Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cai nghiện

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 58 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người cai nghiện

2.3.1. Yếu tố đặc điểm bản thân đối tượng

Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo nghề và không có việc làm ổn định, thường gặp các vấn đề về sức khỏe, kinh tế khó khăn, nhiều người không được sự hỗ trợ của người thân, gia đình. Do vậy, việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy là cần thiết nhằm giúp họ từ bỏ sự phụ thuộc vào chất gây nghiện, đồng thời trang bị, phục hồi cho họ các kỹ năng sống và kỹ năng lao động để đảm bảo thực hiện đầy đủ các vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa. 100% người cai nghiện ma túy ở trung tâm là nam giới.

Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới trung học cơ sở. Đa số người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ phụ giúp cho gia đình.

54

Bảng 2.5. Đánh giá tỷ lệ của các nhu cầu của học viên tại trung tâm

Nội dung

Mức độ ảnh hưởng(%)

Rất cần Cần Bình

thường

Không cần Được gia đình yêu thương,

chăm sóc

90 8,33 1,67 0

Muốn cai nghiện thành công, không tái nghiện

46,67 45 8,33 0

Muốn tìm được công việc tốt, ổn định

50 26,67 23,33 0

Được an toàn, không bị bạn bè xấu dụ dỗ

86,67 13,33 0 0

Muốn được mọi người tôn trọng

100 0 0 0

Muốn tìm được công việc, ổn định kinh tế

60 30 10 0

Bảng 2.5 cho thấy, 90% học viên rất cần được gia đình yêu thương chăm sóc, thấu hiểu và bên cạnh mình trong khi cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Sức mạnh tình thân sẽ giúp cho học viên có thêm nhiều động lực cố gắng, nghe lời cán bộ làm theo các phác đồ điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

91,67% học viên muốn cai nghiện thành công và học được các kĩ năng đối phó với cơn thèm nhớ, và phòng chống tái nghiện trở lại.

76,67% học viên cần được cộng đồng chấp nhận, không kì thị và mở rộng bàn tay chào đón họ. Ngoài ra sự tôn trọng, không kì thị của mọi người khi học viên tái hòa nhập cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng giúp họ trở về con đường lương thiện. Nếu cai nghiện thành công về với gia đình, nhưng đi đâu họ cũng vẫn bị chỉ trỏ, nói sau lưng “Nó nghiện đấy, cẩn thận không mất đồ..” thì họ sẽ cảm thấy tâm lí rất áp lực, tự ti, chán chường và chả có ai giúp họ như sử dụng ma túy.

55

Trong các đặc điểm của yếu tố bản thân đối tượng ảnh hưởng đến CTXH với ngưòi cai nghiện, học viên đánh giá đặc điểm về ý chí, nghị lực và nhận thức của bản thân ảnh hưởng mạnh nhất. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì đều cần đến nghị lực và nhận thức của bản thân hàng đầu.

Bảng 2.6. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm bản thân học viên (Tỷ lệ %)

Nội dung

Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng (%)

Rất mạnh Mạnh Bình thường

Không ảnh hưởng Thiếu nghị lực, ý chí quyết

tâm

91,67 8,33 0 0

Sức khỏe bị suy giảm 91,67 8,33 0 0 Nhận thức bản thân 91,67 8,33 0 0

Loại ma túy đã sử dụng 0 0 80 20

Thời gian sử dụng và liều dùng

0 0 80 20

Với đặc điểm loại ma tuý sử dụng và thời gian, liều dùng; có 80% học viên đánh giá nó ảnh hưởng bình thường đến quá trình cai nghiện và 20% còn lại cho rằng nó không hề ảnh hưởng đến quá trình cai nghiện.

Đánh giá về nhận thức bản thân và ý chí nghị lực quyết tâm cai nghiện ma tuý, thì 100% học viên đều đồng ý hai đặc điểm này ảnh hưởng mạnh và rất mạnh đến quá trình trợ giúp của nhân viên CTXH. Nhân viên CTXH có nhiệt tình, giỏi chuyên môn tới đâu, nhưng học viên không hề có nghị lực cai nghiện thì không thể nào thành công và không tái nghiện được.

