Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống đánh lửa

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 62 - 67)

4.3. CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN

4.3.2. Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống đánh lữa động cơ xăng

4.3.2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống đánh lửa

Bugi là bộ phận hay hư hỏng trong hệ thống đánh lửa, sau một thời gian sử dụng các điện cực của bugi mòn, điện cực bị lõm vào tạo khe hở không đều làm bugi đánh lửa phân tán, chập chờn hoặc bỏ lửa. Khe hở của bugi khoảng 0,7 mm đối với hệ thống đánh lửa thường và khoảng (1 ÷ 1,2) mm đối với hệ thống đánh lửa bán dẫn. Việc kiểm tra điều chỉnh khe hở bugi được tiến hành nhờ thước đo tròn chuyên dùng theo nguyên tắc, thí dụ: với khe hở là 0,7 mm thì điều chỉnh sao cho căn tròn 0,6 mm lọt qua còn căn tròn 0,8 mm không lọt qua. Tránh dùng tuốc nơ vít nạy hoặc gõ, đập cực âm của bugi

Hình 4.3.10. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở điện cực của bugi a) Kiểm tra bằng căn lá (không đúng); b) Kiểm tra bằng căn tròn (đúng); c) Cơ lê chuyên dùng để kiểm tra và điều chỉnh ( thước đo tròn để kiểm tra, điều chỉnh khe hở điện cực bugi).

Thông thường sau khi kiểm tra và điều chỉnh khe hở điện cực bugi xong ta đưa sang thiết bị làm sạch để kiểm tra sự làm việc (đánh lửa) sẽ sát với thực tế khi bugi làm việc ở trong xy lanh của động cơ để đánh giá chất lượng của bugi.

Hình 4.3.11 chỉ rõ thiết bị làm sạch và kiểm tra sự làm việc của bugi

Hình 4.3.11

1: cửa quan sát; 2: tấm chắn bằng cao su; 3,4,5: vít không khí; 6: đồng hồ đo áp lực; 7:

ống mềm dẫn khí nén; 8: lỗ cắm; 9: vòi phun cát; 10: vòng phớt bịt kín; 11: buồng phun cát; 12: bộ phóng điện; 13: cát; 14: bôbin đánh lửa; 15: dây cáp điện; 16: ổ cắm điện;

17: nút bấm điều khiển cuộn dây đánh lửa; 18: dây cao áp; 19: bugi cần làm sạch và kieồm tra; 20: buoàng khớ neựn.

+ Làm sạch bugi (19) vào buồng (11), đóng vít (3), vít (5), mở vít (4). Nối (7) với nguồn khí nén qua vòi phun cát (9) bugi được làm sạch trong khoảng thời gian từ (5 ÷ 10) giây, với áp lực (0,2 ÷ 0,3) MPa, (2 ÷3) kg/cm2.

- Kiểm tra bugi: Sau khi bugi được làm sạch ta tháo bugi ta tháo bugi đưa sang lắp ở buồng (20), nối dây cao áp (18) vào cực bugi. Đóng vít (4) vít (5), mở vít (3), nối nguồn (7) với đường khí nén áp lực khoảng (0,7 ÷ 0,8) MPa, (7 ÷ 8) kg/cm2 đồng thời bật công tắc đánh lửa (17) và quan sát tia lửa điện của bugi qua cửa quan sát (2).

Tia lửa của bugi phải đều, tập trung, mạnh nếu không đảm bảo tiêu chuẩn trên thì ta phải thay bugi mới.

b) Bôbin (biến áp đánh lửa)

- Kiểm tra cuộn sơ cấp (hình 4.3.12a)

Hỡnh 4.3.12. Kieồm tra boõ bin.

Cuộn sơ cấp được kiểm tra nhờ nguồn một chiều điện áp thấp (hoặc ắc quy) sơ đồ đấu dây kiểm tra như hình 4.3.12a, nếu đèn sáng thì cuộn sơ cấp không bị đứt và ngược lại

- Kiểm tra cuộn thứ cấp (hình 4.3.12b). Một đầu cuộn thứ cấp nối với nguồn xoay chiều điện áp (220V), đầu thứ hai của nguồn xoay chiều quẹt nhanh với đầu ra của cuộn cao áp (W2) nếu thấy có tia lửa thì cuộn thứ cấp không bị đứt và ngược lại.

c) Bộ chia điện

Với bộ chia điện ta phải kiểm tra từng bộ phận, trong bộ chia điện có cặp tiếp điểm (má vít) đóng mở nhiều lần trong một giây nên dễ bị ôxi hóa, cháy rổ… nên ta phải làm sạch trước khi kiểm tra.

- Đánh sạch cặp tiếp điểm (má vít) bằng giấy ráp mịn hoặc đá mài mịn mỏng nếu mòn phải thay má vít mới.

- Lau khô, thổi sạch bụi bẩn của mâm xoay.

