu cầu được Ban Giám đốc xem xét, chấp thuận.

- Giai đoạn phòng chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy, các bài học từ chối sử dụng ma túy khi về cộng đồng, sử dụng thuốc chống tái nghiện nếu có nhu cầu.

Kiểm tra sức khỏe trước khi rời trung tâm và tổng kết bệnh án.

Những học viên đang điều trị nhiễm HIV, bệnh lao hoặc các bệnh khác sẽ được lập phiếu chuyển tới các điểm điều trị của ngành y tế tại cộng đồng để họ được tiếp tục được điều trị.

2.2.1. Hoạt động tư vấn tâm lý xã hội

Khác với thời gian cai nghiện bắt buộc là hai năm, hình thức cai nghiện tự nguyện chỉ kéo dài 3-6 tháng. Điều này khiến nhiều người băn khoăn về hiệu quả cai nghiện của mô hình này. Tuy nhiên, từ thực tế số người đến đăng ký cai nghiện liên tục tăng và hiệu quả từ chương trình cai nghiện mới được nhiều học viên hưởng

38

ứng tích cực có thể cho thấy mô hình cai nghiện tự nguyện sẽ trở thành mô hình cai nghiện phù hợp với điều kiện thực tế trong thời gian tới.

Đã gần hoàn thành thời gian cai nghiện tự nguyện 3 tháng, anh N.Đ.V tâm sự:

“Cai nghiện bắt buộc thì thực sự không chủ động cho mình mà ép buộc mình nên tâm lý khi đi cai không thoải mái mọi mặt như cái cai tự nguyện. Động lực thực sự của mình vào đây 3 tháng là cố gắng làm sao ra ngoài cộng đồng cố từ bỏ được ma túy và cưới người vợ đang mong chờ mình cai nghiện thành công”.

Tâm lý thoải mái, quyết tâm của người nghiện khi lựa chọn đi cai nghiện tự nguyện chính là “chìa khóa” quyết định hiệu quả của công tác cai nghiện. Chương trình cai nghiện tự nguyện cũng được cải thiện phù hợp với mong muốn của học viên khi thời gian thăm gặp gia đình linh hoạt, rất ít thời gian cho lao động sản xuất để tăng thời gian hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, giải trí...

Để đạt được kết quả như mong đợi thì cần phải có lộ trình cũng như sự vào cuộc của cả cộng đồng để bản thân người nghiện cũng như người thân của họ nhận thức đúng đắn được hiệu quả của mô hình cai nghiện tự nguyện

Đối với công tác cai nghiện, cắt cơn chỉ là một phần nhỏ, 4-5 ngày cũng đã có thể cắt cơn nhưng tại sao cần đến hai năm? Bởi người nghiện là người bệnh đặc biệt, nhiều người bị suy kiệt, nhiễm HIV, lao phổi... cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian để họ điều chỉnh nhân cách. Mà việc này không phải ngày một ngày hai. Đây cũng chính là vấn đề tâm lý.

100% học viên có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn tâm lý trước và trong thời gian cai nghiện, ở mỗi giai đoạn, tâm sinh lý của họ lại thay đổi, cán bộ CTXH cần theo sát để định hướng những suy nghĩ theo hướng tích cực, loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực, chán chường. Trong các nội dung tư vấn, vấn đề về tình cảm, mối quan hệ trong gia đình; giáo dục tuyên truyền về tác hại của ma túy, học cách phòng, chống tái nghiện, kĩ năng từ chối ma túy…; cải thiện mối quan hệ với cộng đồng của học viên được nhân viên CTXH can thiệp thường xuyên và bất cứ lúc nào khi học viên có nhu cầu cần chia sẻ. Nội dung định hướng công việc, tư vấn học nghề và phương pháp hỗ trợ cai nghiện được hỗ trợ ít hơn; căn cứ vào nhu cầu và sức khỏe người cai nghiện; không phải ai cũng có nhu cầu về tư vấn nghề nghiệp. Họ đã có một công

39

việc, hoặc làm việc cho người thân trong gia đình…Phần lớn họ rất cần một công việc để giúp đỡ gia đình và tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh. Người xưa đã có câu “Nhàn cư vi bất thiện”.