Sức khoẻ suy giảm cũng là một đặc điểm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình cai nghiện và tái hoà nhập cộng đồng của học viên. Bất cứ học viên nào khi vào trung tâm cũng đều có những vấn đề sức khoẻ riêng, ở nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian sử dụng hay loại ma tuý sử dụng… 100% học viên đồng ý

56

đánh giá sức khoẻ suy giảm ảnh hưởng rất mạnh đến sự hỗ trợ của cán bộ. Đã có nhiều trường hợp lí do sức khoẻ kém và ý chí, nghị lực không đủ; không đảm bảo qui trình, phác đồ điều trị mà bỏ cuộc. Chính vì thế, trong các hoạt động giáo dục, hoạt động thể thao, rèn luyện sức khoẻ được đặt lên hàng đầu.

2.3.2. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội

Từ thực trạng đội ngũ làm nhân viên CTXH tại Trung tâm vừa thiếu về số lượng, về chuyên môn còn một lượng lớn chưa được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản đúng ngành công tác xã hội mà chỉ là nhân viên được tuyển vào từ các ngành nghề khác khi thiếu nhân sự trong công việc. Sau khi chuyển đổi mô hình cai nghiện bắt buộc sang cai nghiện tự nguyện và nhận thấy tầm quan trọng của nhân viên CTXH, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ trung tâm theo học các lớp tập huấn tư vấn và điều trị nghiện ma túy nâng cao năng lực. Hoạt động trong công tác cai nghiện rất đa dạng và phức tạp do có nhiều loại đối tượng cũng như nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy khác nhau. Do đó cần có một đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp làm việc với người cai nghiện ma túy ở trung tâm cũng như với người thân và cộng đồng thân chủ sinh sống; cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể cũng như bản thân người cai nghiện để giải quyết một cách triệt để, chống tái nghiện.

Bảng 2.7. Đánh giá thái độ làm việc với học viên của nhân viên CTXH

STT Nội dung Đúng

(%)

Sai (%) 1 Cởi mở, thoải mái như người thân trong gia

đình

100 0

2 Lắng nghe, hợp tác, nhẫn nại giải đáp thắc mắc

100 0

3 Kì thị, e ngại khi tiếp xúc 0 100

4 Coi thường, quan cách, cửa quyền 0 100

57

Tuy nhiên, học viên tại trung tâm đánh giá họ được tôn trọng và thấu cảm khi làm việc với nhân viên CTXH tại trung tâm. 100% học viên đánh giá về cán bộ CTXH luôn cởi mở, thoải mái như người thân trong gia đình họ; lắng nghe, thái độ hợp tác, nhẫn nại khi trả lời thắc mắc của họ.

Người nghiện thường mặc cảm, tự ti, bị xa lánh, kì thị trong cộng đồng, do đó vai trò của nhân viên làm CTXH với người cai nghiện rất quan trọng trong việc chia sẻ, thấu hiểu những khó khăn họ phải đối mặt, tăng sự tự tin của họ, động viên và thúc đẩy sự vươn lên của họ. Nhân viên CTXH có thể làm cầu nối giữa người cai nghiện với các cấp chính quyền, các cơ quan cung cấp dịch vụ công, giúp cho thân chủ được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ, được lắng nghe, các nhu cầu chính đáng của họ được đáp ứng.

2.3.3. Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất

Bảng 2.8. Đánh giá về cơ sở vật chất của trung tâm

STT Nội dung Tỷ lệ (%)

1 Phù hợp và đầy đủ 58,33

2 Phù hợp nhưng chưa đầy đủ 31,67

3 Không phù hợp 8,33

4 Thiếu thốn 1,67

5 Tổng 100

Trung tâm được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007, mặt bằng diện tích 35.000 m2 có đầy đủ cơ sở hạ tầng, khu điều trị Mathadone riêng biệt (có cổng riêng ), khu y tế điều trị cắt cơn, chăm sóc sức khỏe với 20 buồng bệnh, chỗ ở cho học viên sau giai đoạn cắt cơn rộng rãi, đầy đủ trang bị phục vụ sinh hoạt như giường nằm, tủ đựng tư trang, ti vi, phòng học, phòng sinh hoạt chung, khu vệ sinh tắm giặt liền kề phòng nghỉ tiện lợi trong sinh hoạt, có phòng tập đa năng, thư viện, hội trường, sân chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn và vườn hoa, cây xanh rộng rãi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nội trú, khi chuyển đổi chức năng nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện, trung tâm đã sửa chữa cơ sở vật

58

chất để phù hợp với yêu cầu điều trị tự nguyện, có phòng điều trị riêng, phòng thăm gặp vợ, chồng, khu xông hơi, giải độc.