* Kiểm tra, điều chỉnh khe hở cặp tiết điểm (hình 4.3.13a,b)

- Quay trục cam bộ chia điện để cặp tiếp điểm mở hoàn toàn, khe hở này nằm trong khoảng (0,35 ÷ 0,45) mm. Khi kiểm tra bằng căn lá 0,35 mm lọt qua còn căn lá 0,45 mm không lọt qua là đạt yêu cầu. Nếu khe hở không đúng tiêu chuẩn ta tiến hành điều chỉnh khe hở theo các bước.

- Nới vít hảm (1) xoay vít lệch tâm (2) bằng tuốc nơ vít đồng thời dùng hai căn lá kiểm tra như phần trên. Khi thấy khe hở đạt tiêu chuẩn ta dùng tuốc nơ vít hãm chặt vít hãm (1) lại.

Hình 4.3.13

a) Các bộ phận của tiếp điểm; b) Điều chỉnh khe hở tiếp điểm; c) kiểm tra lò xo ép tiếp điểm. 1: vít bắt chặt giá tiếp điểm tĩnh; 2: vít lệch tâm điều chỉnh khe hở cặp tiếp điểm;

3: giá bắt tiếp điểm tĩnh; 4: tiếp điểm động; 5: tiếp điểm tĩnh

* Kiểm tra lò xo ép tiếp điểm động (hình 4.3.13c)

- Xoay trục cam bộ chia điện để tiếp điểm (má vít) đóng hoàn toàn

- Dùng lực kế một đầu móc vào cần tiếp điểm động, đầu kia dùng tay kéo để mở cặp tiếp điểm, khe hở đạt (0,35 ÷ 0,45) mm thì dừng lại.

Nhìn trên lực kế, lực này phải đạt 600g, nếu lực ép nhỏ hơn tiêu chuẩn (sẽ đóng tiếp điểm không chặt khi xe chạy bị rung động sẽ sinh tia lửa phụ làm giảm năng lượng tia lửa chính và thời điểm đánh lửa không chính xác) ta phải thay lò xo mới.

* Kiểm tra điện trở tiếp xúc

Kiểm tra điện trở tiếp xúc của tiếp điểm dùng vôn kế để kiểm tra như trong sơ đồ kiểm tra chung tình trạng kỹ thuật của hệ thống đánh lửa

Nếu má vít tiếp xúc tốt lý tưởng vôn kế chỉ “0 vôn” còn thông thường điện áp cho phép lớn nhất ở vôn kế là 0,15V nếu lớn ta thấy tiếp xúc không tốt ta phải rà lại tiếp ủieồm.

* Kiểm tra góc đóng của tiếp điểm (αđ) hình 4.3.14

Thông thường người ta kiểm tra góc đóng của tiếp điểm bằng phương pháp đơn giản sau: (khi đã kiểm tra đúng khe hở và lực lò xo).

- Lắp vòng chia độ (1) vào phần giá cố định, kim chỉ (2) gắn vào trục bộ chia điện Quay trục cam bộ chia điện (3) từ từ quan sát góc do kim (2) quét trên vành chia độ (1) tương ứng với thời gian đèn (4) sáng, góc này chính là góc đóng của tiếp điểm (αđ).

Phương pháp này đơn giản và khá chính xác.

Hình 4.3.14. Sơ đồ kiểm tra góc αđ.

1: vòng chia độ cố định; 2: kim ngắn trên truc cam; 3: trục cam bộ chia điện; 4: đèn kiểm tra; 5: aéc quy.

Ngoài ra người ta có thể thay đèn (4) bằng đồng hồ (mA) và khi tiếp điểm đóng mA chỉ một giá trị nhất định. Trên mặt đồng hồ người ta có khắc vạch đo góc thì sẽ biết được góc đóng của cam bộ chia điện.

Những góc đóng (αđ) kiểm tra được so sánh với tiêu chuẩn.

Động cơ Góc đóng (αđ)0 Loại 4 xy lanh (40 ÷ 45)0

Loại 6 xy lanh (36 ÷ 43)0

Loại 8 xy lanh (29 ÷ 33)0

Nếu góc đóng không đúng tiêu chuẩn là cam quá mòn phải thay cam mới + Tuù ủieọn:

Tụ điện có tác dụng bảo vệ cặp tiếp điểm khỏi bị cháy rỗ khi tiếp điểm mở và tăng nhanh dòng sơ cấp khi tiếp điểm đóng. Tụ điện có thể bị đứt, chạm chập hoặc giảm điện dung…

Kiểm tra đứt, chập, đo điện dung của tụ được chỉ rõ trên sơ đồ (hình 4.3.15)

Hình 4.3.15. Sơ đồ kiểm tra tụ điện.

Đặc tính của tụ điện là cho dòng xoay chiều đi qua và không cho dòng một chiều đi qua, việc kiểm tra tiến hành theo các bước.

