Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống chuyển động

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 40 - 44)

4.2. CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GẦM Ô TÔ

4.2.1. Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống truyền lực

4.2.2.2. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống chuyển động

Khung xe có thể bị rạn nứt, cong xoắn, đứt đinh tán, bị xô lệch, bị gỉ… khi kiểm tra có thể dùng mắt quan sát hoặc tháo các tổng thành ra khỏi khung, dùng dây dọi để kiểm tra cong, xoắn. Nếu thấy hư hỏng tiến hành bảo dưỡng hoặc sửa chữa.

b) Daàm caàu

Công việc kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật dầm cầu bao gồm:

- Kiểm tra vỏ cầu

- Kiểm tra, điều chỉnh ổ bi moay-ơ bánh xe - Kiểm tra, điều chỉnh khe hở chốt chuyển hướng

- Kiểm tra, điều chỉnh các góc đặt của bánh xe dẫn hướng.

* Kiểm tra vỏ cầu: Quan sát để kiểm tra rạn nứt, tháo dầm cầu ra khỏi xe có thể dùng dây dọi, thước đo góc chuyên dùng để kiểm tra cong, xoắn hoặc có thể dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra và nắn cong, xoắn (thiết bị có ba kích thủy lực theo phương thẳng đứng và hai bên có thể xoay theo phương ngang, hệ thống đồng hồ để kiểm tra, nắn cong theo phương thẳng đứng và nắn xoắn. Có hai kích thủy lực theo phương nằm ngang để nắn cong theo mặt phẳng ngang dầm cầu).

* Kiểm tra, điều chỉnh ổ bi moay-ơ bánh xe:

Các ổ bi moay-ơ bánh xe phải đảm bảo cho bánh xe quay tự do nhưng không được có khe hở dọc trục quá lớn, được kiểm tra bằng đồng hồ so hay kinh nghiệm:

- Để xe ở vị trí đi thẳng, kích cầu lên, đối với bánh xe chủ động phải tháo trục láp.

- Dùng tay lắc bánh xe theo phương thẳng góc với mặt phẳng quay của bánh xe (hình 4.2.5)

Hình 4.2.5. Kiểm tra độ rơ của ổ bi moay-ơ bánh xe.

Nếu cảm thấy có độ rơ lớn ta phải tiến hành điều chỉnh. Tùy theo từng kết cấu mà có các ê cu vặn chặt, ê cu hãm, vòng hãm, ê cu điều chỉnh… có khác nhau, nên trình tự tháo, lắp trước và sau khi điều chỉnh có khác nhau. Hình 4.2.6 giới thiệu kết cấu các chi tiết điều chỉnh ổ bi moay-ơ bánh trước. Nguyên tắc điều chỉnh độ rơ là tháo ê cu, các vòng đệm hãm rồi vặn nhẹ hết mức êcu điều chỉnh vào (để giảm hết độ rơ), sau đó nới êcu điều chỉnh ra khoảng 1/6 ÷ 1/8 vòng, lắp các vòng đệm hãm, êcu hãm, nếu điều chỉnh đúng ta dùng tay quay mạnh bánh xe thì bánh xe quay trơn được từ (8 ÷ 10) vòng.

Hình 4.2.6

1: êcu hãm chặt; 2: vòng đệm chặn;

3: vòng đệm khóa;

4: eõcu ủieàu chổnh; 5: choỏt choỏng xoay.

* Kiểm tra khe hở chốt chuyển hướng

Trong quá trình làm việc chốt chuyển hướng thường bị mòn nên có khe hở giữa chốt và bạc chốt theo chiều hướng kính, giữa mặt cam quay và mặt dầm cầu mòn tạo khe hở hướng trục, làm cho bánh xe dẫn hướng bị lắc, va đập, không ổn định khi chuyển động, lái khó, lốp mòn không đều.

+ Kiểm tra khe hở hướng kính (hình 4.2.7 a,b).

- Để bánh xe ở vị trí đi thẳng.

- Kích cầu để bánh xe không tiếp đất.

- Gá giá đồng hồ so (1) vào dầm cầu (3), điều chỉnh để đầu đo tì vào mâm phanh (2), xoay mặt đồng hồ để kim chỉ ở vị trí số “0”.

