4.3. CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN
4.3.3. Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống phụ tải và các thiết bị khác
Tất cả các thiết bị, hệ thống tiêu thụ điện năng gọi chung là phụ tải, phụ tải trên ô tô có rất nhiều như: hệ thống đánh lửa, máy khởi động, điều hòa không khí, ra đi ô, còi, đèn, các đồng hồ, chỉ báo…
Tuy nhiên để đơn giản cho nghiên cứu ngoài hệ thống đánh lửa ta chỉ kể đến các phụ tải khác như: máy khởi động, đèn, còi (máy điều hòa không khí được nghiên cứu ở phaàn sau).
4.3.3.1. Máy khởi động
a) Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân hư hỏng
Tình trạng kỹ thuật của máy khởi động được đánh giá qua thông số: số vòng quay không tải lớn, mô men xoắn lớn ở chế độ hãm hoàn toàn với điện áp và dòng điện định mức.
Trong quá trình làm việc tình trạng kỹ thuật của máy khởi động bị biến xấu: cháy rỗ tiếp điểm, chập đứt cuộn dây rơ le đóng mạch, mòn khớp một chiều hoặc mòn rãnh xoắn, mòn răng, gãy hoặc giảm độ cứng lò xo khớp khởi động. Phần cảm và phần ứng của máy khởi động cũng hư hỏng tương tự như máy phát điện một chiều.
Ngoài ra rơ le đóng mạch khởi động cũng hay hư hỏng, nếu đóng quá sớm sẽ gây ra va đập bánh răng khởi động và bánh đà, đóng quá muộn sẽ không vào khớp được, kẹt khớp, kẹt rãnh xoắn dính tiếp điểm rơ le đóng mạch, có thể gây cong trục, gãy khớp, cháy cuộn dây của máy khởi động.
b) Kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật
+ Kiểm tra ở chế độ không tải: chế độ này kiểm tra được sự làm việc của rơ le đóng mạch, các hư hỏng cơ khí: ổ đỡ rơ, đảo trục, sự vững chắc của cuộn dây rô to, chổi than, cổ góp, kiểm tra hiệu suất của máy.
Hình 4.3.18 giới thiệu sơ đồ kiểm tra máy khởi động ở chế độ không tải. Yêu cầu khi kiểm tra là ắc quy phải đủ điện áp.
Khi ắc quy đủ điện áp, máy khởi động còn tốt thông số kiểm tra phải đạt nđo không nhỏ hơn [n]t/c (số vòng quay đo được không nhỏ hơn số vòng quay tiêu chuẩn cho phép và Iđ không lớn hơn [I]t/c)
+ Kiểm tra máy khởi động ở chế độ hãm hoàn toàn (sơ đồ hình 4.3.19) chế độ này kiểm tra đặc tính cơ khí quá tải ngắn hạn của máy khởi động.
Ta đo mômen xoắn của máy khởi động so sánh với mômen xoắn tiêu chuẩn (khi hãm hoàn toàn) tương ứng với điện áp và dòng điện cung cấp đúng với định mức tức là:
Hình 4.3.18
Mđo không nhỏ hơn [M]t/c
Khi Uđo = Uđm, Iđ không lớn hơn [I]t/c
c) Bảo dưỡng máy khởi động
Công việc bảo dưỡng rô to và stato của máy khởi động giống bảo dưỡng rô to (phần ứng) và stato (phần cảm) của máy phát điện một chiều. Còn các công việc bảo dưỡng khác của máy khởi động chủ yếu là:
- Kiểm tra, điều chỉnh thời điểm đóng mạch của rơ le và sự vào ra khớp của bánh răng khởi động.
Để việc ra vào khớp được dễ dàng ta phải kiểm tra khe hở (a) khi bánh răng dịch chuyển tự do và khe hở (b) tương ứng với chiều dày của vành răng bánh đà so với thời điểm đóng mạch tiếp ủieồm chớnh nhử hỡnh 4.3.20.
Hình 4.3.19. Đo mômen xoắn máy khởi động.
1: máy khởi động; 2: cầu dao;
3: ampe kế; 4 biến trở; 5: vôn kế;
6: ắc quy; 7: cân lò xo; 8: cần hãm;
9: cần hãm ở vị trí hãm
Hình 4.3.20. 1: vít điều chỉnh; 2: khớp bản lề; 3: cần gài khớp khởi động.
Thông thường dịch chuyển hết bánh răng máy khởi động thì khe hở (a) (hình 4.3.20a) của hầu hết các loại máy khởi động từ (1,5 ÷ 3,5) mm, khe hở (b) (hình 4.3.20b) tương ứng với chiều dày vành bánh đà khoảng (14 ÷ 18) mm.
Nếu khe hở (a) không đúng tiêu chuẩn, ta tháo khớp bản lề (2) điều chỉnh vít (1) hoặc điều chỉnh bulông hạn chế hành trình. Khe nở (b) được điều chỉnh tương ứng với thời điểm tiếp điểm chính đã đóng mạch, điều chỉnh nhờ các tấm đệm có độ dày khác nhau, hình 4.3.20b
4.3.3.2. Các thiết bị khác
Các thiết bị khác như còi, đèn, cảm biến, các loại đồng hồ chỉ báo… thường bị lỏng các chổ bắt nối, han gỉ, cháy rỗ tiếp điểm, tụ bị giảm dung lượng, hoặc hư hỏng, cháy các rơ le còi, đèn báo rẽ, đứt dây, chạm mát… Trong quá trình xe chạy do rung, xóc độ chụm của đèn pha, cốt bị thay đổi… khi bảo dưỡng ta cần:
- Kiểm tra cường độ chiếu sáng của đèn, độ sáng xa, giao thoa ở giữa và hai bên đường… nhờ thiết bị chuyên dùng để kiểm tra, điều chỉnh đèn pha. CENTRAFARI hoặc HEADLYGH TESTER cuûa Italia.
- Còi điện được kiểm tra, điều chỉnh nhờ thiết bị đo rung động - Các cảm biến, rơ le được kiểm tra nhờ thiết bị hiện sóng
Những phần kiểm tra, điều chỉnh này được thực hiện ở các bài thí nghiệm chẩn đoán, bài thực hành ở phòng thí nghiệm chẩn đoán kỹ thuật.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng sun phát hoá ở các bản cực?
2. Hãy trình bày phương pháp kiểm tra rôto, stato của máy phát điện?
3. Hãy nêu những hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa động cơ xăng?
4. Trình bày phương pháp điều chỉnh góc đánh lửa sớm bằng ly tâm và chân không?