Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật các bộ phận

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 45 - 51)

4.2. CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GẦM Ô TÔ

4.2.3 Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh

4.2.3.2. Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật các bộ phận

Hành trình tự do của hệ thống phanh là độ rơ trong cả hệ thống phanh kể từ khi đạp lên bàn đạp phanh đến khi má phanh áp sát vào tang trống hoặc đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh

- Hành trình tự do nhỏ dễ gây bó phanh.

- Hành trình tự do lớn làm giảm hiệu quả phanh, tăng quãng đường phanh. Trong thời gian làm việc hành trình tự do ngày càng tăng

Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh của phanh dầu và phanh hơi tương tự như kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.

Hành trình tự do của phanh dầu khoảng: 8 – 14 mm Hành trình tự do của phanh hơi, khoảng: 15 – 25 mm

Ngoài ra định kỳ tra dầu, mỡ vào các khớp dẫn động kiểu cơ khí b) Kiểm tra khe hở giữa má phanh và tang trống

Khe hở giữa má phanh và tang trống có ảnh hưởng đến hành trình tự do và hiệu quả phanh, khả năng ổn định, dẫn hướng khi phanh. Khe hở giữa má phanh và tang trống được đo ở phía trên và phía dưới (cách đầu mút khoảng 15 ÷ 20 mm) của má phanh với tang trống nhờ căn lá (5) (hình 4.2.15) ở tang trống có khoét lỗ nhỏ để kiểm tra

Hình 4.2.14. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống.

1: cam lệch tâm; 2: tang trống; 3: má phanh; 4: guốc phanh; 5: căn lá; 6: chốt lệch taâm

Phanh không tự cường hóa khe hở phía trên khe hở phía dưới Đối với phanh dầu (0,2 ÷ 0,25) mm 0,12 mm

Đối với phanh hơi (0,4 ÷ 0,5) mm 0,2 mm

Nếu khe hở này khác nhau ở các bánh xe sẽ làm hiệu quả phanh của các bánh xe khác nhau gây hiện tượng phanh lệch làm mất ổn định dẫn hướng. Nếu khe hở không đều, trống phanh bị ô van sẽ làm phanh bị giật. Đối với cơ cấu phanh tự cường hóa khe hở phía trên, dưới như nhau.

c) Đối với dẫn động phanh dầu

* Kiểm tra mức dầu và bổ sung dầu trong bình chứa Mức dầu trong bình chứa nếu cao quá dễ trào gây lãng phí nếu thấp khi xe lên hoặc xuống dốc, đi trên đường xóc dễ làm lọt khí vào trong đường ống dẫn làm phanh không ăn. Mức dầu đo từ mặt thoáng đến lỗ đổ dầu là (15 ÷ 20)mm đo bằng thước (hình 4.2.16) nếu

thiếu bổ sung dầu phanh đúng chủng loại, mã hiệu, số lượng.

Hình 4.2.16

Trong ngăn chứa dầu phanh có một công tắc báo mực dầu khi bình chứa dầu thấp đến mức nguy hiểm thì đèn báo sẽ sáng lên để báo cho người lái xe biết

* Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống

- Điều chỉnh khe hở phía trên (xa tâm quay) nhờ xoay cam lệch tâm (1) hình 4.2.15 hoặc (11) hình 4.2.17.

- Điều chỉnh khe hở phía dưới (gần tay quay) nhờ xoay chốt lệch tâm (6) hình 4.2.16 hoặc (12) hình 4.2.18

- Đối với các loại phanh dầu cường hóa điều chỉnh nhờ xoay cam lệch tâm.

Đối với cơ cấu phanh tang trống có thể trong cùng một bánh xe hai má phanh có chiều dày tấm ma sát khác nhau cũng vẫn điều chỉnh đúng được khe hở theo yêu cầu.

Với cơ cấu phanh loại đĩa khe hở má phanh không cần điều chỉnh.

Hình 4.2.17. Cô caáu phanh daàu

1: đường ống dẫn; 2: xy lanh phụ; 3: vít xả gió; 4: đệm guốc phanh; 5: pít-tông xy lanh bánh xe; 6: lò xo hồi vị guốc phanh; 7: trống phanh; 8: guốc phanh; 9:

cuppen; 10: lò xo; 11: cam lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía trên; 12: chốt lệch tâm để điều chỉnh khe hơ phía dưới.