Ngoài hình thức tư vấn trực tiếp cho học viên tại trung tâm, có 1 số lượng nhỏ học viên khi đã cai nghiện trở về nhưng gặp khó khăn trong vấn đề tái hòa nhập cộng đồng, nhân viên tư vấn cũng sẵn sàng chia sẻ, giải đáp cho họ qua điện thoại hoặc email, nếu học viên không thể đến gặp trực tiếp được. Nhân viên tư vấn cũng giúp học viên kết nối với các đồng đẳng viên hay tình nguyện viên tại địa phương để việc trợ giúp có hiệu quả cao hơn, sâu sát hơn.

Sự kỳ thị đến từ việc cộng đồng xã hội coi người nghiện là tội phạm, người gây nguy hiểm, chẳng hạn:“thấy cậu hàng xóm nghiện sang nhà chơi, chủ nhà sai con cái cất điều khiển ti vi hoặc cất đồ dùng, vật dụng có giá trị trong nhà”. Và sự tự kỳ thị là việc bản thân người nghiện tự nhìn nhận rằng mình sai trái và khác biệt nên tự cô lập, tách biệt với xung quanh. Nhiều trường hợp người nghiện không vượt qua được những sự kỳ thị và phân biệt từ gia đình cũng như cả cộng đồng, dẫn đến việc họ trượt dài vào ma túy để tìm quên, để buông xuôi.

Trước hết, người nghiện ma túy không nên tự kỳ thị, bởi điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hòa nhập của bản thân với cộng đồng, người nghiện ma túy nên bỏ qua mặc cảm xấu hổ và tội lỗi, khoác lên mình sự tự tin và chân thành với những người xung quanh, thể hiện mong muốn và phấn đấu trong cuộc sống để kết nối với mọi người, chẳng hạn: “Cô chú yên tâm, giờ cháu đã cai nghiện được rồi, cháu đến chơi với gia đình và mong được cô chú chỉ bảo trong cuộc sống”. Khi đó người nghiện được chia sẻ, được thể hiện bản thân và mọi người xung quanh có thể động viên và hỗ trợ. Do đó, người nghiện ma túy nên phát huy những năng lực của bản thân, vượt qua dư luận để khẳng định bản ngã, lấy lại sự tự tin và ủng hộ từ phía gia đình và cộng đồng.

40

Bảng 2.1. Đánh giá hiệu quả tư vấn của nhân viên CTXH

Nội dung

Mức độ ảnh hưởng(%)

Rất tốt Tốt Bình

thường

Không cải thiện Tình cảm, mối quan hệ gia

đình 13,33 65 15 6,67

Phương pháp cai nghiện phù

hợp 15 70 15 0

Giáo dục, tuyên truyền 13,33 68,33 18,33 0

Tư vấn học nghề 8,33 48,33 26,67 16,67

Mối quan hệ với cộng đồng,

địa phương 5 48,33 25 21,67

Sau khi lắng nghe, chia sẻ, trao đổi với cán bộ, 78,33% học viên chia sẻ rằng mối quan hệ giữa họ với gia đình, cộng đồng cải thiện rất tốt, 15% cho rằng mọi chuyện có chuyển biến nhưng chưa có sự khác biệt và 6,67% đánh giá rằng không cải thiện được chút nào. Với phương pháp cai nghiện, 85% cảm thấy rất tốt và tốt, 15% cảm thấy phù hợp; Với hoạt động giáo dục, tuyên truyền; 81,67% học viên đánh giá tốt và rất tốt, họ có thể hiểu được những kiến thức, kĩ năng được trang bị;

18,33% tỷ lệ còn lại, học viên cảm thấy bình thường, họ chỉ tham gia cho có và không quan tâm đến việc học được cái gì qua các buổi học… Về tư vấn học nghề, qua trao đổi, cán bộ tư vấn cũng nắm bắt được các đặc điểm về khả năng học viên, đặc điểm địa phương để định hướng cho học viên tới một vài công việc thật phù hợp với khả năng, sức khỏe của học viên. 83,33% học viên cảm thấy tốt và phù hợp;

Mối quan hệ với cộng đồng địa phương vẫn là yếu tố thay đổi khó khăn nhất, nhưng với 53,33% học viên cảm thấy tốt đã là sự cố gắng rất nhiều của cả học viên và tư vấn viên trung tâm.

Nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước, người nghiện đi cai nghiện tự nguyện hiện nay thực sự được coi như khách hàng đặc biệt. Từ các hỗ trợ cơ bản trong tham vấn, tư vấn hay dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, hay giao lưu với các đơn

41

vị khác, kết nối dịch vụ đều được chăm sóc như nguời thân trong gia đình của cán bộ trong trung tâm. Số ít chưa tiếp cận được các dịch vụ là do bản thân họ vẫn còn chút khép mình, tự ti, chưa thực sự có tâm lí tự nguyện cai nghiện, không muốn tham gia vào các hoạt động chung…

2.2.2. Hoạt động giáo dục

Kết quả nghiên cứu cho thấy 98,33% học viên trung tâm được tham gia các lớp giáo dục, tuyên truyền về tác hại của ma túy, các biện pháp ngăn ngừa, phòng, chống tái nghiện; Giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức về chính sách, nội quy, quy chế; tham gia các lớp hướng nghiệp, dạy nghề thường xuyên. Các lớp giáo dục sức khỏe, tham gia văn hóa, văn nghệ, thể thao được học viên tham gia với tỉ lệ 86,67%. Trung tâm đã thành lập một tổ tuyên truyền pháp luật với những cán bộ có trình độ, chuyên môn cao làm công tác phổ biến pháp luật cho học viên. Nhờ có các buổi tuyên truyền pháp luật mà rất nhiều học viên đã hiểu được nội quy, quy định của trung tâm, tác hại của ma túy, biện pháp cai nghiện và phòng, chống tái nghiện;

các biện pháp phòng, chống lây truyền HIV... Qua đó giúp học viên thay đổi nhận thức, không còn suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc, chấp hành các quy định của trung tâm khá tốt.

Trong thời gian điều trị tại trung tâm, bên cạnh việc giáo dục về pháp luật, tư vấn điều trị, mọi học viên còn được điều trị về thể chất, rèn luyện thể dục thể thao, phục hồi và nâng cao sức khỏe… được giao lưu, học hỏi, thi đấu thể thao với các đơn vị khác trên địa bàn. Một phần giúp học viên bớt tự ti, và hòa đồng với mọi người xung quanh hơn, không những thế còn giành các giải về cho tập thể. Nâng cao tự tin cho bản thân và tinh thần gắn kết cộng đồng.

Bảng 2.2. Tỷ lệ học viên tham gia các hoạt động tích cực tại trung tâm

Nội dung

Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng(%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ Biểu dương các gương mặt tích cực lao

động, học tập, hòa đồng 56,67 43,33 0

42 Lồng ghép các hoạt động học tập với

văn hóa, thể thao 53,33 46,67 0

Tổ chức các buổi tiếp xúc, trao đổi, xóa bỏ sự ngăn cách, khép kín của người nghiện với cộng đồng

83,33 16,67

0

Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hòa đồng giữa cán bộ và học viên trung tâm

83,33 16,67

0

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, 100% học viên được tham gia các buổi biểu dương những gương mặt có thành tích tích cực trong lao động, học tập và luôn hòa đồng với mọi người. Các học viên còn lại cũng lấy đó làm tinh thần chung để luôn cố gắng học tập. Mọi người coi nhau như những người thân trong một gia đình lớn, luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Cán bộ trung tâm lồng ghép các buổi học tập xen kẽ thể thao, văn hóa, văn nghệ giúp học viên không bị căng thẳng trong việc tiếp thu các kiến thức mới. Quan trọng hơn là trung tâm muốn xây dựng một môi trường sống văn hóa lành mạnh. Đã cai nghiện thành công rồi nhưng khi tái hòa nhập cộng đồng mà đầy rẫy những tệ nạn, văn hóa độc hại từ phim ảnh, sách báo, cho đến các sân chơi giành cho giới trẻ thì không thể thoát nghiện được.

Trong thời gian điều trị tại trung tâm, bên cạnh việc thực hiện chương trình điều trị về thể chất, rèn luyện thể dục thể thao, phục hồi và nâng cao sức khỏe,…

mọi học viên đều được tham gia vào chương trình giáo dục cũng như tư vấn điều trị tâm lý. Nội dung của chương trình giáo dục giúp học viên được trang bị đầy đủ những kiến thức về tác hại của ma túy, trang bị cho học viên những kĩ năng sống thiết thực- đặc biệt là những kĩ năng để đối phó với cơ thèm nhớ ma túy, phòng chống tái nghiện sau giai đoạn cai nghiện ma túy.

Trung tâm luôn tạo môi trường giáo dục toàn diện, an toàn, lành mạnh để nâng cao hiệu quả cai nghiện; duy trì tốt chế độ sinh hoạt của học viên theo tiêu chí: “Rèn luyện như quân đội, giáo dục như trường học, chữa trị như bệnh viện”. Phòng quản

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)