- Tụ được kiểm tra theo sơ đồ (hình 4.3.15a), nếu đèn kiểm tra sáng thì tụ bị chập (ta loại bỏ tụ) nếu đèn không sáng thì đưa tụ sang kiểm tra theo sơ đồ hình 4.3.15b, nếu đèn không sáng là tụ bị đứt mạch (loại bỏ) nếu đèn sáng là tụ còn dùng được không bị chạm và không bị đứt. Những tụ này được đưa sang sơ đồ hình c để đo điện dung.

- Điều chỉnh RT để có dòng điện thích hợp (nhỏ hơn dòng cho phép đi qua tụ) trị số điện dung của tụ được xác định theo công thức:

C = 2πIfU 106àF Trong đó:

I tớnh baống A theo chổ soỏ treõn ampe keỏ U tớnh baống V theo chổ soỏ treõn voõn keỏ

Trị số điện dung tiờu chuẩn của tụ thường bằng (0,17 ữ 0,35)àF

* Kiểm tra và điểu chỉnh góc đánh lửa sớm bằng ly tâm và chân không

Việc kiểm tra và điều chỉnh các thông số này phải tiến hành trên thiết bị thử, một trong các thiết bị thử chuyên dùng cho hệ thống đánh lửa là thiết bị thử vạn năng.

Thiết bị này kiểm tra và thử nghiệm được: bô bin, bộ chia điện, bugi, tụ điện, máy phát điện, máy khởi động.

Việc sử dụng thiết bị, kiểm tra các bộ phận cụ thể trên thiết bị sẽ được thực hành ở phần thí nghiệm bảo dưỡng kỹ thuật.

Trong phạm vi giáo trình chỉ trích giới thiệu sơ đồ kiểm tra điều chỉnh bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng ly tâm và chân không.

Hình 4.3.17. Sơ đồ kiểm tra bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng ly tâm và chân khoâng cuûa thieát bò УКC- 60.

1: bôbin; 2: bộ chia điện; 3: bầu chân không; 4: đồng hồ đo độ chân không; 5: bơm tạo độ chân không; 6: vành chia độ nối với dây cao áp của bôbin; 7: kim chỉ gắn vối trục bộ chia điện; 8: động cơ dẫn động trục bộ chia điện; 9: đồng hồ đo tốc độ trục bộ chia điện; 10: ắc quy đánh lửa

Kiểm tra, ta lắp trục bộ chia điện vào thiết bị, trục này có bắt một kim chỉ (7) bằng kim loại được cách điện với vành chia độ (6) lắp với dây cao áp của bôbin đánh lửa (1).

- Cho thiết bị làm việc để trục bộ chia điện quay ở tốc độ 150 vòng/phút ta sẽ thấy tia lửa điện xuất hiện trên vành chia độ (6) từ kim (7) phóng sang, ta xoay đĩa (vành) chia độ (6) để tia lửa điện xuất hiện ở vị trí 00, tăng dần tốc độ của trục bộ chia điện và ta quan sát.

- Đồng hồ đo tốc độ trục bộ chia điện - Sự dịch chuyển của tia lửa điện.

Nếu từ số vòng quay khoảng 300 vòng/phút tia lửa điện bắt đầu dịch chuyển về phía đánh lửa sớm (trước 00) và đến khoảng 1900 vòng/phút tia lửa điện không dịch chuyển nữa. Tức là khoảng điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng ly tâm được thực hiện trong khoảng tốc độ từ (300 ÷ 1900) vòng/phút là đạt yêu cầu. Nếu số vòng quay nhỏ hơn 300 vòng/phút mà đã điều chỉnh được góc đánh lửa thì lò xo của quả văng quá yếu ta phải điều chỉnh lại sức căng hoặc thay lò xo mới. Nếu quá 1900 vòng/phút là lò xo quá căng ta cũng phải điều chỉnh hoặc thay ló xo mới.

+ Kiểm tra bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng chân không:

- Cho thiết bị làm việc, tăng tốc độ trục bộ chia điện đến 1500 vòng/phút ta biết góc đánh lửa sớm bằng ly tâm ở tốc độ này. Ta dùng bơm (5) tạo độ chân không ở bầu chân không (3), khi độ chân không từ 100 mmHg (nhìn trên đồng hồ chân không (4)) thì ta thấy tia lửa điện dịch thêm về phía đánh lửa sớm (bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng chân không bắt đầu hoạt động), đến khi độ chân không đạt 400 mmHg thì tia lửa điện không dịch chuyển thêm nữa (kết thúc điều chỉnh) thì bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng chân không còn tốt.

Nếu không đúng trong giới hạn điều chỉnh trên ta phải thay lò xo của màng chân không hoặc thay đổi lại sức căn lò xo bằng đệm điều chỉnh sức căng lò xo của màng chaân khoâng trong baàu chaân khoâng (3).

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w