Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 32 - 37)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY

1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy

Theo thống kê, cả nước hiện có 182.799 người nghiện, tăng hơn 1.400 người so với năm 2013. Trong đó số người nghiện đang ở cộng đồng chiếm tỉ lệ 65%, đang cai nghiện trong các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội 24%; số đang ở trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ 11%.

Văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện:

- Luật Phòng chống ma túy ban hành ngày 19/12/2000 và được sửa đổi bổ sung năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2013 đã cụ thể hóa các quy định của hiến pháp về cai nghiện.

28

Điều 25 của luật phòng, chống ma túy nêu rõ: “khuyến khích người cai nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện, khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; Người cai nghiện ma túy có thể đăng ký cai nghiện tự nguyện ở gia đình, cộng đồng và cơ sở cai nghiện (Điều 27)

Bên cạnh khuyến khích người nghiện đăng kí cai nghiện tự nguyện, Luật phòng, chống ma túy đã quy định biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng hoặc cơ sở điều trị đối với người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện. Việc cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng được thực hiện theo quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn với người mới nghiện nhưng không tự nguyện cai nghiện (Điều 27)

Biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được áp dụng với “Người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên đã cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng hoặc được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà còn nghiện hoặc người nghiện không có nơi cư trú nhất định phải vào cở sở điều trị bắt buộc… thời hạn cai nghiện bắt buộc từ 1-2 năm (Điều 28). Đối với người cai nghiện ma túy từ 12-18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà còn nghiện hoặc người nghiện không có nơi cư trú nhất định phải vào cở sở điều trị bắt buộc dành riêng cho họ và đây không được coi là xử phạt vi phạm hành chính (Điều 29)

- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sử dụng ma túy trái phép không phải là tội phạm, mà là hành vi vi phạm về mặt hành chính và được xử lý theo quy định của pháp luật hành chính. Việc áp dụng biện pháp đưa vào các cơ sở điều trị, đưa đi cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội đối với người nghiện ma túy bằng các thủ tục hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1995 và được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2007, 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

29

- Các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về công tác cai nghiện như:

Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;

Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cai tại cơ sở.

- Các văn bản hướng dẫn thi hành

QĐ số 5075/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn chuẩn đoán nghiện ma túy gốc opiat. Theo đó, việc tiếp nhận người vào cai nghiện phải có đủ tiêu chuẩn chuẩn đoán trạng thái nghiện và hội chứng cai nhằm xác định tình trạng nghiện và sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện dạng thuốc phiện;

-Các văn bản hướng dẫn thi hành

Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT về hướng dẫn quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy ở các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội và cơ sở cai nghiện tự nguyện…

Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT/BLĐTBXH-BCA quy định các thủ tục pháp lý trong tiến hành việc áp dụng các biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh;

Đặc biệt, nhằm triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy tại Việt Nam tới năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1001/2011/QĐ-TTg ngày 27/6/2011, Bộ LĐ-TBXH đã có quyết định số 19/QĐ-LĐTBXH ngày 09/01/2012 phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy tại Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai giai đoạn 2012-2015” và thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 24/2/2012 quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp, miễn giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.

30

Với từng loại hình chăm sóc điều trị, hỗ trợ cho người cai nghiện ma túy trong các trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội, Bộ LĐTB&XH phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có những văn bản hướng dẫn cụ thể như sau: TTLT số 30/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/1999 hướng dẫn quản lý các hoạt động y tế ở các cơ sở chữa bệnh thuộc ngành LĐTB&XH, thông tư số 12/2004/TT- BLĐTBXH ngày 02/11/2004 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn công tác dạy nghề tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội…

Có thể thấy trong suốt những năm qua và ngay trong hiện nay, công tác cai nghiện ma túy được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho người nghiện giúp họ từ bỏ hiểm họa ma túy, trở về hòa nhập cộng đồng vì sự bình yên của xã hội, gia đình và trên hết giành lại sự sống cho chính bản thân người nghiện.

1.4.2. Những văn bản pháp luật liên quan đến nhân viên công tác xã hội - Ngày 25/3/2010, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 32/2010/QĐ- TTg phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu giai đoạn 2010-2015 của đề án bao gồm: Xây dựng và ban hành mã vạch, chức năng, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hôi, tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội; Xây dựng ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội. Giai đoạn 2016-2020: Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng; phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%; xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước tham gia vào việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kĩ năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội.

- Quyết định số 1305/QĐ-LĐTBXH ngày 22/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội về phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án phát triển nghề Công tác xã hội. giai đoạn 2010-2015.

31

- Thông tư số 08/2010/TTLT-BNV-BLĐTBXH ngày 25/8/2010 của Bộ Nội vụ và Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ban hành chức danh mã số ngạch viên chức Công tác xã hội.

- Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/11/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Công tác xã hội.

- Thông tư số 11/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/1/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án nghề Công tác xã hội.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu lý luận về NCN chúng ta có cái nhìn tổng quan về NCN và những vấn đề của NCN. Thông qua các quan niệm, khái niệm, các hoạt động trợ giúp NCN chúng ta có cách nhìn đúng đắn về đối tượng trong hoạt động CTXH, hiểu về quyền của NCN giúp chúng ta xác định đúng đắn hơn về vị trí và vai trò của họ trong đời sống xã hội, rằng họ là một phần của xã hội, không ai có quyền phủ nhận quyền con người của họ.

Từ những khái niệm về CTXH, CTXH với người nghiện, CTXH cá nhân với người nghiện,… chúng ta có thể thấy hoạt động CTXH rất quan trọng trong việc trợ giúp NCN thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của NCN đối với xã hội và hòa nhập với cộng đồng xã hội. CTXH với NCN không phải là hoạt động từ thiện mà là hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực, tự giúp bản thân, nhân viên CTXH không chỉ là người hỗ trợ, chia sẻ, lắng nghe mà còn là người bạn, người định hướng cho NCN tự giải quyết vấn đề của mình và vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, góp phần ổn định xã hội. Từ những vấn đề mang tính chất lý luận về NCN tôi xin khái quát về địa bàn nghiên cứu mà mình sẽ tiến hành các hoạt động trợ giúp CTXH cá nhân với NCN từ thực tiễn trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội số V Hà Nội.

32 Chương 2

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)