* Xả khí trong xy lanh bánh xe

Không khí lọt vào các đường ống đến các xy lanh bánh xe làm cho khi phanh xe phải đạp nhồi nhiều lần mới “ ăn” .

Ta tiến hành xả gió lẫn trong dầu theo trình tự:

- Một người ở phía dưới tháo nắp đậy nút vít xả không khí ở x lanh bánh xe.

Dùng một đoạn ống cao su trong suốt một đầu cắm vào nút xả này một đầu cắm vào bình chứa đựng khoảng 0,3 lít dầu phanh cùng loại đang sử dung trên xe.

- Một người ngồi trên ca bin nhồi bàn đạp phanh nhiều lần đến khi đạp cứng chân phanh và giữ nguyên.

- Người ngồi dưới nới vít xả gió 1/2 – 3/4 vòng sẽ thấy dầu và bọt khí chảy ra ở bình chứa. Đến khi nhìn thấy chỉ có

dầu chảy ra thì vặn chặt ốc xả người ngồi trên nhả chân phanh. Lặp lại các thao tác trên đến lúc không thấy bọt khí ra thì ta chuyển qua xả khí ở xy lanh phụ khác.

Có thể dùng thiết bị chuyên dùng và chỉ cần một người xả gió Hình 4.2.18. Xả không khí trong xy lanh bánh xe.

1: vít xả gió; 2: ống cao su 3: bình chứa dầu phanh d) Đối với dẫn động phanh hơi

* Điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống (hình 4.2.19)

Hình 4.2.19 cô caáu phanh hôi

1: má phanh; 2: lò xo hồi vị guốc phanh; 3: guốc phanh; 4: vòng hãm; 5: thanh nối; 6:

cam điều chỉnh má phanh; 7: bulông điều chỉnh liền với trục lệch tâm; 8: trục lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống

Điều chỉnh khe hở phía dưới tiến hành độc lập cho từng má phanh nhờ quay đầu bulông (7) sẽ xoay chốt lệch tâm (8) làm thay đổi khe hở phía dưới giữa má phanh và tang troáng.

* Điều chỉnh khe hở phía trên giữa má phanh và tang trống (hình 4.2.20) Điều chỉnh khe hở phía trên tiến hành đồng thời với cả hai guốc phanh

- Xoay trục vít (2) ren vít (3) quay, làm vành răng (4) quay, làm cho trục cam lắp then hoa với then phía trong của bánh răng quay làm cam (5) (hình 4.2.20) xoay đi một góc, hoặc đẩy hai guốc phanh đi ra (làm giảm khe hở) hoặc làm hai guốc phanh bị kéo sát vào (làm tăng khe hở) giữa má phanh và tang trống.

Với cơ cấu phanh hơi không thể điều chỉnh độc lập từng má phanh cho nên yêu cầu độ mòn của hai má phanh của cùng một cơ cấu phanh phải như nhau, mới có khe hở giữa má phanh và tang trống như nhau khi điều chỉnh.

Thông thường khi điều chỉnh khe hở người ta tiến hành như sau:

- Kích caàu xe leân

- Quay bánh xe ta tiến hành điều chỉnh: xoay chốt lệch tâm để bánh xe ngừng quay sau đó nới ra từ từ để

bánh xe quay được và không chạm sát má phanh là được; tiến hành điều chỉnh chốt lệch tâm của má phanh bên kia cũng tương tự.

Tiến hành điều chỉnh khe hở phía trên nhờ cam lệch tâm hoặc trục vít quay cam phanh cũng tương tự như điều chỉnh khe hở phía dưới. Hình 4.2.20

1: được làm liền với nhau tạo thành giá đở và đòn đẩy;

2: trục vít; 3: răng vít; 4: bánh răng; 5: trục cam lệch tâm

* Kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận của máy nén khí.

+ Kiểm tra, điều chỉnh bộ phận căng của dây đai dẫn động máy nén khí (giống kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai của bơm nước quạt gió…)

+ Kiểm tra, điều chỉnh van điều chỉnh áp suất.

Khi thấy áp suất trên đồng hồ báo hệ thống phanh bị giảm không bảo đảm thì ta phải điều chỉnh lại sức căng lò xo của van điều chỉnh áp suất.

-Vặn vào chụp có ren (1) để tăng sức căng lo xo (2) sẽ tăng được áp suất trong bình chứa. Khi điều chỉnh phải so sánh với áp suất lớn nhất cho phép trong bình chứa.