Qua một thời gian dài sử dụng, cũng đã có những vật dụng xuống cấp và không phù hợp với thực tế sử dụng hay chưa được cải tạo cũng như kinh phí không cho phép, 58,33% học viên đồng ý cơ sở vật chất hiện nay của trung tâm đã phù hợp và đầy đủ; tỷ lệ học viên chưa hài lòng là 41,67%. Tuy nhiên, để có được cơ sở vật chất như hiện nay, Đảng và Nhà nước cùng sự thực hiện của các ban ngành cũng đã có nhiều cố gắng. Người nghiện tới cai nghiện và gia đình họ rất yên tâm khi con, cháu họ tới đây cai nghiện, môi trường giáo dục ở trung tâm giống như một gia đình rất lớn. Học viên được học tập, giáo dục, được lao động sản xuất, tự làm ra của nông sản phục vụ cho bữa cơm của cán bộ cũng như học viên trong trung tâm.

Bác Nguyễn Văn Nam (61 tuổi- Hà Nội) bùi ngùi chia sẻ: “Nó là con trai út, ở nhà có biết cầm cái chổi quét nhà bao giờ đâu. Vào trung tâm thấy mọi người lao động sản xuất, bà nó xót con lắm, không muốn cho vào. Vậy mà sau 2 tháng vào thăm con. Nó khoe với vợ chồng tôi: Rau này con trồng, thịt kia con nuôi. Vợ chồng tôi mừng lắm. Cán bộ đã sinh ra nó lần thứ hai, bảo ban nó tốt hơn nhiều”.

Bảng 2.9. Ảnh hưởng của đặc điểm cơ sở vật chất trong trung tâm với quá trình cai nghiện của học viên

STT Đặc điểm về cơ sở vật chất

Mức độ ảnh hưởng(%)

Rất mạnh Mạnh Bình

thường

Không ảnh hưởng

1 Diện tích trung tâm

rộng, nằm ở ngoại thành 20 80 0 0

2 Chia thành từng khu

việc riêng biệt với nhau 20 80 0 0

3

Tư trang phục vụ sinh hoạt (Giường, quạt, ti vi, phòng học, phòng sinh hoạt chung…)

20 80 0 0

59

Cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình công tác xã hội với người cai nghiện. Cơ sở vật chất có đầy đủ và phù hợp thì công việc hỗ trợ của cán bộ điều trị mới đạt hiệu quả tốt. Môi trường nơi học viên tiến hành cắt cơn cũng là vấn đề cần quan tâm. Ngoài yêu cầu như học viên cần một không gian yên tĩnh, thoải mái, chúng ta cũng nên tránh đến mức tối đa có thể những ảnh hưởng liên quan. Khi đó yêu cầu sự chuẩn bị tốt cho học viên về một môi trường an toàn trước và khi bắt đầu cắt cơn.

2.3.4. Yếu tố thuộc về quan điểm của lãnh đạo, quản lý

Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của quan điểm lãnh đạo tới quá trình cai nghiện của học viên

STT Nội dung

Mức độ ảnh hưởng(%)

Rất mạnh Mạnh Bình thường

Không ảnh hưởng 1 Tôn trọng học viên, quyền

công dân, quyền tự do

65 18,33 16,67 0

2 Luôn tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên chức học tập nâng cao trình độ

65 18,33 16,67 0

3 Chấp nhận thay đổi suy nghĩ để phù hợp với lợi ích chung

65 18,33 16,67 0

4 Luôn chia sẻ, trao đổi thông tin với cấp dưới

65 18,33 16,67 0

Bảng 2.10 cho thấy, 83,33% học viên đánh giá quan điểm của lãnh đạo trung tâm về các nội dung như: tôn trọng học viên; tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên học tập, nâng cao trình độ, chấp nhận thay đổi suy nghĩ quan điểm phù hợp với lợi ích; luôn chia sẻ, trao đổi thông tin với cấp dưới ảnh hưởng rất mạnh và rất mạnh đến quá trình cai nghiện của họ.

