Vài nét về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số V, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN

2.1. Vài nét về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số V, thành phố Hà Nội

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

- Chức năng: Tổ chức tập trung chữa trị, lao động sản xuất cho người nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS giúp họ phục hồi sức khoẻ, ổn định cuộc sống.

- Nhiệm vụ

Tiếp nhận, phân loại, tổ chức quản lý, chữa trị, cai nghiện, phục hồi và chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS theo quy trình quy định;

Tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất, hướng nghiệp; thực hiện các dự án về việc làm, các chương trình kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng hòa nhập cộng đồng;

Tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức, rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi, nhân cách, thể dục, thể thao, học văn hóa cho các đối tượng, hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý, giáo dục;

Tổ chức quản lý, bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật nguồn kinh phí (kể cả nguồn kinh phí được phép thu theo quy định), tài sản, trang thiết bị của đơn vị;

Quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố;

Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức và nhân viên của Trung tâm;

Thực hiện hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được giao, nghiên cứu khoa học, thực hiện mô hình cai nghiện phục vụ công tác phòng chống nghiện, phục hồi sức khỏe cho đối tượng trong Trung tâm và ngoài xã hội;

33

Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để đầu tư và xây dựng Trung tâm ngày càng hoàn thiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của Thành phố giao;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở lao động Thương binh và xã hội Hà Nội và Thành phố Hà Nội giao cho;

Hiện Trung tâm đang quản lý khoảng 351 học viên tự nguyện. Những học viên vào Trung tâm là người nghiện ma túy và nghiện ma túy đang bị nhiễm HIV/AIDS.

Đây là những học viên có quá khứ phức tạp, phần lớn khi vào Trung tâm đã có tiền án, tiền sự, sống lang thang. Người nghiện ma túy thường sa sút về thể chất, tinh thần, thậm chí cả nhân cách, nhưng thẳm sâu bên trong, họ vẫn còn lương tri và lòng hướng thiện, rất cần sự giúp đỡ tận tình, lòng nhân ái, bao dung của cộng đồng và gia đình. Nhớ lời Bác dạy, phải “nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, các cán bộ, đảng viên của Trung tâm đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, nhiệt tình, tận tuỵ với học viên, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để giúp họ vượt qua khó khăn, cai nghiện thành công, sớm trở về hoà nhập với cộng đồng xã hội.

Bám sát chủ trương của UBND Thành phố và sự chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh - xã hội, chi bộ đảng đã phối hợp với Ban Giám đốc Trung tâm và các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ thống nhất ban hành các qui chuẩn, quy tắc về nếp sống văn hoá, nhất là trong giao tiếp, ứng xử và chuẩn mực đạo đức phù hợp với tính chất và đặc điểm của Trung tâm.

Theo đề án thí điểm, UBND TP hỗ trợ toàn bộ tiền ăn (20.000 đồng/người/ngày), tiền đồ dùng cá nhân, tiền thuốc cắt cơn, điều trị bệnh thông thường, kinh phí điện nước, vệ sinh, sát trùng, văn hóa, thể dục thể thao… Đại diện lãnh đạo trung tâm cho biết, để tạo thuận lợi cho người dân, Trung tâm số V đã thành lập tổ tiếp nhận làm việc 24/24 giờ đảm bảo tiếp nhận người nghiện mọi lúc, với thủ tục đơn giản nhất (bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu và đơn cai nghiện tự nguyện). Quá trình cai nghiện, học viên sẽ rèn luyện tác phong nội vụ, được giáo dục như ở nhà trường và được điều trị như trong bệnh viện. Ngoài ra, trung tâm còn

34

bố trí khu lưu trú với 12 buồng hạnh phúc để người thân học viên thăm gặp, cung cấp một số dịch vụ giải trí, ăn uống và khu vực riêng uống Methadone.

Hiện nay, công suất của Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 5 chỉ khoảng 300 học viên/năm nhưng từ khi chuyển sang cai nghiện tự nguyện đã quá tải khi liên tục phải điều trị 600 học viên, điều này cho thấy mô hình cai nghiện tự nguyện đã bước đầu có hiệu quả và thu hút được sự tham gia tích cực của người nghiện ma túy.

Anh Lê Nam, Trưởng phòng tư vấn giáo dục, Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số V cho biết: “Chúng tôi cố gắng khơi dậy cho người nghiện sự mong muốn được cai nghiện và điều trị. Chúng tôi đã phân tích trong 214 trường hợp và kết quả khá khả quan, những người tham gia điều trị cai nghiện ma túy tự nguyện là đa số họ rất có ý thức tự giác. Điều ấy là một bước vững chắc khi mà người ta tham gia tái hòa nhập cộng đồng.”

Chia sẻ kinh nghiệm của Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số 5, anh Lê Nam nói: “Chúng tôi trực tiếp đến vận động tại các xã, phường để đưa người nghiện cũng như các bậc phụ huynh có con em sử dụng ma túy đến mục sở thị môi trường cai nghiện tự nguyện thân thiện và chuyên nghiệp. Ở đó, người nghiện ma túy không những được chăm sóc, đối xử như bệnh nhân, mà còn được hỗ trợ kinh phí, giáo dục tâm lý, lối sống và tư vấn việc làm.”

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

* Người cai nghiện ma túy

- Số lượng: Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, trung tâm đang điều trị cho khoảng 351 học viên. Chia làm 3 khu vực quản lý : Đội 1, đội 2 và y tế.

- Nhu cầu: Cai nghiện tự nguyện, thời gian 3 tháng

* Cán bộ làm việc tại trung tâm

- Phòng tư vấn giáo dục: có 22 cán bộ tư vấn, thay ca nhau làm việc 24/24 Sau khi trung tâm chuyển đổi sang mô hình cai nghiện, các cán bộ tại trung tâm thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn kiến thức mới về điều trị nghiện ma túy nhằm nâng cao kĩ năng tư vấn cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại trung tâm.

35

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số v, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)