Hình 4.2.21. Van điều chỉnh áp suất

+ Kiểm tra độ kín ở các mặt phân cách của van

phân phối và bầu phanh bánh xe, các đầu nối bằng cách bôi nước xà phòng và quan sát.

+ Kiểm tra áp suất lớn nhất ở bầu phanh bánh xe khi phanh có thể quan sát trên đồng hồ đo áp suất của bầu phanh bánh xe khi phanh, hoặc dùng đồng hồ đo áp suất nối với đường khí nén vào bầu phanh. Khi đạp phanh và giữ nguyên chân phanh áp lực khoảng (4÷5) kg/cm2 (0,4÷0,5) MN/m2.

g) Kieồm tra, ủieàu chổnh phanh tay

Trên ô tô người ta đều bố trí phanh tay làm nhiệm vụ phanh khi xe đỗ hoặc hỗ trợ cho phanh chân trong trường hợp khẩn cấp. Phanh tay có nhiều dạng.

- Bố trí chung với cơ cấu phanh ở bánh xe.

- Bố trí ngay sau hộp số

Phanh tay thường được dẫn động bằng cơ khí (các đòn kéo, dây cáp…) cũng có trường hợp được dẫn động bằng không khí nén (phanh tay KAMAZ, IFA…).

Tùy theo kết cấu mà có các cách kiểm tra, điều chỉnh phanh tay khác nhau, khi điều chỉnh đúng các loại phanh tay phải đảm bảo kéo không quá ba phần tư hành trình hoặc 4-5 nấc trên bánh răng rẽ quạt thì phải có hiệu quả theo yêu cầu (đỗ được trên dốc 16% mà không bị trôi xe).

* Đối với loại phanh bố trí chung với cơ cấu phanh bánh xe chủ động (hình 4.2.22)

Với loại dẫn động này sau khi điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống ở phanh bánh xe ta điều chỉnh thêm phần dẫn động bằng cách: thay đổi chiều dài đòn kéo (6) bằng cách vặn bulông điều chỉnh (9) để thay đổi chiều dài cáp sẽ thay đổi hành trình làm việc của phanh tay.

Hình 4.2.22

1: tay phanh; 2: dây cáp dẫn động; 3: puly; 4: giá đở puly; 5,7: đòn dẫn động; 6: lò xo;

8: trục đòn kéo; 9: êcu điều chỉnh; 10: lò xo hồi vị; 11: dây cáp dẫn động đến các cơ cấu phanh bánh xe.

* Lọai phanh tay (cơ cấu phanh tang trống) bố trí ngay sau hộp số

Lọai phanh tay này được dùng rất nhiều trên các loại ô tô tải hiện nay, cấu tạo như hình 4.2.23

Kiểm tra, điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống giống kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu phanh của phanh dầu.

- Điều chỉnh khe hở phía trên và điều chỉnh hành trình phanh tay nhờ thay đổi vị trí các chốt nối (8) trên các lỗ của đòn kéo hình quạt (4) và chiều dài đòn dẫn động chữ U (5) và êcu hãm (6).

Còn các lọai phanh tay kiểu phanh dãi, phanh đĩa đều điều chỉnh nhờ các bulông ủieàu chổnh.

Hình 4.2.23. Dẫn động phanh cơ khí kiểu tang trống ở sau trục thứ cấp hộ số 1: trống phanh; 2: má phanh; 3: cam phanh; 4: đòn kéo hình quạt; 5: đòn dẫn động (tai chữ U);

6: êcu hãm; 7: trục ren đòn kéo; 8: chốt nối; cung răng; 10: cóc hãm; 11: tay phanh.

Sau khi kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận trong hệ thống phanh người ta tiến hành kiểm tra tổng hợp tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh trên băng thử tổng hợp. Băng thử kiểm tra được các thông số.

- Lực phanh ở mỗi bánh xe theo tải trọng tác dụng lên bánh xe.

- Độ chênh lệch lực phanh giữa các bánh xe và giữa các cầu.

- Độ ô van của các trống phanh.

- Lực tác dụng của phanh tay và độ dốc tương ứng (để xe không bị trôi).

- Lực tác dụng lên bàn đạp phanh.

- Thời gian tác dụng của phanh.

Với các loại phanh ABS cần phải kiểm tra sự làm việc của các cảm biến tốc độ tại bánh xe, sự tác dụng của bơm dầu và các van dầu của bộ phận điều khiển thủy lực ABS.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 4 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w