60

Đồng chí Phùng Quang Thức, Chi cục trưởng Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho biết: “Hiện nay, mô hình cai nghiện tự nguyện đang trở thành xu thế chính, trong đó lấy học viên là trung tâm, do vậy phải chú trọng nhiều hơn đến thái độ phục vụ, nếu không phục vụ chu đáo, không trân trọng học viên thì sẽ không có ai tìm đến”. Từ nhận thức đúng đắn ấy, mỗi cán bộ Trung tâm vừa là người thầy tận tình trong chữa bệnh, giáo dục, rèn luyện, vừa là người bạn lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của học viên. Do đặc thù của môi trường công tác, các đồng chí cán bộ phải thay nhau trực 24/24 giờ, riêng cán bộ là nam giới phải ở lại Trung tâm, mỗi tuần chỉ về với gia đình ít ngày. Đối với gia đình học viên, thấu hiểu nỗi đau và áp lực khi có người thân nghiện ma túy, cán bộ, nhân viên Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện, làm thủ tục ra, vào thăm hỏi nhanh chóng, hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình, giúp các gia đình tin tưởng, yên tâm.

Trung tâm hiện nay đang áp dụng cai nghiện tự nguyện, thời gian điều trị của một một học viên chỉ từ 3-6 tháng, thời gian cho các buổi tư vấn, nói chuyện, các hoạt động ngoài trời cần được phân bổ hết sức khó khăn; vấn đề lớn là trong các cơ sở cai nghiện tập trung chưa có đủ nhân viên xã hội, những người được đào tạo về chuyên môn để cùng người cai nghiện ma túy vượt qua các khó khăn trong đời sống, đặc biệt là việc ổn định về mặt tâm lý. Người nghiện ma túy không chỉ suy nhược về mặt thể chất mà tâm lý của họ cũng có nhiều vấn để mà không phải ai cũng có thể giúp họ, tham vấn cho họ và cùng họ vượt qua.

Đa phần trong các cơ sở cai nghiện ma túy tập trung hiện nay, người nghiện mang danh nghĩa tự nguyện nhưng cũng do gia đình, người thân động viên bắt vào, chứ tinh thần tự nguyện chưa nhiều. Trung tâm chỉ chú trọng vào việc làm sao quản lý được người cai nghiện, không cho họ trốn bắng cách cho họ lao động để không còn thời gian suy nghĩ và làm các việc không đúng. Còn về vấn đề tâm sinh lý chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian này họ cũng được tư vấn, cũng được học các kỹ năng tự chăm sóc mình qua các buổi học với nhóm đồng đẳng có giáo dục viên giúp đỡ và hướng dẫn. Trước khi được trở về thực hiện quản lý sau cai tại địa phương thì người cai nghiện ma túy được học chương trình 9 ngày mà Ủy Ban Phòng Chống HIV/AIDS giành cho người sắp tài hòa nhập cộng đồng nhằm cung

61

cấp cho người cai nghiện những kỹ năng phòng chống tái nghiện, các thông tin về việc làm, các vấn đề tâm lý và những khó khăn họ sẽ gặp phải. Thiết nghĩ như vậy thì chưa đủ. Thời gian mà người cai nghiện ở tại cơ sở cai nghiện ma túy sẽ không có hiệu quả khi gia đình không quan tâm và đồng cảm cùng họ. Chính điều này đã làm cho họ không còn niềm tin và cũng không đủ sức mạnh để thắng được sự cám dỗ của ma túy khi có cơ hội tiếp xúc với nó. Nhìn chung còn nhiều vấn đề cần chúng ta phải nhìn nhận và giải quyết.