- Hạ kích để bánh xe đứng trên mặt đất. Trị số chỉ trên đồng hồ là khe hở hướng kính (Δu)

- Khe hở hướng kính Δu ≤ 0,75 mm, nếu khe hở lớn hơn ta phải thay bạc chốt chuyển hướng mới.

Hình 4.2.7 1: đồng hồ xo; 2: mâm phanh; 3: dầm cầu.

+ Kiểm tra, điều chỉnh khe hở hướng trục (hình 4.2.8a).

- Kích cầu nâng bánh xe lên, dùng căn lá đo khe hở phía dưới của dầm cầu với mặt cam quay, khe hở này phải ≤ 1,5 mm. Nếu khe hở lớn hơn ta phải tháo cam quay khỏi dầm cầu và thêm đệm mặt đầu dày hơn để giảm khe hở hướng trục.

* Kiểm tra, diều chỉnh các góc đặt của bánh xe dẫn hướng.

Hình 4.2.8. Giới thiệu các góc đặt của bánh xe dẫn hướng.

Cấu tạo và tác dụng của các góc đặt của bánh xe dẫn hướng của các loại ô tô có hệ thống treo độc lập, phụ thuộc đã được giới thiệu trong giáo trình “ kết cấu và tính toán ô toâ”.

Trong quá trình sử dụng các góc đặt của trụ đứng (chốt quay lái) của bánh xe dẫn hướng thường bị thay đổi, vì vậy khi bảo dưỡng kỹ thuật cần phải kiểm tra và điều chỉnh lại.

Đối với các xe có hệ thống treo độc lập ở cầu dẫn hướng kiểm tra và điều chỉnh được các góc lệch của bánh xe và chốt chuyển hướng và yêu cầu độ chính xác cao khi điều chỉnh. Nếu sự sai khác khoảng 0015’ ÷ 0030’ so với tiêu chuẩn thì độ mòn của lốp taêng leân raát nhanh.

Trước khi kiểm tra và điều chỉnh cần kiểm tra và điều chỉnh áp suất trong lốp xe, trạng thái kỹ thuật của hệ thống chuyển động và hệ thống lái.

+ Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm của bánh xe dẫn hướng.

Độ chụm được thể hiện trên hình 4.2.8b.

Độ chụm có thể kiểm tra trên thiết bị đo độ trượt ngang (side slip) của bánh xe dẫn hướng và thông qua trị số lực trượt ngang.

Để điều chỉnh độ chụm bằng cách thay đổi chiều dài các tay đòn ngang của dẫn động lái.

Tiến hành đo độ chụm: Để xe ở vị trí đi thẳng, nền bằng phẳng, đặt thước đo độ chụm tì vào chỗ phình to nhất của lốp và nằm trong mặt phẳng nằm ngang qua tâm bánh xe, điều chỉnh dây xích (3) chạm đất. Đánh dấu phấn vào vị trí hai chốt tì (4) trên lốp, quan sát kim chỉ của kích thước khắc vạch (khoảng cách B). Đẩy xe tiến lên về phía trước (giữ vụ lăng để xe vẫn chuyển động thẳng) ẵ vũng quay bỏnh xe sao cho dấu phấn chuyển về phía sau và đầu dây xích của thước đo (3) chạm đất, đo khoảng cách giữa hai điểm đánh dấu phấn (khoảng cách A).

Hình 4.2.9a. Kiểm tra độ chụm

1: ống trượt; 2: kim chỉ; 3: dây xích;

4: daàu tì

Hieọu soỏ δ =A-B mm (treõn hỡnh 4.2.9b) là trị số độ chụm vừa đo

Ta đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để đánh giá δ.

Với xe con: δ=(1,5÷3,5) mm, xe tải: δ =(1,5÷5) mm, máy kéo:

δ=(1,5÷12) mm.

Nếu độ chụm không đúng quy

định phải tiến hành điều chỉnh lại bằng cách nới các ốc hãm ở đầu đòn kéo ngang, dùng cờ lê ống thay đổi chiều dài đòn kéo ngang (vặn vào độ chụm giảm và ngược lại). Điều chỉnh xong siết chặt lại ốc hãm.

Tùy theo đòn kéo ngang ở phía sau hay trước dầm cầu mà điều chỉnh độ chụm khác nhau.