2.3.5. Yếu tố gia đình

Bảng 2.11. Ảnh hưởng của đặc điểm yếu tó gia đình tới người cai nghiện ma túy

STT Nội dung

Mức độ ảnh hưởng(%)

Rất mạnh Mạnh Bình thường

Không ảnh hưởng

1 Hoàn cảnh gia đình 65 18,33 16,67 0

2 Điều kiện kinh tế 65 18,33 16,67 0

3 Quan điểm nhận thức 65 18,33 16,67 0

4 Trình độ học vấn 65 18,33 16,67 0

5 Nơi sinh sống 0 0 86,67 13,33

Theo bảng 2.11 ta thấy, các đặc điểm cơ bản của yếu tố gia đình đều có ảnh hưởng đến người nghiện và người cai nghiện, 83,33% học viên nói rằng nó ảnh hưởng mạnh và rất mạnh đến họ. Riêng đặc điểm về nơi sinh sống 86,67% học viên đánh giá nó ảnh hưởng bình thường đến quá trình cai nghiện của họ.

Qua thực tế điều trị cho người nghiện ma túy Trung tâm, khẳng định sự hỗ trợ và giáo dục của gia đình là yếu tố quan trọng dẫn đến cai nghiện thành công. Sự hỗ trợ từ gia đình cần ngay từ khi khuyên người nghiện đi cai nghiện, hỗ trợ trong giai đoạn cắt cơn cũng như quá trình chống tái nghiện cho người nghiện. Bởi vì, đa số các thân nhân người nghiện khi biết tin đều rất hoang mang, lo sợ, dẫn đến việc mất bình tĩnh rồi quyết định sai lầm trong việc chữa trị cho thân nhân của mình. Có

62

nhiều trường hợp do nóng vội không xác định tình trạng nghiện của thân nhân mình đã vội đưa họ đến các trung tâm. Điều kiện cơ sở vật chất của một số trung tâm hiện nay còn hạn chế cộng thêm việc người cai nghiện ở chung với những trường hợp không tốt sẽ khiến họ học hỏi, hoặc dấn sâu hơn vào những thói hư tật xấu, hay tình trạng càng thêm nghiêm trọng.

Trong các đặc điểm của yếu tố gia đình, hoàn cảnh gia đình là đặc điểm cơ bản nhất ảnh hưởng tới học viên. Gia đình có lành mạnh và ổn định, thì con cái ít vướng vào các loại tệ nạn xã hội.

Từ những điều trên cho thấy sự hỗ trợ của gia đình rất cần ngay từ khi mới bắt đầu cai nghiện. Thực tế trợ giúp người nghiện cai nghiện tai Trung tâm thì những học viên được gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với chuyên gia thì kết quả điều trị mang lại kết quả cao. Đặc biệt là quá trình chống tái nghiện nếu gia đình cam kết thực hiện theo sự hướng dẫn của chuyên gia: khi học viên trở về nhà nên cho họ ở những nơi sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, không gặp gỡ, tự tập với bạn bè cũng nghiện ma túy, hỗ trợ tìm kiếm việc làm… thì đã loại trừ được nhiều nguy cơ dẫn đến tái nghiện cho người nghiện. Bên cạnh đó cần động viên, gần gũi chia sẻ với người nghiện để họ có thêm động lực và quyết tâm cai nghiện.

2.3.6. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội với người cai nghiện

Qua thực tế điều trị cho người nghiện ma túy Trung tâm, khẳng định sự hỗ trợ và giáo dục của gia đình là yếu tố quan trọng dẫn đến cai nghiện thành công. Sự hỗ trợ từ gia đình cần ngay từ khi khuyên người nghiện đi cai nghiện, hỗ trợ trong giai đoạn cắt cơn cũng như quá trình chống tái nghiện cho người nghiện.

Một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần thành công trong quá trình cai nghiện cho người nghiện đó là quan điểm của lãnh đạo, cán bộ trung tâm cai nghiện. Trung tâm cai nghiện là nơi có thể đưa ra định hướng can thiệp (y tế, tâm lý), hay phương pháp cai nghiện phù hợp cho học viên. Trong một số trường hợp, dù người nghiện có quyết tâm cai nghiện cao và được sự hỗ trợ của gia đình mà thiếu đi một phướng pháp cai nghiện đúng đắn thì quá trình cai nghiện sẽ rất khó đi đến thành công.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)