Hình 4.2.9b. Điều chỉnh độ chuùm.

* Kiểm tra và điều chỉnh các góc bánh xe và chốt quay lái người ta dùng dụng cụ chuyên dùng để đo kiểm tra các góc camber, caster, KPA (tham khảo tài liệu hướng dẫn cách sử dụng do nhà sản xuaát cung caáp)

c) Bảo dưỡng cơ cấu treo

Trong quá trình làm việc các lá nhíp hoặc lò xo trụ bị giảm tính đàn hồi làm độ võng lớn hơn bình thường dễ làm lốp cọ vào thân xe nên nhanh mòn, các lá nhíp có thể bị nứt, gãy dẫn tới lệch cầu xe và khó điều khiển xe. Các ắc nhíp và bạc ắc bị mòn làm xe dao động và phát sinh tiếng kêu. Bộ giảm xóc có thể gãy, hỏng, hoặc mòn phớt chắn dầu, khớp nối, van, lò xo… làm rò rỉ dầu nên tính năng giảm chấn của xe kém đi nhiều.

Khi bảo dưỡng cơ cấu treo xe ta phải chú ý.

- Quan sát sự rạn nứt của nhíp, vặn chặt các mối ghép: quang nhíp, các đầu cố định, di động của nhíp…

- Bôi trơn cho ắc nhíp, các lá nhíp. Các bộ nhíp trên xe được chế tạo sau này thường lắp các tấm nhựa plastic giữa các lá nhíp nên không cần bôi trơn

- Độ võng tĩnh của nhíp so sánh với tiêu chuẩn nếu không đảm bảo phải thay mới.

- Kiểm tra độ mòn của ắc nhíp, bạc ắc nhíp.

- Đối với giảm chấn phải kiểm tra rò rỉ dầu. Với các giảm chấn có thể tháo để bảo dưỡng thì khi bị rò rỉ dầu cần kiểm tra và thay phớt chặn dầu rồi bổ sung dầu hoặc thay mới nếu rò rỉ nhiều, siết chặt các nối ghép…

d) Bảo dưỡng lốp xe và bánh xe

Trong quá trình sử dụng lốp xe bị mòn và mòn không đều gây nên mất cân bằng nhất là với xe con có tốc độ cao sẽ làm cho bánh xe dẫn hướng dao động mạnh, khó lái dễ gây tai nạn, lốp mòn làm giảm khả năng bám của bánh xe với mặt đường. Sự mòn không đều có thể do áp suất trong lốp xe không đúng qui định, lốp bị quá tải, các góc đặt của bánh xe dẫn hướng không đúng tiêu chuẩn qui định, một phần do phân bố tải trọng khi chất hàng hóa và tình trạng của mặt đường.

Vì vậy trong sử dụng phải theo đúng các qui định sau đây:

- Thường xuyên kiểm tra lốp, cạy bỏ những vật bám ở mặt lốp, ở khe lốp kép.

- Kiểm tra áp suất lốp và bơm đúng áp suất qui định cho các tất cả các bánh xe trước, sau bảo đảm không khí nén khô, sạch. Bơm đầy rồi xả đi một nửa rồi bơm tới áp suất qui định với xe con sai lệch với áp suất tiêu chuẩn không quá 0,1 kg/cm2 (0,01MPa) hoặc xe tải không quá 0,2 kg/cm2 (0,02MPa).

- Lốp thay phải đúng chủng loại của nhà chế tạo qui định: cỡ lốp, kiểu loại gân hoa, số lớp vải, tải trọng và áp suất qui định so với lốp cũ. Nên thay cả bộ lốp hoặc từng đôi trước, sau, nếu thay đơn chiếc nên chọn có độ mòn tương đương nhau.

Khi xe hoạt động không để lốp quá tải, khi có hàng trên xe cần để qua đêm phải kích xe lên để giảm tải cho lốp.

Hình 4.2.14. Sơ đồ thay đổi vị trí bánh xe.

- Để đảm bảo cho lốp mòn đều và tăng tuổi thọ cho lốp thì cứ khoảng (5.000 ÷ 9.000) km ta cần thay đổi vị trí của bánh xe 1 lần theo sơ đồ (hình 4.2.14)

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w